Bất ổn kinh tế và chính trị khiến người Iran gia tăng sử dụng crypto để “thoái vốn” ra nước ngoài, với dòng tiền outflow tăng 70% trong năm 2024.
Chi tiết
Theo báo cáo mới nhất của Chainalysis, người dân Iran đang gia tăng việc sử dụng crypto như một phương thức bảo vệ tài sản trong bối cảnh bất ổn kinh tế lan rộng và căng thẳng địa chính trị leo thang vào năm 2024.
Công ty phân tích blockchain cho biết, các dịch vụ tiền mã hóa tại Iran đang chứng kiến dòng tiền chảy ra khỏi những sàn giao dịch crypto trong Q4/2024, được thúc đẩy bởi sự mất niềm tin ngày càng tăng đối với chính phủ và sự bất ổn địa chính trị đang diễn ra.
Các sàn giao dịch Iran ghi nhận dòng tiền crypto chảy ra khỏi các nền tảng tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,2 tỷ USD. Số tiền này được quan sát trên tất cả các loại tiền mã hóa, bao gồm cả stablecoin.
Đáng chú ý, khối lượng giao dịch Bitcoin tăng vọt, phản ánh sự ưa chuộng với tài sản phi tập trung, chống kiểm duyệt. Tình trạng này diễn ra song song với sự sụt giảm giá trị kỷ lục của đồng Rial Iran và niềm tin suy giảm vào hệ thống tài chính nội địa với lạm phát đang dao động quanh mức 40-50%.
Việc người dân Iran gia tăng sử dụng crypto diễn ra trong bối cảnh Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm vận đối với Iran, Nga và một số quốc gia khác kể từ năm 2022.
Điều này dẫn đến kết quả 15,8 tỷ USD, tương đương 39%, tổng dòng tiền crypto liên quan các hoạt động bất hợp pháp đều có dính dáng đến các quốc gia thuộc nhóm bị trừng phạt. Trái ngược với những năm trước, các khu vực pháp lý chiếm gần 60% tổng số hoạt động liên quan đến các lệnh trừng phạt vào cuối năm 2024, vượt qua các thực thể riêng lẻ.
Tuy nhiên, bất chấp lệnh trừng phạt, thay vì phụ thuộc vào hệ thống tài chính truyền thống, Iran và Nga đã tìm kiếm các cơ chế thanh toán thay thế, bao gồm hợp tác với BRICS và giao dịch bằng stablecoin. Nga thậm chí còn hợp pháp hóa khai thác crypto và sử dụng tài sản số cho thanh toán quốc tế, mở ra một hướng đi mới để né tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Song, Iran và Nga không phải là những trường hợp nổi bật trong công cuộc “né tránh” lệnh cấm vận từ OFAC. Báo cáo của Chainalysis cho biết, Tornado Cash dù đã bị OFAC ban hành lệnh trừng phạt từ năm 2022, nền tảng này vẫn xử lý hàng trăm triệu USD giao dịch mỗi tháng trong năm 2024.
Việc sử dụng Tornado Cash để rửa tiền cũng tăng đáng kể trong năm 2024, với 24,4% tổng dòng vốn đổ vào có nguồn gốc từ các vụ hack, trong đó có vụ tấn công HECO Bridge trị giá 145 triệu USD.
Trước đó, OFAC đã cố gắng chặn hoàn toàn Tornado Cash, nhưng việc nền tảng này vận hành dựa trên smart contract khiến việc thực thi lệnh cấm gặp nhiều thách thức. Cuộc chiến pháp lý tiếp tục leo thang khi một Tòa án liên bang Mỹ ra phán quyết rằng OFAC đã vượt quá thẩm quyền khi trừng phạt các smart contract của Tornado Cash, dẫn đến quyết định bác bỏ lệnh cấm vào tháng 01/2025.
Tuy nhiên, nền tảng này cũng được sử dụng với mục đích hợp pháp, như việc đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, từng dùng để quyên góp ẩn danh cho Ukraine.
Theo Coinviet tổng hợp
Cùng theo dõi Coinviet.net và xem thêm những tin tức hữu ích khác tại Dexnew.io nhé!