Trending

P2P là gì?

P2P là viết tắt của Peer to Peer – Đây là mạng gồm nhiều thiết bị cùng lưu trữ và chia sẻ tập tin với nhau. Mỗi người tham gia (node) sẽ hoạt động như một đồng đẳng riêng lẻ.

Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu là mạng sẽ được hình thành khi có 2 hay nhiều thiết bị kết nối và chia sẻ tài nguyên với nhau. Quyền hạn được cấp là như nhau và không cần một máy chủ riêng biệt nào để quản lý.

Ngoài ra mạng P2P còn được gọi với một số tên như mạng ngang hàng, mạng đồng đẳng,..

Cách thức hoạt động của mạng P2P

Về bản chất, mạng P2P được duy trì bởi một mạng lưới người dùng phân tán. Cấu trúc mạng này sẽ thường không có quản trị viên trung tâm hoặc máy chủ. Vì mỗi node trong mạng đóng vai trò vừa là máy khách và máy chủ cho các node khác. Chính vì vậy, mỗi node đều có thể tải tệp về từ các node khác cũng như tải tệp lên các node khác dễ dàng. Đây chính là điểm khác biệt của mạng ngang hàng P2P.

Trong mang P2P, các thiết bị được kết nối chia sẻ các tệp được lưu trên ổ cứng của chúng. Sử dụng các phần mềm được thiết kế để làm trạm trung gian cho việc chia sẻ dữ liệu với nhau. Người dùng cũng có thể truy vấn các thiết bị khác trên mạng để tìm và tải xuống tệp tin cần thiết. Khi người dùng đã tải xuống một tệp, họ có thể đóng vai trò là nguồn của tệp dữ liệu đó luôn nếu các thiết bị khác muốn tìm và tải xuống tệp tin mà người dùng đang giữ.

Các mô hình mạng ngang hàng P2P

Có thể phân loại các hệ thống ngang hàng theo ba kiểu kiến trúc chính là mạng ngang hàng không có cấu trúc, có cấu trúc và mạng ngang hàng lai.

Mạng ngang hàng không có cấu trúc

Hiểu đơn giản, các nút trên mạng P2P kiểu dạng này sẽ không được tổ chức theo bất kỳ cấu trúc cụ thể nào. Giao tiếp giữa các node là hoàn toàn ngẫu nhiên. Kiểu mạng này dễ xây dựng hơn các kiểu mạng khác. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của kiểu mạng này là phải có nhiều CPU và bộ nhớ thì mới có thể vận hành đúng quy trình.

Mạng ngang hàng có cấu trúc

Ngược lại với mạng không có cấu trúc, kiểu mạng này tạo ra một kiến trúc có tổ chức cho các node trong mạng P2P. Cho phép các nút tìm kiếm các tệp một cách hiệu quả, ngay cả khi nội dung không được lưu trữ rộng rãi. Trong hầu hết mọi trường hợp, điều này đạt được thông qua sử dụng hàm băm để tra cứu cơ sở dữ liệu.

Nhược điểm của kiểu mạng này là thường thể hiện mức độ tập trung cao hơn, đòi hỏi chi phí thiết lập và bảo trì hệ thống cao hơn các kiểu mạng khác.

Mạng ngang hàng lai

Đây là kiểu mạng kết hợp kiến trúc máy khách – máy chủ truyền thống cùng với một số khía cạnh của kiến trúc ngang hàng

Ưu và nhược điểm của mạng ngang hàng P2P

Ưu điểm của mạng P2P:

  • Mạng không cần hệ thống điều hành mạng
  • Không cần một máy chủ đắt tiền
  • Không cần đến nhân viên chuyên môn như kỹ thuật viên mạng
  • Dễ dàng thiết lập so với kiểu mạng máy khách – máy chủ
  • Nếu một thiết bị gặp lỗi, nó sẽ không làm gián đoạn bất kỳ phần nào khác của mạng.

Nhược điểm của mạng P2P:

  • Vì mỗi thiết bị đều có thể được sử dụng, nên nếu đồng thời sử dụng một lúc nhiều thiết bị, hiệu suất của từng người dùng sẽ bị giảm.
  • Các tệp và thư mục không thể được sao lưu tập chung.
  • Các tệp và thư mục không được tập chung vào một “khu vực chia sẻ” cụ thể.
  • Nếu bị virus mạng tấn công, sẽ có rất nhiều người bị ảnh hưởng
  • Các tài nguyên có thể mất vì node có thể ngắt kết nối bất cứ lúc nào.

Ứng dụng của mạng P2P

Mạng P2P được áp dụng ở khá nhiều ngành dịch vụ như tiền điện tử (giao dịch P2P), cho vay (P2P Lending), dịch vụ cho thuê nhà (homesharing), mua bán hàng trực tuyến,..

Đặc biệt trong lĩnh vực tiền điện tử, mạng P2P là yếu tố cốt lõi của hầu hết các loại cryptocurrency, chiếm một phần lớn trong ngành công nghiệp blockchain.

Thuật ngữ ngang hàng cũng thường được dùng để mô tả quá trình giao dịch cryptocurrency hoặc tài sản kỹ thuật số thông qua mạng P2P. Nền tảng P2P này cho phép người mua và bán thực hiện giao dịch một cách đơn giản mà không cần đến trung gian.

Ví dụ như với một số sàn giao dịch lớn như Binance, họ có hẳn một hệ thống hoạt động nhằm phục vụ “Giao dịch P2P”. Người dùng chỉ cần xác nhận đầy đủ thông tin tài khoản, có thẻ ngân hàng hoặc ví momo hoặc một phương thức thanh toán phù hợp với sàn là đã có thể dễ dàng thực hiện giao dịch. 

Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng giao dịch kiểu P2P này là rất lớn mặc dù còn rất mới, đơn giản vì sự thuận tiện, nhanh gọn của nó cũng như họ sẽ được lựa chọn người mua/bán với một mức giá ưng ý chứ không cần mặc cả.

Tuy nhiên cũng sẽ có những rủi ro đi kèm vì các giao dịch này không có người thứ 3 tham gia, nếu bạn vi phạm quy định giao dịch mà bên bán/mua đã đặt ra, thì rất khó có thể khiếu nại. 

Một vài lợi thế của sàn giao dịch P2P như là đa dạng phương thức thanh toán, miễn phí giao dịch, giao dịch đảm bảo với dịch vụ ký quỹ, thị trường quốc tế. Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm như tốc độ giao dịch sẽ chậm vì không phải máy tự xử lý, thanh khoản thấp hơn so với OTC.

Tổng kết

Như vậy thông qua những kiến thức ở trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn P2P là gì, cách hoạt động, ưu điểm, nhược điểm cũng như tính ứng dụng của mô hình này. Đặc biệt là trong lĩnh vực blockchain.

bài viết liên quan