Trending

Nổi lên trong mùa này và được xem là 1 trong các Narratives lớn nhất trên thị trường hiện nay. RWA đã và đang đem đến nhiều cơ hội tiếp cận cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. RWA giúp các nhà đầu tư truyền thống dễ dàng tiếp cận với crypto hơn. Thứ vốn được xem là đầy rủi ro và biến động. Vậy RWA là gì? Các dự án RWA tiềm năng trong mùa này gồm những dự án nào? Cùng CoinViet tìm hiểu ngay dưới đây!

RWA là gì?

RWA trong thị trường Crypto là viết tắt của từ Real World Asset tạm dịch thành “tài sản trong thế giới thực”. Đây là thuật ngữ khác hoàn toàn so với cụm từ RWA của các ngân hàng, dịch ra là tài sản có rủi ro. RWA crypto là các token kỹ thuật số đại diện cho các sản phẩm hoặc tài sản tài chính truyền thống ví dụ như: Cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,… RWA cho phép những tài sản truyền thống này tham gia vào và trở thành 1 mắt xích trong hệ sinh thái Defi. Mở ra các cơ hội mới về 1 hệ sinh thái tài chính phi tập trung.

Các token kỹ thuật số này được lưu trữ trên hệ thống sổ cái phân tán. Kết nối với nhau nhờ khả năng tương tác phổ quát trên toàn cầu. Nhờ đó mà các nhà đầu tư có thể giao dịch tại bất cứ đâu. Giao dịch xuyên biên giới 24/7 nếu nơi đó không ban hành luật giao dịch cho các tài sản điện tử.

Lợi ích RWA mang lại

  • Tăng tính thanh khoản cho thị trường Defi: Các tài sản thực như bất động sản hay vàng đều đang có vốn hóa lên đến hàng ngàn tỷ USD. Và chỉ với 1 phần nhỏ tài sản này được token hóa thì sẽ đem đến sự phát triển khổng lồ cho thị trường Defi
  • Tăng tính thanh khoản, giảm chi phí: Thị trường truyền thống vốn là nơi bị giới hạn về mặt pháp lý. Khiến nhà đầu tư phải chịu các chi phí liên quan và chỉ được giao dịch trong 1 khung giờ nhất định. Thì với Crypto, nơi giao dịch 24/7 và có tính thanh khoản cao. Giúp nhà đầu tư tự do hơn trong việc ra quyết định đầu tư.
  • Bảo mật: Nhờ được tích hợp vào trong các smart contract blockchain. Mà các tài sản sẽ được đảm bảo an toàn, tăng tính minh bạch.

7 dự án RWA tiềm năng nhất hiện nay

Ondo Finance

Là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với RWA là trung tâm. Cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch một cách an toàn, minh bạch, với đối tượng khách hàng là các tổ chức. Các sản phẩm của Ondo Finance USDY, OUSG, OMMF nhà đầu tư khi nắm giữ các token này sẽ được hưởng lãi suất tùy theo sản phẩm mà họ nắm giữ. Ondo Finance đã hợp tác với 1 bên thứ 3 là Ankura Trust nhằm giám sát và quản lý tài sản cho khách hàng, phòng trường hợp Ondo Finance phá sản. Ondo hiện tại đang chiếm 28,47% thị phần của mảng này với tổng giá trị hơn 180 triệu đô la mỹ.

Ondo đã gọi vốn được 46 triệu đô la từ các quỹ như Coinbase Venture, Pantera Capital, Wintermute,… .goài ra đây cũng là đối tác của Black Rock, quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới.

Thị phần của Ondo Finance, nguồn: RWA.xyz

Xend Finance

Dự án Xend Finance mảng RWA

Xend Finance (RWA) là công ty tài chính của liên minh tín dụng (Union Credit) cung cấp khoản vay xuyên biên giới. Công ty cung cấp các dịch vụ tài chính như vay vốn, đầu tư, gửi tiết kiệm,… trên hợp đồng thông minh. Đã được Certik kiểm duyệt giúp hoạt động đầu tư được minh bạch và phi tập trung. Xend Finance đã thông báo đổi token của dự án vào đầu năm nay từ Xend sang RWA. Hiện tại, dự án được cả Binance lẫn Google đầu tư và hỗ trợ trong các hoạt động tài chính.

Tìm hiểu thêm: Xend Finance là gì? Gem tiềm năng mảng RWA

Mantra Chain

Là Blockchain layer 1 thuộc hệ sinh thái Mantra Omniverse và tận dụng Cosmos SDK để xây dựng lên 1 nền tảng tài chính tự do. Mantra Finance trực thuộc Mantra Chain cho phép người dùng tham gia giao dịch và kiếm lợi nhuận từ thị trường crypto. Vẫn tuân thủ được hành lang pháp lý của từng khu vực khác nhau trên thế giới.

MakerDao

Báo cáo số liệu của MakerDao

MakerDao (MKR) là dự án cho vay hoạt động trên Ethereum. Người dùng cần thế chấp ETH để vay stablecoin Dai và tham gia vào thị trường Defi. MKR đang đứng đầu về TVL mảng RWA với tổng số TVL lên đến 2,061 tỷ USD. Doanh thu hàng năm của MKR lên đến 291,02 triệu USD theo thống kê của nền tảng Token Terminal.

TrueFi

Dự án cho vay không thế chấp truefi

Là nền tảng cho vay không cần thế chấp, giao thức này giúp kết nối người vay và cho vay lại mà không thông qua bên thứ 3 như ngân hàng. Truefi giúp người vay có được mức tỷ suất sinh lời hấp dẫn cùng khung quy định rõ ràng.

Gold Finch (GFI)

GoldFinch RWA

Gold Finch là dự án cho vay tài sản crypto dành cho doanh nghiệp. Mà không cần thế chấp bằng tài sản kỹ thuật số. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản truyền thống để thế chấp và đảm bảo khoản vay đó. Cơ chế này giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến thị trường Crypto. So với các giao thức cho vay thông thường sẽ cần người vay phải có tài sản đảm bảo bằng hoặc vượt khoản vay. Với Gold Finch, doanh nghiệp vay vốn dựa trên sự tin cậy thông qua đồng thuận.

Maple Finance

Dự án Maple Finance RWA

Maple Finance (MPL) là giao thức cho vay phi tập trung. Đối tượng hướng đến là các tổ chức, doanh nghiệp. Để được vay vốn, mỗi khoản vay cần tối thiểu 1 triệu USD. Các khoản vay này thuộc loại Under-Collateralized nghĩa là khoản vay ra sẽ nhiều hơn lượng tài sản thế chấp. Maple hiện tại đang phục vụ cho rất nhiều quỹ đầu tư và Market Maker nổi tiếng. Ví dụ như Wintermute, Alameda Research,… với tổng số tiền vay mượn lên đến 3 tỷ USD.

bài viết liên quan