Trending

Phân tích 1 dự án Crypto có tiềm năng hay không thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ con người, bài toán kinh doanh, tokenomic,… Nhưng nhìn chung, với người viết là 1 người đang hoạt động trong ngành Marketing. Một dự án có thể research theo chiến lược Marketing mix 7P. Trong đó các mục quan trọng nhất bao gồm:

  • Sản phẩm (Product)
  • Con người (People)
  • Giá cả (Price)
  • Quảng bá hay quảng cáo (Promotion)

Bất kỳ 1 dự án nào nếu hội tủ đủ và tốt 4 yếu tố này thì đều có 1 tương lai sáng lạn. Tuy nhiên, với ngành Crypto còn nhiều bơm thổi này theo tôi không nhất thiết cần hội tụ đủ 4 yếu tố mới có thể phát triển đc. Dưới đây là kinh nghiệm research theo 4P mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho research dự án nhé.

SẢN PHẨM (PRODUCT)

  • Là yếu tố quan trọng nhất của 1 dự án trong thị trường truyền thống. Quyết định đến sống còn tới khả năng sống còn của doanh nghiệp. Vì sản phẩm đó phải đáp ứng được những nhu cầu. Hay là những mong muốn cụ thể của nhóm khách hàng đó. Nhưng trong thị trường crypto theo mình đây lại là yếu tố kém quan trọng nhất.
  • Đơn giản là sản phẩm trong thị trường crypto thông thường chỉ giải quyết đc hầu hết là 1 ngách nhỏ. Hoặc phát triển từ những thứ sẵn có theo kiểu bình mới rượu cũ hoặc nhiều khi là chả có gì cả. Do đó tính thực tiễn ảnh hưởng tới đời sống con người ở thời điểm hiện tại là rất hạn chế.
  • Ngoài ra, sản phẩm trong ngành này hầu hết đều bị bỏ lại rất nhanh. Chỉ cần 1 2 tháng lại ra tin về 1 sản phẩm mới nổi trội là điều bình thường.

Vậy nên ở yếu tố sản phẩm này, người research chỉ cần biết được những thông tin cơ bản của sản phẩm. Doanh thu dự án đã có hay chưa (Nếu là dự án cũ). Thuộc chain nào và đáp ứng được vấn đề gì để so với các đối thủ cùng bài toán. Và hướng phân khúc (Thị phần có thể chiếm được khi dự án phát triển).

CON NGƯỜI (People)

  • Yếu tố con người đến thời điểm hiện tại trong thị trường là yếu tố tối quan trọng. Và được nhiều người dùng để dự án đánh giá ngon hay dởm nhất. Con người ở đây có thể bao gồm thành viên trong đội ngũ dự án, Backer và người đại diện hay nhân vật bảo hộ hình ảnh.
  • Thông qua yếu tố này, Investor cần research về: cách đội ngũ founder xây dựng chiến lược sản phẩm (Roadmap, hướng tiếp cận).
  • Backer và MM là yếu tố cần được phân tích kỹ lưỡng. Xác định Backer đó là ông kẹ của mảng nào (Như Animoca Brand thì chuyên đánh NFT, Gaming và Metaverse) từ đó có thể lọc kỹ hơn những dự án tiềm năng. Ngoài ra, cần xác định xem những ông kẹ này tham gia dự án đến đâu cũng là 1 điều cần chú ý. Ví dụ như có 1 số dự án họ đầu tư từ vòng Seed Round và tiếp tục đầu tư ở những vòng sau nữa thì chứng tỏ dự án phát triển tốt. Team hoạt động mạnh thì có thể cân nhắc đầu tư.
  • Những dự án có quỹ lớn cam kết lock trong 180 ngày đổ lên cũng là 1 điểm cộng. Khi mà đó sẽ thể hiện được tính cam kết với dự án.
  • Ngoài ra 1 số dự án cũng có người bảo hộ hình ảnh hoặc Advisor. Nhằm xây dựng dự án đi lâu dài sẽ là 1 điểm cộng lớn cần cân nhắc.

GIÁ CẢ (PRICE)

Ở đây có thể gọi là giá của token và vốn hóa của chúng. Đây là yếu tố mình đánh giá là quan trọng nhất trong 4 yếu tố này vì cơ bản chúng ta đầu tư vì tiền. Do đó nếu giá cao hơn giá trị dự phóng thì không mua để đảm bảo an toàn. Giá trị dự phóng ở đây có thể xác định và so sánh theo đối thủ cùng định hướng sản phẩm, cùng ngách và phân khúc (Như ARB với OP, Dex Joe – Avax và Ray – SOL) hoặc đối chiếu với các đối thủ từ mùa trước.

Lưu ý: 1 số dự án từ cỡ vừa đến nhỏ hiện nay hầu hết đều chỉ được xây dựng mang tính bề nổi. Chủ yếu làm hình ảnh thu hút nhà đầu tư và các quỹ. Sau khi quá trình gọi vốn thành công sẽ không còn đi theo đúng định hướng cam kết ban đầu.

QUẢNG BÁ (PROMOTION)

Và yếu tố cuối cùng trong danh sách này là quảng bá. 1 dự án crypto khi ra mắt tùy vào tình hình thị trường và phân khúc sẽ lên plan truyền thông khác nhau.

  1. Dưới đây là ví dụ 1 quy trình tiếp cận thông tin của người dùng đến các dự án lớn:

Các trang investing cập nhật quỹ dự án -> insider và báo lớn lấy thông tin (nước ngoài) -> KOL và Community lớn (Nước ngoài) -> Top KOL và Community trong nước -> Các KOL nhỏ chia theo phân khúc -> Người chơi.

  1. Quy trình các dự án nhỏ làm truyền thông

Các dự án nhỏ hiện nay hầu hết đều dùng KOL và Influencer là nhân vật chủ chốt trong chiến lược truyền thông của mình. Các dự án sẽ booking KOL trong 1 khu vực nhất định. Thông qua đó tiếp cận đến người dùng. Quy trình làm truyền thông của dự án lớn và bé rất khác nhau. Các dự án cỡ vừa đến to cần rất lâu thời gian để có thể hút user đến dự án. Vì cần lên kế hoạch từng khâu khác nhau chứ không chỉ quảng bá sản phẩm.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ dưới góc nhìn cá nhân của người viết. Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm 1 góc nhìn thú vị mới trong hành trinh đầu tư của mình. Ghé qua Dexnew để có thêm nhiều insight thú vị khác nhé!

Và cuối cùng, hãy tham gia Premium và truy cập website Coinviet.net để cùng nhau thành triệu phú nhé!

bài viết liên quan