Bitcoin được xem là “tượng đài” trong thị trường crypto, khá khó khăn để các dự án “sinh sau đẻ muộn” vượt qua BTC. Có rất nhiều token tăng trưởng sau Bitcoin nhưng nổi bật nhất chính là Ethereum, token lớn thứ nhì về khối lượng giao dịch, vốn hóa thị trường và nhiều thứ khác.
Tính đến năm 2022, Ethereum đã gần 10 năm hình thành và phát triển, trải qua các cột mốc quan trọng, những lần tăng giá mạnh đến vài trăm phần trăm và các tiêu điểm khác. Mời mọi người cùng Coin98 điểm lại những dấu mốc của ETH qua bài viết sau.
Giới thiệu Ethereum (ETH)
Ethereum (còn gọi là Ether) được hình thành bởi Vitalik Buterin vào năm 2013, là sản phẩm có nhiều chức năng hơn so với mặt hạn chế của Bitcoin. Đây là smart contract platform tập trung vào việc phát triển ứng dụng phi tập trung (dApps), là nền tảng đầu tiên và lớn nhất cho phép các nhà phát triển xây dựng và tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs).
Buterin đã xuất bản whitepaper của Ethereum vào cuối năm đó, đưa ra giải pháp cho phép MasterCoin (nền tảng điện toán phân tán) hỗ trợ được nhiều smart contract hơn và xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps). Với tầm nhìn đó, Vitalik Buterin và các cộng sự đã huy động được 31,529 BTC (tầm 18 triệu USD vào thời điểm đó) để phát triển giao thức cốt lõi và tăng trưởng hệ sinh thái Ethereum.
Nhiều so sánh được đưa ra và cho rằng, Bitcoin vẫn hạn hẹp về nhiều tính năng. Thay vì chỉ tập trung vào hệ thống thanh toán ngang hàng (P2P), Ethereum lựa chọn trở thành nền tảng giúp các dApps phát triển, blockchain thiên về hướng lập trình và ứng dụng. Mọi người có thể tham khảo các điểm nổi bật của Ethereum như sau:
Ethereum theo nghĩa hẹp là chỉ về bộ giao thức xác định nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung, trung tâm là Ethereum Virtual Machine (EVM), là blockchain có thể lập trình và hỗ trợ nền tảng cho nhiều loại ứng dụng blockchain phi tập trung khác nhau, không giới hạn đặc biệt trong không gian crypto.
Ngoài ra, mọi người có thể tận dụng các hoạt động trong hệ sinh thái Ethereum như:
- Create a Currency: Tự tạo loại tiền tệ của riêng nhà phát triển trên blockchain Ethereum.
- Savings Wallet: Ví có khóa multiple và giới hạn rút nhằm bảo vệ tài sản trong ví.
- Financial Derivatives: Sử dụng đòn bẩy hoặc các phương pháp phòng ngừa rủi ro để bảo vệ tài sản khỏi biến động thị trường.
- Decentralized Organizations: Cho phép các nhóm/tổ chức hoạt động độc lập trên chuỗi khối Ether.
- Name Registration: Đăng ký tên và trang web của người dùng.
- Data storage: Dựa vào các node nên dữ liệu sẽ được lưu trữ và bảo mật, có thể khai thác kiếm tiền bằng cách cho thuê ổ cứng của bản thân.
7 sự kiện nổi bật nhất của Ethereum
Ra mắt Whitepaper (2013)
Ý tưởng về Ethereum được ra đời sau khi Vitalik Buterin rời đại học Waterloo và dành thời gian du lịch khắp thế giới, cụ thể ông tham gia vào các dự án tiền điện tử để học hỏi và khởi xướng nên Ethereum, nền tảng phi tập trung hiện tại.
