Trending

Có nhiều người cho rằng việc thị trường lên xuống là điều hiển nhiên, nguyên nhân đằng sau có thể là sự điều phối của cá voi, cá mập hoặc các đội làm giá, và tin tức đưa ra để hợp lý hóa chúng. Vậy làm sao để nắm bắt được xu hướng, nhịp của thị trường? Bài viết sau mình sẽ chia sẻ đến anh em các tip (mẹo) để Follow và bám sát thị trường hơn, mời anh em đọc bài viết sau.

Vì sao cần phải “follow” thị trường Crypto?

Việc follow thị trường ở đây là quan sát các thông số, on-chain, những dữ liệu khác trong thị trường như tỷ lệ thanh lý, phần trăm biến động của coin, token trong ngày. Nếu anh em là người quan tâm về crypto, muốn đầu tư một vài dự án nào đó thì việc theo dõi thị trường sẽ giúp anh em biết được các yếu tố sau:

  • Trend (còn gọi là xu thế): Là xu hướng hay hành vi chung mà một nhóm, một bộ phận nồng nhiệt hưởng ứng. Ở đây chúng ta có trend trong năm 2021 là meme coin, NFT, DeFi, Web 3.0, và hiện tại là xu hướng về các hệ sinh thái mới phát triển khác (Cosmos, Starknet, ZKSync,…)
  • Market Sentiment (tâm lý thị trường): Thể hiện thái độ chung của các nhà đầu tư về market, thuật ngữ này được dùng nhiều cho nhiều loại thị trường tài chính. Một vài nhận định khác cho rằng, giá tăng thì cho thấy cảm tính thị trường (nhà đầu tư) tăng và ngược lại.
  • Money Flow (dòng tiền): Được tính bằng trung bình giá cao thấp (đóng và mở cửa) nhân với khối lượng hằng ngày. Dòng tiền dương có nghĩa là tích cực và ngược lại. Đội ngũ Coin98 cũng từng có bài Podcast để phân tích về dòng tiền trong vi mô và dòng tiền trong vĩ mô, anh em có thể tham khảo nhé!

5 cách Follow thị trường Crypto

Cách 1: Theo dõi các diễn đàn trong Crypto

Nếu anh em là một người hoàn toàn mới khi bước vào thị trường thì điều gì anh em sẽ tìm kiếm điều gì đầu tiên?

Cách đây không lâu mình cũng từng có bài viết về cách tìm hidden gem trên Twitter chi tiết, đấy là một trong số những việc mà mình research hằng ngày. Twitter, Telegram, Discord, Youtube,… là một trong các diễn đàn mình muốn đề cập tới.

Đại đa số mọi người sẽ đi theo xu hướng, hoặc một dự án được đánh giá cao. Vậy làm sao để chúng ta đánh giá được dự án đó mà không cần phải đi sau nhận định của người khác? Tất cả là dựa vào việc tìm hiểu chi tiết về dự án, theo dõi tất cả các trang truyền thông chính thức từ dự án mà anh em đang quan tâm.

Tôi sẽ được lợi gì khi theo dõi các kênh đó? Lợi ích anh em nhận được ở đây là insights thực sự từ dự án, các hoạch định mới (roadmap), cơ hội (airdrop, incentive, retroactive) từ đó. Nói đúng hơn là một lợi ích dài hạn (long-term).

Mình sẽ lấy một ví dụ từ chính một researcher Duy Nguyễn, bạn ấy đã từng là một anh grab vốn từ con số 0 và đến cơ hội trúng một kèo lãi x3, 4 tài khoản nhờ vào việc “lượn lờ” trên Youtube. Hay câu chuyện của một bạn trẻ đi từ $350 lên $20K chỉ sau một tháng làm Testnet.

Điểm chung của các bạn ấy đều là theo dõi thị trường qua các diễn đàn, cổng thông tin từ dự án hoặc từ các KOLs khác.

