Trending

Nhìn lại 2021 có thể nói là một năm thực sự bùng nổ đối với thị trường tiền điện tử nói chung và DeFi nói riêng. Lượng TVL trên các hệ sinh thái gia tăng mạnh mẽ không chỉ ở Ethereum như trước mà còn là ở rất nhiều hệ sinh thái khác nhau. DeFi đang từng bước thu hút nhiều người dùng hơn thông qua việc mở ra kỷ nguyên tài chính mới nơi mọi dịch vụ tài chính được thực hiện P2P và đảm bảo bởi các Smart Contract.

Các DEX được coi như là một mảnh ghép không thể thiếu để thu hút người dùng trong một hệ sinh thái, sự phát triển mạnh mẽ của DeFi trong 2021 đã đẩy khối lượng giao dịch của các DEX lên đến con số hàng chục tỷ USD mỗi tháng như Uniswap, Sushiswap,.. và đỉnh điểm tổng khối lượng giao dịch của các DEX đã lên tới hơn 162 tỷ USD vào tháng 5/2021. Một trong những yếu tố chính góp phần tạo nên sự bùng nổ đó chính là việc sử dụng cơ chế AMM của các DEX.

Vậy AMM là gì? Tại sao nhiều người lại coi nó như là lĩnh vực đã mở ra cánh cổng DeFi cho thế giới Crypto. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tổng quan, vai trò, đặc điểm và cả tiềm năng phát triển của AMM trong tương lai. 

AMM là gì? Tổng quan về AMM

Market Maker (MM)

Trước khi tìm hiểu và đi sâu hơn về AMM và cơ chế hoạt động của nó, mình sẽ nói qua về một thuật ngữ mà có thể nhiều anh trong thị trường Crypto nói riêng và tài chính nói chung có thể đã nghe qua, đó là Market Maker. Trong thị trường tài chính truyền thống,  Market Maker được xem như những nhà tạo lập thị trường, cung cấp các dịch vụ và tạo thanh khoản trên thị trường, đây có thể là các cá nhân hoặc công ty môi giới,… 

Lúc này vai trò chính của các MM sẽ là cung cấp thanh khoản cho các giao dịch, đặc biệt là những giao dịch với số lượng lớn. Chính sự tham gia của các MM đã góp phần duy trì thanh khoản và sự linh hoạt của một loại tài sản như cổ phiếu, tiền điện tử,… qua đó thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều nhà đầu tư đối với tài sản đó.

Trong thị trường Crypto cũng tương tự, đối với các CEX để tránh việc trượt giá xảy ra khi thị trường có tính thanh khoản thấp và đảm bảo sự linh hoạt trong hệ thống giao dịch, họ thường vào các Trader chuyên nghiệp hoặc các tổ chức tài chính để cung cấp thanh khoản cho các giao dịch. Như vậy ta có thể hình dung một điều rằng các bên cung cấp thanh khoản sẽ đóng vai trò là các Market Maker, hay nói cách khác ta có thể hiểu đơn giản rằng việc tạo lập thị trường chính là việc cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch.

Automated Market Maker

Không giống với các CEX, các DEX sẽ cố gắng để tập trung vào tính phi tập trung, tức là họ sẽ xóa đi bên trung gian làm cầu nối giao dịch. Và với việc cơ chế Order book – giá tài sản do người bán và người mua quyết định đối với một số tài sản có thanh khoản kém có thể tạo nên hiện tượng trượt giá cao, đã cho ra đời một giao thức mới đó là AMM – Automated Market Maker.

Automated Market Maker (AMM) hay còn được gọi là công cụ tạo lập thị trường tự động, nó là một giao thức cơ bản được sử dụng bởi các DEX với cơ chế tự động thực hiện giao dịch, điều này có thể loại bỏ được sự cần thiết của các cơ quan quản lý tập trung như các sàn giao dịch hay tổ chức tài chính khác. Hay nói cách khác, AMM cho phép người dùng thực hiện các giao dịch mà không cần bất kì trung gian nào bằng cách hợp tác với các nhóm Liquidity Provider để cung cấp thanh khoản vào các Liquidity Pool.