Ethereum Whitepaper được Buterin viết ngay sau đó và “trình làng” vào cuối năm 2013. Ông định nghĩa về công nghệ, các nguyên tắc và ứng dụng Ethereum đem lại. Whitepaper ra mắt với tiêu đề “Nền tảng hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (dApps) thế hệ mới” (tháng 11 năm 2013).
Trong whitepaper có đề cập đến sự hợp tác giữa Buterin và tiến sĩ Gavin Woods, ông tham gia dự án với tư cách là CTO (Chief Technology Officer) người đóng góp chính về công nghệ cho Ethereum trong gần 2 năm. Woods là người phát minh ra ngôn ngữ lập trình Solidity contract & Serpent (7 ngôn ngữ lập trình) và xuất bản Yellow Paper (nội dung về kỹ thuật máy ảo EVM), là nguyên mẫu của nền tảng Ethereum.
Sau đó 1 năm, Ethereum đã tung ra native token đầu tiên mang tên ETH thông qua vòng chào bán cộng đồng ICO (Initial Coin Offering). Có khoảng 50 triệu token được bán (giá 0.31 USD/ETH) và nền tảng huy động được số vốn khoảng 18 triệu USD đầu tiên.
Ý nghĩa cốt lõi giai đoạn năm 2013: đánh dấu cho sự ra mắt Whitepaper của Ethereum, là tiền đề cho concept smart contract platform đầu tiên ra đời.
Ethereum mainnet & block reward: 5 ETH (2015)
Sau 18 tháng đầu tiên với nhiều mong đợi từ phía cộng đồng, Ethereum chính thức ra mắt mạng (mainnet).
Vào năm 2015, khối (block) đầu tiên của Ethereum được khai thác, cụ thể người dùng đã tạo và tải Ethereum Genesis block, đánh dấu sự ra đời của Frontier, bản phát hành đầu tiên của Ethereum. Đây là cột mốc lớn cho sự hình thành chính thức của Ethereum Blockchain – công nghệ dành cho mọi người và do cộng đồng xây dựng.
Khác với Bitcoin, Ethereum đóng vai trò là nguồn để thực hiện các giao dịch trên mạng, người dùng cần trả một lượng ETH để xác thực và có cơ hội nhận thưởng (ETH) khi đóng góp vào nền tảng. Trong những ngày đầu phát hành, còn gọi là giai đoạn “Thawing”, nguồn cung ether ở mức trung bình, block mới được thêm vào Ethereum sau mỗi 12 giây, block reward dành cho miner là 5 ETH mỗi block. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật (technical) Ethereum và Bitcoin còn được so sánh như sau:
Tầm nhìn của Ethereum là “world computer” (máy tính dành cho thế giới), chỉ thông qua việc trả phí bất kì ai cũng có thể lập trình. Ether không giới hạn không gian thời gian và lĩnh vực, mở rộng thế giới là mục tiêu của nền tảng.
Ý nghĩa cốt lõi giai đoạn năm 2015: khởi chạy Ethereum mạng chính thành công (mainnet) với block reward là 5 ETH, việc nâng cấp đã được đưa vào hoạt động chính thức, một tin vui đối với các thợ đào (miner) lúc bấy giờ.
The DAO hacked (2016)
DAO là tổ chức tự trị phi tập trung được ra mắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2016 trên blockchain Ethereum. DAO được thiết kế để bỏ phiếu về việc phân bổ các quỹ tập thể của The DAO cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Trong quá trình phát triển của bất cứ dự án nào cũng sẽ có những lần “mắc sai lầm”, Ethereum không ngoại lệ. Sau khi nền tảng huy động được số ether (ETH) trị giá gần 150 triệu USD từ hơn 11,000 nhà đầu tư (trong đợt bán token), DAO đã bị tấn công do lỗ hổng trong mạng lưới.
Hacker tấn công đã lấy mất 60 triệu USD giá trị ETH, sự thất bại của DAO không chỉ tổn thất đối với nhà đầu tư mà còn gây hậu quả nghiêm trọng cho mạng lưới Ethereum, vì DAO lưu trữ đến 14% số ether (ETH) được lưu hành thời điểm đó.
