Trending

Staking là hoạt động quan trọng trong việc bảo mật cho quá trình Proof Of Stake (POS), giúp đem lại tính bảo mật cho toàn bộ mạng lưới. Người dùng stake tài sản thế chấp vào mạng lưới sẽ nhận được về phần thưởng thụ động. Với Restaking, con số phần thưởng này sẽ được lãi kép nhờ cơ chế đặt cược lại phần tài sản đã thế chấp vào mạng lưới. Vậy Restacking là gì? Tiềm năng đem lại lợi nhuận của nó ra sao? Cùng CoinViet tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Restaking là gì?

Restaking là hành động đem tài sản đã stake ở mạng lưới này và bỏ vào các validators của mạng lưới khác để stake 1 lần nữa. Thông qua việc tiếp tục cung cấp liquid staked token này, người dùng đã trao quyền bảo mật cho mạng lưới mới nhờ 1 bên ứng dụng thứ 3 (Như EigenLayer). Mạng lưới sẽ được thừa hưởng khả năng bảo mật của mạng lưới đầu tiên, giảm chi phí khởi động mạng.

Lúc này, người dùng sẽ nhận được 2 nguồn lợi nhuận từ validator đã stake lần đầu tiên và mạng lưới đã được restake lại.

Restaking giải quyết được vấn đề gì?

Trước khi Restake ra đời, tài sản được đem đi stake không thể triển khai lại trên các giao thức khác. Hạn chế này đưa ra hai vấn đề:

  • Người xác thực bị giới hạn về số lượng phần thưởng mà họ có thể tạo ra từ tài sản đặt cược của mình.
  • Bảo mật mạng không thể được chia sẻ trên các nền tảng khác nhau.

Restake tập trung vào việc tổng hợp và mở rộng tính bảo mật của mạng blockchain sang các dịch vụ khác như mạng oracle, các lớp dữ liệu và cầu nối blockchain,…

Cách mô hình Restaking hoạt động

Các staker khi gửi tài sản thế chấp vào các giao thức (Liquid Staking Derivatives) sẽ được nhận lại phần thưởng nhờ việc tăng khả năng bảo mật cho giao thức. Các Liquid Staking Derivatives này sẽ cần thông qua bên thứ 3 (Như EigenLayer) để gửi tài sản đã khóa đó vào mạng lưới dự án mà họ muốn cung cấp (Oracle, Sidechains, Rollups,…)

Thông qua đó, chủ sở hữu (Node Validators) sẽ được nhận phần thưởng hoặc bị phạt (slashing) tùy vào kết quả mà họ hành động. Với slashing, cơ chế sẽ tự động phạt và cắt giảm tài sản của bạn trên mạng lưới.

Ưu nhược điểm của Restaking trên Ethereum

Ưu điểm

Tăng bảo mật cho cả 2 mạng lưới: Tài sản được thế chấp tại 2 mạng lưới giúp mạng lưới sau đc thừa hưởng khả năng bảo mật của mạng lưới trước, giúp hệ thống phân quyền hơn.

Tối ưu lợi nhuận: Nguồn lợi nhuận sau khi được restaking sẽ giúp tối ưu lãi kép. Ngoài ra, tài sản sau khi thế chấp tại mạng thứ 2 sẽ quy đổi ra 1 tài sản đại diện khác, tài sản này có thể đem mint thành stablecoin và tiếp tục đầu tư vào thị trường defi.

Chống bán tháo: Cơ chế restaking đã giúp các holder có thêm động lực để nắm giữ token, qua đó tránh tình trạng token bị bán tháo.

Nhược điểm

Rủi ro tài sản: Khi Node Validator có hành vi xấu sẽ khiến tài sản của bạn có nguy cơ mất trắng hoặc bị phạt.

Rủi ro Smart Contract: Điều này rất khó xảy ra về mặt lý thuyết vì tài sản stake càng nhiều sẽ càng giúp nâng cao tính bảo mật và phân quyền. Tuy nhiên, rủi ro mất mát tài sản là luôn có với bất cứ smart contract nào.

Rủi ro bong bóng tài sản: Các tài sản khi được đem stake với số lượng lớn sẽ khiến nguồn cung khan hiếm dần dẫn đến việc đẩy giá là rất cao. Điều này sẽ khiến định giá tài sản lúc này sẽ bị ảo, và với 1 số giao thức restaking cho phép thế chấp số tài sản này để mint stablecoin sẽ dễ khiến tài sản bị thanh lý. Do tài sản mang đi thế chấp lúc này rất dễ rớt giá do định giá ảo.

Ứng dụng của Restaking

Tính ứng dụng của Restaking có thể sử dụng cho nhiều mô hình khác nhau. Như các sidechain cuả Ethereum rất cần độ bảo mật cao do đó mà restaking chắc chắn là giải pháp tuyệt vời.

Hiện tại, kích thước khối của Ethereum đang gặp rất nhiều vấn đề, dẫn đến việc phí gas khi xử lý giao dịch sẽ rất cao. Để giải quyết vấn đề này các dự án có thể xây dựng sidechain được liên kết với Ethereum và tận dụng độ bảo mật của ETH.

EigenLayer cũng đang phát triển Data Availability Layer cho phép giao dịch được diễn ra tại nơi có băng thông lớn và rẻ hơn. Ví dụ như Ethereum có tốc độ băng thông khối là 80 kilobyte/s, còn với EigenLayer có tốc độ tăng lên đến 15 megabyte/s.

Đọc thêm:

 

bài viết liên quan