Nói một cách đơn giản dễ hiểu thì anh em cứ nghĩ AMM là một con robot tự động có thể sử dụng thuật toán để tính toán giá đồng coin hoặc token ngay tại thời điểm mua cho anh em để anh có thể yên tâm giao dịch mà không lo bị trượt giá. Chính vì vậy, mà 2 mục đích chính khi AMM ra đời là để:

  • Tăng tính thanh khoản cho cho các token mới ra mắt, thanh khoản chưa cao
  • Giảm việc trượt giá khi thực hiện các giao dịch với các tài sản có thanh khoản kém 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ chế hoạt động của AMM

Về cơ bản thì cơ chế AMM sẽ không có khái niệm người bán, thay vào đó thì các Smart Contract sẽ đóng vai trò làm trung gian xác nhận các giao dịch. Để có thể hoạt động, AMM sẽ cần được cung cấp thanh khoản bởi các Liquidity Provider (LP) vào các Liquidity Pool Khi anh em thực hiện các lệnh giao dịch, tài sản của anh em sẽ được swap trong Liquidity Pool theo sự tính toán về giá của Smart Contract.

Lúc này các cặp giao dịch thường thấy trên các CEX sẽ xuất hiện dưới dạng các nhóm thanh khoản, ví dụ anh em muốn bán ETH ra USDT thì anh sẽ phải tìm pool ETH/USDT. Bất kì ai cũng có thể đóng vai trò làm các Liquidity Provider (LP), theo đó họ sẽ gửi tài sản vào trong các pool để cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch rồi nhận lại phần thưởng. Thông thường, các LP sẽ nhận lại phần thưởng là phí giao dịch trên sàn. Cụ thể, Ở Uniswap, 0.3% phí giao dịch sẽ chia đều cho các thành viên đóng góp vào pool được giao dịch, hay ở Curve là 0.04%.

Tuy nhiên, bên cạnh phí giao dịch, một số DEX có thể áp dụng thêm việc tặng native token của sàn như BAL (Balancer), Sushi (Sushiswap). Cách này sẽ giúp thu hút người dùng đóng góp vào pool, vì nếu sàn phát triển mạnh, token có thêm nhiều incentives thì lợi nhuận cũng sẽ tăng lên rất nhiều.

 

 

 

 

 

 

 

Vai trò, ưu và nhược điểm của AMM

Vai trò của AMM

Đối với thị trường

Sự ra đời của AMM đã giải quyết được khá nhiều những vấn đề trọng yếu mà thị trường gặp phải và đó cũng chính là vai trò của AMM trong thị trường DeFi. AMM đã giải quyết được các vấn đề về thanh khoản kém, quyền lợi thấp và đảm bảo an toàn tài sản cho cộng đồng tham gia.

  • Cung cấp Liquidity pool dồi dào cho thị trường.
  • Phân bổ hợp lý quyền lợi cho cộng đồng (developer, holder, liquidity provider).
  • Đảm bảo an toàn tài sản 

Quan trọng hơn hết, AMM đã tạo ra một môi trường mang đậm tính “Decentralized” thực sự giúp cộng đồng có thể tự đóng góp và nhận được quyền lợi từ nó. Trong đó có 3 bên nổi bật nhất đóng góp vào quá trình vận hành của một AMM:

  • Developers: Dev có thể tự do cung cấp thanh khoản cho token và tiếp cận lượng người dùng lớn mà không cần phải thông qua sự chấp thuận từ sàn.
  • Token holder: Họ sẽ được đề xuất và biểu quyết đối với cơ chế hoạt động của các AMM. Ngoài ra các holder cũng có thể nhận được lợi ích đối với một số AMM có cơ chế chia thưởng cho Staker.
  • Liquidity Provider: Vốn là các bên cung cấp thanh khoản cho AMM và họ sẽ nhận được phí giao dịch khi người dùng thực hiện giao dịch trên các AMM.