Ban đầu, Vitalik Buterin đã đề xuất soft fork nhưng không khả thi, các nhà phát triển mất rất nhiều thời gian để khôi phục và không phải tất cả đều đồng ý, có rất nhiều tranh cãi xảy ra trong cộng đồng Ethereum lúc bấy giờ. Cuối cùng, vào ngày 20/07/2016, tại khối (block) 192,000 Ethereum hard fork đã được thực hiện, tức là blockchain ban đầu bị chia thành hai khối riêng biệt gồm Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC).
Mặc dù số tiền đánh cắp từ đã được hoàn trả lại cho nhà đầu tư, nhưng hacker không bị mất hoàn toàn, số còn lại vẫn nằm trong ví trên chuỗi Ethereum Classic (ước tính trị giá khoảng 8.5 triệu USD). Sau vụ hack DAO gây chấn động này, Ethereum trở thành nền móng vững chắc trong blockchain, crypto và tài chính phi tập trung.
Túm lại, hard fork thực sự là điều cần thiết cho mạng lưới ether, đây là sự thay đổi giao thức Ethereum cơ bản, tạo ra các quy tắc mới để cải thiện hệ thống. Những thay đổi ấy sẽ được kích hoạt ở một số khối (block) cụ thể, giúp khóa các lỗ hổng cũ, nâng cấp hệ thống và bảo vệ nền tảng khỏi các tác nhân gây hại khác.
Ý nghĩa cốt lõi giai đoạn năm 2016: DAO bị tấn công đã làm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng Ethereum thời điểm đó, tác động mạnh làm dự án bị chia rẽ ra từng nhánh riêng, phải mất một thời gian dài để đội ngũ phát triển khắc phục và đưa nền tảng “vực dậy”.
Byzantium upgrade & block reward: 3 ETH (2017)
Gần cuối năm 2017, vượt qua khó khăn sau đợt hard fork năm ngoái, mạng Ethereum đã thực hiện việc nâng cấp phần mềm chuỗi khối Byzantium.
Thực tế, năm 2015 Ethereum đã giới thiệu Metropolis trong lộ trình ban đầu, nhưng tiến độ thực hiện khá chậm làm bản nâng cấp này bị chia thành hai giai đoạn là Byzantium và Constantinople (2019).
Byzantium là hard fork thứ 5 của Ethereum diễn ra tại block 4,370,000 với sự cập nhật của 9 bản đề xuất EIPs nhằm cải thiện các thuộc tính bảo mật, khả năng mở rộng và bảo mật của Ethereum.
Do được lên kế hoạch chi tiết nên khi ra mắt ít có diễn ra tranh cãi, bản nâng cấp được đồng thuận cùng nhiều thay đổi tích cực: bổ sung opcode ‘REVERT’, cho phép xử lý lỗi không tốn phí (EIP 140); biên nhận giao dịch (EIP 658); cùng nhiều EIPs khác như EIP-196 & EIP-197, EIP-198, EIP-211, EIP-214, EIP-100, EIP-649. Quan trọng hơn, hard fork sẽ giảm phát hành phần thưởng khối từ 5 ETH (ban đầu) xuống 3 ETH.
Có vài nhánh cũ trong đó không tương thích với Byzantium, các nhà phát triển Ethereum đã mất nhiều công sức cho đợt hard fork này. Tuy vậy không thể đánh giá thấp tầm quan trọng và ưu điểm của Byzantium, bản nâng cấp thứ 3 của mạng Ethereum trong lộ trình của nền tảng (roadmap).
Ý nghĩa cốt lõi giai đoạn năm 2017: bản nâng cấp Byzantium với block reward là 3 ETH giúp có tác dụng tối ưu hóa platform và giảm phát mạng, nhờ vậy economy được bền vững hơn.