Ngoài ra mình sẽ gợi ý đến anh em vài trang tổng hợp các tin tức về thị trường uy tín như:

  • Cổng điện tử: Telegram, Twitter, Facebook, Discord.
  • Trang web cập nhật tin tức: Coindesk, Medium, Bloomberg, Forbes, The Block,…
  • Các aggregator on-chain khác: Coingecko, Coinmarketcap, Cryptoquant, Coinglass, Coin98 Markets, Debank, DefiLlama, DeFi Dashboard,…

Cách 2: Theo dấu chân “Cá” (Quỹ đầu tư)

Theo dấu chân cá là thuật ngữ chuyên dụng của nhiều anh em trong cộng đồng, thể hiện việc lần dò việc đầu tư của các “ông lớn”. Các ông lớn mình muốn đề cập là các quỹ đầu tư, tổ chức đầu tư và những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác.

Mỗi ngày sẽ có rất nhiều dự án kêu gọi vốn với nhiều mục đích và mục tiêu chung là phát triển nền tảng, đa phần các dự án gọi vốn thường là dự án mới hoặc đang trong quá trình xây dựng, và tất nhiên những dự án thế này sẽ có rất nhiều tiềm năng dành cho nhà đầu tư.

Tuy vậy, các dự án mới sẽ cần khá nhiều vốn trong quá trình hình thành, vì thế họ thường mở các vòng gọi vốn từ nhiều quỹ khác nhau, để theo dõi các dự án đó đã huy động bao nhiêu, các quỹ gì đứng sau đó thì anh em cần theo dõi các infographic, bài viết về chúng, theo dõi các on-chain,…

Vậy làm thế nào để theo dõi các Quỹ đầu tư?

Nếu anh em theo dõi Coin98 thì đội ngũ researcher của Coin98 có series chuyên biệt mang tên Fundraising Spotlights – các cập nhật tổng quan về thị trường gọi vốn hàng tuần với các dự án được chia theo categories khác nhau.

Ngoài ra, để chủ động theo dõi các hoạt động khác trong thị trường, anh em có thể theo dõi thêm các trang web thống kê dữ liệu như Dovemetrics, Chainbroker và Crunchbase. Anh em lưu ý là các thông tin gọi vốn để chúng ta phân loại được nhóm các dự án không phải là yếu tố quyết định để lựa chọn đầu tư.

Cách 3: Quan sát hoạt động của các KOLs

Thuật ngữ KOL là từ viết tắt của (Key Opinion Leader) tức những người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó. Thường những gì KOL chia sẻ, những nhận định từ họ sẽ có tác động ít nhiều đến quyết định, hành vi hoặc quan điểm của người theo dõi (người hâm mộ).

Nói cách khác, những KOL sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng (cụ thể là lĩnh vực thuộc chuyên môn của họ). Sẽ có 3 nhóm KOL chính như:

  • Celebrity: Những người nổi tiếng như các nghệ sĩ.
  • Influencer: Những người truyền cảm hứng bằng việc chia sẻ thông tin.
  • Mass Seeder: Người có sự ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ hơn hai nhóm trên.

Như nhiều anh em biết thì trong crypto sẽ có một nhóm/ người có sức ảnh hưởng nhất định, và đa phần thì các lời nói, hành động của họ sẽ tác động ít nhiều đến market, cụ thể hơn là giá trị của coin/ dự án. Một vài nhân vật nổi tiếng mình muốn đề cập như sau:

Changpeng Zhao (CZ) – người sáng lập và CEO của Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch.

Ngoài ra, anh em có thể theo dõi thêm các tỷ phú khác qua Twitter của họ, mình có đề xuất bên dưới, anh em cùng tham khảo:

  • Roham Gharegozlou – CEO của Dapper Labs.
  • Jack Mallers – nhà sáng lập và điều hành Strike.
  • Andre Cronje – Founder của Yearn Finance.
  • Elon Reeve Musk FRS – Doanh nhân, người sáng lập điều hành của nhiều thương hiệu nổi tiếng như PayPal, Tesla, SpaceX,… và cũng là người tiên phong ủng hộ Dogecoin.
  • Nguyen Thanh Trung – CEO của gaming Play-to-Earn Axie Infinity.
  • Le Thanh – Founder của Coin98.

Và còn nhiều KOL khác, mẹo nhỏ anh em có thể lên Twitter bấm theo dõi họ thì sẽ được bot đề xuất thêm nhiều nhân vật khác.