 

 

 

 

 

 

Đối với các hệ sinh thái blockchain

Đến thời điểm hiện tại thì AMM và Lending là hai mảnh ghép quan trọng nhất đối với mỗi hệ sinh thái  blockchain muốn phát triển không gian DeFi lớn mạnh, bởi vì hai lĩnh vực trên là lĩnh vực có thể thu hút và giữ chân dòng tiền khi đến với hệ sinh thái. Nói cách khác nó như là một thứ vũ khí để thu hút users của mỗi một blockchain. 

Tuy nhiên, AMM thường có vai trò quan trọng hơn và thu hút người dùng hơn Lending, có lẽ bởi AMM có thể kết nối cả 3 bên (Developer, Liquidity Provider và Holder) và mang lại nhiều Incentive hơn cho user (Farming, Trading, Staking Pool,…) so với các nền tảng Lending.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ưu điểm của AMM

Như mình đã nói ở trên thì AMM đóng vai trò là một mảnh ghép rất quan trọng không chỉ riêng với đội ngũ Dev mà còn cả với người dùng và rộng hơn là hệ sinh thái của nó. Chính vì vậy  AMM có rất nhiều lợi ích to lớn xoay quanh việc đầu tư ổn định và rõ ràng, dưới đây là một số ưu điểm hàng đầu của AMM.

  • Cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch có thanh khoản kém
  • Giảm bớt sự thao túng giá trên thị trường
  • Cung cấp sự minh bạch cho người dùng
  • Tạo thu nhập thụ động cho Liquidity providers

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhược điểm của AMM

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội và mang lại lợi ích cho các bên, nhưng AMM vẫn có nhiều hạn chế nhất định, chính vì vậy mà khối lượng phần lớn vẫn tập trung nhiều ở các CEX trong khi khối lượng giao dịch ở các DEX chỉ chiếm khoảng 7% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Dưới đây sẽ là một số nhược điểm nổi bật:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tắc nghẽn mạng lưới

AMM vốn được chạy trên blockchain và có phí phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của nó. Trong thời gian vừa qua, sự bùng nổ của thị trường tiền điện tử và DeFi đã khiến cho vấn đề tắc nghẽn của Ethereum gần như trở thành vấn đề không được giải quyết, dẫn đến phí gas vô cùng cao và trở thành rào cản khiến nhiều người dùng mới không thể tiếp cận thị trường DeFi.

Điều này đã được giải quyết 1 phần nhờ vào sự tăng trưởng của các AMM ở các hệ sinh thái khác như BSC, Avalanche, Solana,… Tuy nhiên, BSC hay một số blockchain khác như Avalanche hay Near vẫn là blockchain được build trên EVM của Ethereum, chính vì thế khả năng cao vẫn có thể bị quá tải trong tương lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rủi ro Hack & Rug pull

Hack và Rug-pull vốn vẫn là những rào cản khiến người dùng vẫn còn ngập ngùng khi tiếp cận dự án, bất kỳ dự án nào cũng có rủi ro này và đối với AMM thì đó là:

Hack là việc hacker tấn công và cướp đi các tài sản của người dùng trên các Liquidity Pool. Nếu như thiệt hại tài sản ít và không đáng kể, các DApp có thể đền bù cho user. Tuy nhiên nếu như thiệt hại quá lớn và vượt khả năng đền bù thì user và đặc biệt là LP sẽ là bên bị thiệt hại nhiều nhất khi cung cấp thanh khoản cho các sàn.