Constantinople upgrade & block reward: 2 ETH (2019)
Vào tháng 12/2018, các nhà phát triển Ethereum đã quyết định nâng cấp mạng lưới. Bản nâng cấp có tên là Constantinople, chủ yếu giải quyết việc nâng cấp bảo trì và tối ưu hóa trong mạng lưới.
Tháng 01/2019, hard fork được thực hiện với số khối (block) 7,280,000, các tính năng có hiệu lực và người dùng được yêu cầu chuyển sang khối (block) mới để thực nghiệm. Sau khi được kích hoạt, Constantinople giúp giảm phát hành phần thưởng khối từ 3 ETH xuống 2 ETH, việc giảm phần thưởng khối sẽ tác động một phần các thợ đào (theo nhiều đánh giá khách quan).
Xét về tổng quan, hard fork Constantinople đánh dấu cho cột mốc trong quá trình chuyển đổi của ether từ Proof of Work sang Proof of Stake.
Ethereum Constantinople áp dụng chủ yếu các EIPs như EIP-1234, EIP-145, EIP-1052, EIP-1014, EIP-1283. Ngoài việc giảm phần thưởng khối xuống 2 ETH, hard fork này mang lại sự cải tiến về hiệu suất, tính chính xác và độ thực thi smart contract có chi phí thấp hơn, tăng hiệu suất xác minh các smart contract bên ngoài không gian chuỗi, cải thiện phí,..
Ý nghĩa cốt lõi giai đoạn năm 2019: nâng cấp Constantinople là một bước tiến giúp Ethereum lấy lại “chỗ đứng” trong DeFi, việc cập nhật bản hard fork này giúp tối ưu hóa platform và giảm phát mạng nhằm giúp economy bền vững hơn.
Giai đoạn tiền PoS: Staking deposit contract & Beacon Chain genesis (2020)
Sau nhiều năm nỗ lực và phát triển, nhà điều hành và sáng lập Buterin thông báo sẽ khởi chạy Ethereum 2.0 khi đạt được hai hoạt động gồm:
Thứ nhất, hợp đồng ký gửi, đặt cược (stake). Hoạt động thứ hai không kém phần quan trọng, đó là việc xác nhận chuỗi Beacon Chain tạo khối khởi đầu, yêu cầu có ít nhất 16,384 khối xác thực và 524,288 ETH staked.
Tất cả hoạt động trên đều diễn ra suôn sẻ, Ethereum 2.0 đã ra mắt thành công, giai đoạn đầu của quá trình nâng cấp Serenity của blockchain (còn gọi là giai đoạn 0). Bản cập nhật mới còn cho thấy ether đã dần dần chuyển sang cơ chế bằng chứng cổ phần PoS (Proof of Stake), đây được xem là giai đoạn tiền PoS trong quá trình phát triển Ethereum.
Vào ngày 05/11/2020, Buterin đã thông báo về việc phát hành hợp đồng ký gửi ETH2 trên Twitter cá nhân của mình. Cá nhân Vitalik đã gửi khoảng 3,200 ETH vào hợp đồng mới này, mở ra niềm vui cho vô số người tham gia trong cộng đồng Ethereum lúc bấy giờ.
Ưu điểm của sự cập nhật này chính là việc người dùng sẽ được hưởng lợi từ nền tảng, cụ thể mọi người có thể tham gia trở thành validator (người xác thực) cung cấp bảo mật cho mạng, bằng cách đặt cược (stake) tối thiểu 32 ETH để nhận về lãi suất. Ngoài ra, đây được xem là bản nâng cấp hoàn thiện nhất kể từ năm 2015 (sau đợt mainnet).
Ý nghĩa cốt lõi giai đoạn năm 2020: triển khai staking deposit contract và Beacon Chain genesis là bước tạo tiền đề quan trọng cho việc chuyển sang bằng chứng cổ phần (PoS – Proof of Stake).
