Hiệu ứng Bandwagon là gì?
Bandwagon là một hiện tượng tâm lý trong đó mọi người làm điều gì đó chủ yếu bởi vì những người khác đang làm điều đó, bất kể niềm tin của họ, đây có thể xem là một hành vi bắt chước một cách vô thức. Xu hướng này của mọi người nhằm sắp xếp niềm tin và hành vi của họ với của một nhóm.
Hiện tượng này còn có tên khác là Tâm lý bầy đàn hay Hiệu ứng đoàn tàu.
Nhìn chung, hiệu ứng Bandwagon phát sinh từ các yếu tố tâm lý, xã hội học và ở một mức độ nào đó là các yếu tố kinh tế. Hiệu ứng bandwagon tràn ngập trong nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ thị trường chứng khoán, đến xu hướng quần áo, cho đến quần áo fandom trong thể thể thao,…
Lịch sử ra đời của hiệu ứng Bandwagon
Vào năm 1848, một nghệ sĩ giải trí tên Dan Rice đã đi du lịch khắp đất nước để vận động chính trị cho Tổng thống Zachary Taylor.
Đoàn xe của Rice là trung tâm của chiến dịch của Zachary Taylor, Rice đã khuyến khích những người trong đám đông “nhảy lên đoàn tàu” và ủng hộ Taylor. Và khi thấy có nhiều người lên đoàn tàu, những người khác cũng bắt đầu làm theo dù không biết chuyện gì đang diễn ra.
Sau khi chiến dịch thành công, việc Taylor đắc cử tổng thống khiến cho các chính trị gia sau này sử dụng đoàn tàu trong các chiến dịch tranh cử của họ với hy vọng có kết quả tương tự.
Vào đầu thế kỉ 20, các đoàn tàu được sử dụng rất phổ biến trong các chiến dịch vận động chính trị, nó đã trở thành một từ ngữ mang tính chỉ trích để mô tả hiện tượng xã hội muốn trở thành một phần của đám đông, kể cả khi nó đi ngược lại với những nguyên tắc hoặc niềm tin của họ.
Tính hai mặt của hiệu ứng Bandwagon
Ở một mức độ nào đó, hiệu ứng Bandwagon là một khuynh hướng có lợi và hữu ích, nếu các quyết định tiêu dùng và sở thích của người khác cũng tương tự như họ và họ có thông tin chính xác về chất lượng tương đối của hàng tiêu dùng định mua.
Ở khía cạnh kinh tế, một số hiệu ứng bandwagon cho phép mọi người tiết kiệm chi phí thu thập thông tin bằng cách dựa vào kiến thức và ý kiến của những người khác.
Ví dụ, bạn bước vào một quán ăn mới và không biết chọn món ăn nào vì có quá nhiều món trong menu, nhưng những gợi ý dựa án việc “món ăn nào được nhiều người dùng gọi nhất” có thể là một gợi ý cho bạn trong quá trình gọi món ăn.
Mặc khác, Hiệu ứng Bandwagon cũng cho thấy được một sự bất cập – điều gì tốt cho số đông, có thể sẽ không tốt cho bạn. Đồng thời không có một cách tiếp cận chung nào phù hợp cho mỗi người, cho nên việc đưa ra quyết định và hành vi không dựa trên các chuẩn mực được xã hội chấp nhận có thể gây bất lợi cho chính bạn trong một vài trường hợp nhất định.
Ứng dụng của Bandwagon trong các lĩnh vực
Như mình có đề cập ở đầu bài viết, hiệu ứng bandwagon hay còn gọi là tâm lý bầy đàn xuất hiện khá nhiều xung quanh cuộc sống của ta và được ứng dụng khá nhiều trong đời sống thực tế:
Ứng dụng trong Crypto: Nhiều nhà giao dịch hoặc holder trong thị trường tiền điện tử thường bị ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng trong cộng đồng (hay còn gọi là KOL), có nghĩa là họ sẽ hold những đồng Coin & Token nhất định sau khi được những KOL này kêu gọi. Vì vậy, các KOL rất chú trọng trong việc xây dựng cộng đồng cho mình. Khi cộng đồng lớn mạnh hơn thì tiếng nói của họ sẽ có uy tín hơn.
Ứng dụng trong ngành tiêu dùng Thực phẩm & Đồ uống: Người mua hàng lần đầu thường sẽ chọn những sản phẩm của thương hiệu mà họ thấy có ít hàng ở trên kệ. Vì họ nghĩ rằng còn ít hàng tức là có nhiều người mua. Như vậy là hàng sẽ có chất lượng tốt.
Một ví dụ khác chắc các bạn sẽ quen thuộc hơn, trong menu của ở một số quán bán ăn uống thường có những loại “Best seller”, lúc này khi lựa chọn, chúng ta sẽ có xu hướng chọn những loại có dòng chữ này vì nghĩ rằng nó ngon nên nhiều người mới mua.
Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang: Nhiều người bị ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng và văn hóa đại chúng, có nghĩa là họ áp dụng một phong cách thời trang nhất định sau khi họ nhìn thấy những ngôi sao, thần tượng yêu thích của họ. Đây là cơ hội tuyệt vời để một số hãng thời trang gia tăng doanh số.
Ứng dụng trong lĩnh vực âm nhạc: Một khi nghệ sĩ gia nhập ngành công nghiệp âm nhạc, sự nổi tiếng về âm nhạc của họ sẽ tăng vọt khi ngày càng có nhiều người bắt đầu nghe các bài hát của họ, giới thiệu hoặc chia sẻ âm nhạc của họ trên các nền tảng xã hội.
Ứng dụng trong social media: Ví dụ tiêu biểu là TikTok, khi số lượng người bắt đầu sử dụng mạng này ngày càng tăng, các cá nhân khác cũng nhảy vào và sử dụng nó.
Tổng kết
Mình hy vọng các nội dung này sẽ giúp các bạn có thể nắm bắt được những thông tin tổng quan về hiệu ứng Bandwagon là gì, cũng như các ứng dụng của hiệu ứng Bandwagon trong đời sống thực tế.