Rug pull thì có lẽ không còn quá xa lạ với an hem nữa, đối với AMM thì nó là hành động rút thanh khoản đột xuất khỏi AMM khiến giá của token còn lại bị ảnh hưởng nặng nề và không thể hồi phục. Vì AMM hoạt động trên cơ chế phi tập trung, chính vì thế nó hoàn toàn có thể bị rug pull bởi cá mập hoặc các cá nhân có mục đích xấu muốn thao túng thị trường. Anh em khi tham gia thị trường cần phải check kĩ các vĩ top holder cũng như ví pool thanh khoản hay ví Dev để tránh ăn xả hoặc Rug pull nhé.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Impermanent Loss

Impermanent Loss (Tổn thất tạm thời) là tổn thất mà anh em có thể gặp phải khi cung cấp thanh khoản cho pool của các giao thức AMM. Khi giá trị của cặp giao dịch biến động càng nhiều thì tổn thất giữa việc hold token đó so với việc cung cấp thanh khoản sẽ càng lớn,

Đây có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều người dùng vẫn chọn phương pháp Hold hoặc Staking thay vì Farming, bởi vì chưa hiểu được cơ chế tính toán của các Liquidity Pool nên vẫn lựa chọn phương pháp truyền thống và an toàn. Chính điều này đã dẫn đến việc các giao thức AMM không thu hút được lượng Liquidity dồi dào từ thị trường.

Một số dự án AMM nổi bật

Sau đây mình sẽ nói qua về một số AMM nổi bật ở các hệ sinh thái mạnh mẽ hiện nay như BSC hay Ethereum.

Curve Finance

Ethereum trước nay vốn đã được nhiều người xem như là cái nôi của DeFi hiện tại, chính vì vậy mà hầu hết các AMM lớn mạnh nhất đều đang hoạt động trên hệ sinh thái này. Ngôi vị AMM lớn nhất Ethereum đã từng thuộc về tay kỳ lân Uniswap, tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của Curve Finance, dần dần Curve đã vượt mặt Uniswap để trở thành AMM lớn nhất hệ sinh thái Ethereum ở thời điểm hiện tại. Sau đây mình sẽ nói sơ qua về AMM này.

Curve Finance là AMM được dành cho các Stablecoin như USDT, USDC, UST,… Việc người dùng chuyển sang lựa chọn Curve thay vì thực hiện giao dịch Stablecoin trên Uniswap như trước là vì mức trượt giá với các cặp giao dịch có giá trị tương đương nhau trên Uniswap là rất cao. Và kết hợp với những lợi thế đang có, Curve Finance đã mở rộng sang các Wrap-Asset khác trong thị trường như BTC (wBTC, renBTC,…).

Sự thành công của Curve Finance là minh chứng rõ nhất cho 2 nhu cầu rất lớn của thị trường DeFi hiện nay về hai mảng:

  • Thực hiện giao dịch giữa các Stablecoin và các Wrap-Asset.
  • Farming với mức Impermanent Loss xấp xỉ bằng 0.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Uniswap

Mặc dù Curve Finance đã vượt mặt và hiện đang có TVL cao hơn Uniswap, tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại  Uniswap vẫn xứng đáng là “King of AMM” khi có khối lượng giao dịch của Uniswap (v3) vượt xa đối thủ (2,000,000,000 USD > 200,000,000 triệu USD). Việc đội ngũ phát triển đã ra mắt Uniswap (v3) với ba tính năng mới là Thanh khoản tập trung, Range Order và Cải tiến cơ chế phí giao dịch đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng để đạt Trading Volume lên đến 2 tỷ đô đồng thời bỏ xa tất cả đối thủ trên thị trường hiện nay ở bất kì hệ sinh thái nào hiện nay.

Uniswap đã rất thành công trong thị trường vì đây nền tảng tiên phong trong lĩnh vực AMM và triển khai phi tập trung hoàn toàn.