Năm 2021 – London (nâng cấp EIP-1559)
Ethereum London Upgrade là một đợt hard fork giới thiệu hai đề xuất cải tiến Ethereum (EIP) mới, với việc phát hành Ethereum 2.0 (Serenity) được lên kế hoạch vào năm 2022, bản cập nhật London chuẩn bị cho việc chuyển sang Proof of Stake.
Thay đổi đáng kể nhất là phí giao dịch, bao gồm cơ chế giảm phát mới. Trước đây, người dùng tham gia đấu giá để trả gas fee, miner sẽ ưu tiên các giao dịch dựa trên phí được thêm vào, và sử dụng phí làm phần thưởng cho việc thêm nó vào một khối (block). Hard fork được triển khai, mỗi khối sẽ có một khoản phí cố định, và khoản khí này sẽ bị đốt (burn) khỏi lưu thông. Sự thay đổi này là kết quả của EIP-1559, trong bản cập nhật London cùng với EIP-3238.
Ưu điểm lớn nhất sau đợt nâng cấp nhằm giúp hạn chế tình trạng giảm phát, cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tự động hóa hệ thống giá thầu.
Tính đến đầu năm 2022, đã có hơn 2 tỷ USD trong ETH bị đốt kể từ sau khi triển khai Ethereum London hard fork. Việc làm này giúp hệ sinh thái phát triển tự nhiên và chống lại tỷ lệ lạm phát trong công tác khai thác (mining).
Ý nghĩa cốt lõi giai đoạn năm 2021: nhằm giúp cải thiện nền kinh tế của Ethereum bền vững hơn, thông qua việc đốt (burn) token một phần phí giao dịch của người dùng. Ngoài ra, còn hỗ trợ giảm phát trong nền tảng hạn chế các tác nhân tham nhũng.
Ethereum sẽ có những diễn biến gì trong năm 2022?
Theo thông báo mới nhất từ phía nhà phát triển, dự kiến trong năm 2022 Ethereum Mainnet hiện tại sẽ hợp nhất với hệ thống bằng chứng cổ phần Beacon Chain, mang tên là “The merg”.
Một vài tiêu điểm cho sự kiện mới này là đánh dấu cho sự kết thúc của PoW và quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang việc thuật toán đồng thuận PoS. Tạo tiền đề cho các nâng cấp mở rộng trong tương lai bao gồm cả sharding. Mục tiêu cuối cùng là giảm năng lượng tiêu thụ của Ethereum xuống xấp xỉ 99,95%.
Vào ngày 06/05, thử nghiệm The Merge Ethereum Mainnet lần thứ 3 đã thành công. Kế hoạch tiếp theo sẽ ra mắt testnet của The Merge. Nếu không vấn đề gì xảy ra, sự kiện The Merge sẽ diễn ra sau đó. Theo nhiều nhà phát triển của Ethereum dự đoán, “The Merge” có thể diễn ra vào cuối Q3/2022, dự kiến ra mắt vào tháng 09/2022.
Nhiều đánh giá, “The merge” sẽ mang tính lịch sử tiếp theo của Ethereum, nhưng các nhà phát triển của Ethereum đang khá thận trọng cho quyết định này, bởi sự lớn mạnh của ether platform cũng như lượng TVL.
Kết luận
Sự kiện “The merge” đang được cộng đồng quan tâm, nhưng với bối cảnh kinh tế hiện tại nếu sự nâng cấp này không thành công, sẽ rất dễ tạo lỗ hổng và ảnh hưởng đến toàn crypto.
Trong mỗi cột mốc của Ethereum, có lúc thăng lúc trầm nhưng chặng đường ấy đã mang về cho Ethereum chỗ đứng vững chắc trong thị trường. Hy vọng qua các thông tin trên mọi người sẽ hiểu thêm về những giai đoạn hình thành và phát triển của ETH, từ đó củng cố kiến thức đầu tư cho bản thân.