Cách 4: Cập nhật tổng quan hệ sinh thái

Sau khi anh em theo dõi các dự án, các nhân vật có tiếng nói trong crypto thì để bám sát và đi sâu hơn thì việc theo dõi các cập nhật hệ sinh thái là điều cần phải có. Thông thường, những thông tin đến từ các mảnh ghép mới trên hệ, việc tích hợp với các dự án đối tác,… đều sẽ được cập nhật.

Đầu tiên, anh em cần xác định hệ sinh thái sẽ theo dõi, để không bỏ lỡ thông tin cũng như cơ hội anh em hãy tạo cho mình sheet quản lý tổng quan để quan sát. Phần này mình đã có hướng dẫn chi tiết trong bài tìm hidden gem trên twitter, anh em có thể xem lại trong link trên.

  • Hệ sinh thái Solana (SOL) với Solanians.
  • Hệ sinh thái Terra (LUNA) với Terrians.
  • Hệ sinh thái Near (NEAR) với Nearians.
  • Hệ sinh thái Dfinity (ICP) với Dfinians.
  • Hệ sinh thái Cardano (ADA) với Cardians.
  • Hệ sinh thái Avalanche (AVAX) với Avaxians.
  • Hệ sinh thái Fantom (FTM) với Fantomians.
  • Hệ sinh thái Fantom (BNB Chain) với World of Binancians.

Cách 5: Quan sát các số liệu On-chain

Dữ liệu on-chain là những số liệu nằm trên blockchain và nó phản ánh các dữ liệu về block (thời gian, phí, miner,…) cũng như các hành động tương tác smart contract (add liquidity,…) trong chuỗi khối.

Vì các giao dịch diễn ra sẽ được xác minh bởi các Node và cập nhật vào mạng lưới, đồng thời các blockchain là một mạng lưới Decentralized (phi tập trung) nên các hoạt động sẽ dựa trên nhiều Node, như Bitcoin có đến 11,558 nodes, Ethereum thì có hơn 8,000 nodes, dữ liệu được chia sẻ rộng khắp, nên không ai có thể thao túng, sửa đổi được nguồn dữ liệu này.

Ưu điểm của việc phân tích dữ liệu On-chain sẽ giúp anh em:

  • Có được thông tin chính xác nhất đang được diễn ra trong thị trường.
  • Theo dõi các hành vi trên thị trường lúc bấy giờ.
  • Giúp dự phóng và đưa ra các quyết định đầu tư.

Nhược điểm và cũng là những lưu ý khi anh em phân tích dữ liệu:

  • Vì đây là một công cụ chuyên sâu nên đòi hỏi người dùng có kiến thức cũng như sự đánh giá khi cập nhật dữ liệu.
  • Cần so sánh thông tin, số liệu từ nhiều nguồn On-chain khác nhau trước khi đưa ra kết quả/ đánh giá cuối cùng.
  • Đối với các dữ liệu từ Website của dự án nhiều khi các con số sẽ không chuẩn xác hoàn toàn, anh em có thể kiểm tra lại trên các trình Explorer của blockchain trước khi tham khảo.
  • Cập nhật thông tin thường xuyên, do thị trường sẽ thay đổi liên tục vì thế anh em hãy thường xuyên cập nhật bằng cách tải lại trang hoặc so sánh dữ liệu với các công cụ on-chain khác.

Tổng kết

Hy vọng với 5 cách theo dõi thị trường mình chia sẻ trên sẽ giúp anh em (newbie) phần nào xác định được những việc cần và sẽ làm khi tham gia crypto. Tuy nhiên khi tham gia đầu tư vào một dự án bất kỳ còn nhiều yếu tố khác anh em nên lưu tâm, quan trọng nhất vẫn là tâm lý của người đầu tư.

Các công cụ trên là lý thuyết giúp anh em phân tích nhưng quyết định là của anh em, hãy tìm hiểu kỹ dự án trước khi hành động anh em nhé! Chúc anh em gặt hái thật nhiều thành công, hẹn gặp lại anh em ở chủ đề top 5 tiếp theo.

bài viết liên quan