Các dự án ưu tiên chọn Uniswap listing token Thanh khoản cao, mức trượt giá thấp, generate nhiều fee Thu hút nhiều Trader và Liquidity Provider cứ như thế tạo ra một vòng lặp liên tục,…

 

 

 

 

 

 

 

Pancakeswap

Sau khi mạng lưới Ethereum thường xuyên xảy ra hiện tượng tắc nghẽn cũng như là các DApps DeFi trên Ethereum có dấu hiệu bão hòa, người dùng đã bắt đầu di chuyển sang hệ sinh thái khác nhanh hơn, mới hơn và đa dạng hơn, cái tên nổi bật trong năm vừa qua không gì khác chính là hệ sinh thái Binance Smart Chain. Và khi cuộc di cư bắt đầu diễn ra cũng là lúc BSC đã hoàn thiện những mảnh ghép DeFi của mình để thu hút dòng tiền chảy từ Ethereum.

Ban đầu hệ BSC có khá nhiều AMM cạnh tranh với nhau nhưng sau một khoảng thời gian hoạt động thì một số AMM đã thể hiện ra sự yếu thế và buộc phải nhường ngôi cho những AMM hoạt động tốt hơn và một trong số đó chính là Pancakeswap.

Tính tới thời điểm hiện tại, Pancakeswap vẫn đang là AMM lớn nhất và đóng vai trò trung tâm cung cấp thanh khoản gần như cho cả hệ sinh thái BSC. Xét về Trading Volume trong 24h, Pancakeswap chỉ xếp sau Uniswap v3 như mình đã nói ở trên “King of AMM”.

Không dừng lại ở đó, Pancakeswap đã mở rộng hơn nữa để trở thành DeFi Station với nhiều chức năng khác nhau như IFO, Lottery, Syrup Pools,…Chính các sản phẩm trong hệ sinh thái của Pancakeswap đã giúp họ thu hút thêm ngày càng nhiều users và tăng tính ứng dụng cho native token của họ là CAKE.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiềm năng trong tương lai

Theo quan điểm cá nhân của mình, AMM cho dù có là một mảnh ghép rất quan trọng đối với DeFi nhưng thị trường cạnh tranh để thu hút nguồn tiền là rất cao, cho dù có nhiều AMM mới ra đời đi nữa, thì vẫn sẽ rất khó để họ bắt kịp các nền tảng AMM lớn hiện tại.

Các AMM lớn sẽ có xu hướng mở rộng sang DeFi Station để tạo thêm giá trị cho các giao thức như Pancakeswap (Launchpad, Lottery, Prediction), Bakeryswap (NFT),… Raydium (Launchpad),…

Multi-chain có thể được áp dụng nhiều trong thời gian sắp tới thay vì Cross-chain để mở rộng sức ảnh hưởng tương tự như Curve, Sushiswap,…

Các hệ sinh thái nhỏ hơn như Fantom, Avalanche, Near, Polygon vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ các AMM để mở rộng hệ sinh thái DeFi, tuy nhiên vẫn cần phải có những kết quả thực sự tốt để xem xét tiềm năng đầu tư.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kết

Như vậy là mình cũng đã giới thiệu sơ qua về AMM cũng như là một số các AMM nổi bật trên các hệ sinh thái hiện nay rồi, dĩ nhiên bài viết cũng sẽ không thể nói qua hết tất cả các khía cạnh cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của các AMM hiện nay được. nhưng mình sẽ khái quát lại một số ý như sau;

AMM là một mảnh ghép khá độc đáo của DeFi và nếu như nói DeFi là tương lai của Crypto thì mảnh ghép này chắc chắn sẽ vẫn còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

Dù hiện nay AMM vẫn là lĩnh vực có sự độc tôn khá lớn đến từ một số dự án như Uniswap hay Curve nhưng nếu anh em chịu khó flow theo dòng tiền đổ về các hệ sinh thái thì vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư và kiếm lợi nhuận từ các AMM.

Chúc an hem có những quyết định đầu tư đúng đắn và hợp lý để có thể bám trụ qua giai đoạn điều chỉnh này nhé.

bài viết liên quan