NFT là gì?
NFT là viết tắt của Non-fungible token (tài sản không thể thay thế), là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số blockchain. Trong đó Non-fungible là độc nhất, không thể thay thế còn Token là một tài sản kỹ thuật số được phát triển trên một blockchain sẵn có. Hay nói cách khác, NFT là một loại tài sản số hiện diện trên một Blockchain và Blockchain này có nhiệm vụ như một sổ cái đảm bảo tính xác thực của tài sản lẫn chủ sở hữu.
- Mỗi token NFT được tạo ra sẽ có một mã định danh riêng độc nhất và thuộc về một chủ sở hữu duy nhất.
- NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng kỹ thuật số như: tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, món đồ trong trò chơi điện tử cùng nhiều tác phẩm sáng tạo khác
- Phần lớn NFT được lưu giữ trên mạng blockchain Ethereum. Ngoài ra các mạng blockchain khác như Flow, Solana, Polygon cũng hỗ trợ loại chứng thực số này.
Đó là khái niệm cơ bản về NFT. Với việc bản chất của NFT là có thể tồn tại dưới nhiều dạng kỹ thuật số, do đó đã kéo theo sự ra đời của các NFT Game, một xu hướng rất hot của năm 2021, nó giúp người dùng vừa có thể giải trí, vừa có thể kiếm ra tiền.
Đặc tính nổi bật
Không thể phân chia: NFT là một tài sản nguyên vẹn không thể chia nhỏ. Khác với các loại tiền mã hóa như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ và giao dịch dưới dạng phân số.
Không thể phá hủy hay làm nhái: Mỗi NFT đều độc nhất vô nhị. Tất cả dữ liệu NFT được lưu trữ trên nền tảng blockchain thông qua hợp đồng thông minh (smart contract), không phụ thuộc vào bất kỳ công ty nào. Các tác phẩm nghệ thuật số được mua bán dưới dạng NFT sẽ luôn là bản gốc, là duy nhất và không có bản sao thứ hai.
Có thể xác minh: Nhờ việc lưu trữ dữ liệu quyền sở hữu trên blockchain, không cần bên thứ ba hay chuyên gia tham gia xác thực mà bất kỳ ai cũng có thể truy ngược lại nguồn gốc người tạo ra tác phẩm.
Sự khan hiếm: NFT có thể khan hiếm và đó là một lý do thúc đẩy giá trị của chúng. Mặc dù các nhà phát triển có thể tạo ra bao nhiêu tài sản tùy thích, nhưng việc hạn chế số lượng NFT vì sự khan hiếm cũng nằm trong khả năng của họ.
Ứng dụng của NFT
Nhờ những tính chất đặc biệt trên mà NFT được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực và đặc biệt nổi bật trong các lĩnh vực như: tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trong trò chơi, và NFT thể thao.
– Số hóa tài sản thật:
Với sự phát triển của công nghệ số trong tương lai, NFT có thể ứng dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đời sống, mã hóa tất cả tài sản và khả năng số hóa tất cả quyền sở hữu trí tuệ. Ở đó, chúng ta có thể đem tài sản như đất đai lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFT, giải quyết vấn đề số đỏ giả trong bất động sản. Ngoài ra các vật phẩm có thể gắn mã token để trao đổi buôn bán như tên miền, vé điện tử, …,
– Nghệ thuật:
Với NFT, một người có thể mua một bức tranh, chuyển thành tệp số tải lên và gắn nó với token trên nền tảng Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình. Điều này sẽ giúp ích các nghệ sĩ rất nhiều khi mà họ thường phải đối mặt với vấn đề liên quan để bảo vệ bản quyền, từ Hội Họa, Âm nhạc, Điện Ảnh.
Ví dụ: Tác phẩm NFT – Bức tranh Everyday: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple được bán với giá 69,3 triệu USD ( gần 1600 tỷ đồng)
– Gaming
Hiện nay NFT đang được ứng dụng rất mạnh mẽ trong lĩnh vực Gaming. NFT giúp người chơi có thể thực sự sở hữu các vật phẩm, nhân vật trong game, và trao đổi mua bán ít rủi ro hơn.
Đối với các trò game truyền thống, nhà phát hành cung cấp và bán các vật phẩm trong game. Để sở hữu các vật phẩm, bạn cần nạp tiền vào game để mua chúng. Nhưng quyền sở hữu thực tế là của nhà phát hành (vật phẩm ảo), vật phẩm của bạn có thể bị mất đi nếu máy chủ có vấn đề hoặc tài khoản bị hack.
Nhưng với các game trên blockchain có ứng dụng NFT, vật phẩm của bạn được gắn với một mã dữ liệu và bạn có thể dễ dàng trao đổi nó cho bất cứ ai. Và toàn bộ hoạt động của vật phẩm đó được ghi dấu và lưu trữ trên blockchain, không ai có thể tác động hoặc thay đổi vật phẩm của bạn được.
Ví dụ: Theo Coindesk, một game thủ mới đây đã bán hàng loạt lô đất trong Decentraland (một nền tảng thực tế ảo được hỗ trợ bởi Ethereum) với giá 80.000 USD.
Bạn có nên sở hữu NFT?
Thực chất việc bạn đầu tư vào NFT còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề.
Nếu tài chính của bạn dư dả, đặc biệt nếu có một món đồ đó có ý nghĩa đối với bạn, bạn có thể cân nhắc mua và sở hữu nó. Nhưng hãy nhớ rằng, giá trị của NFT hoàn toàn dựa trên những gì người khác sẵn sàng chi trả cho nó. Do đó, nhu cầu sẽ làm giá NFT tăng hơn là các chỉ số cơ bản, kỹ thuật hoặc kinh tế. Những chỉ số này thường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và là cơ sở cho nhu cầu của nhà đầu tư.Điều đó có nghĩa là, một NFT có thể bán lại với giá thấp hơn giá bạn đã trả cho nó hoặc bạn có thể không bán lại được nếu không ai có nhu cầu.
NFT cũng có thể phải chịu thuế lãi đầu tư. Hiện tại Capital Gains Taxes – thuế áp dụng tại Mỹ và một số quốc gia khác chứ chưa phổ biến trên toàn thế giới.Nhưng nó hoàn toàn có thể được áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì được coi là các mặt hàng sưu tầm, nên NFT có thể không nhận được mức lãi suất về vốn dài hạn ưu đãi như cổ phiếu. Thậm chí NFT có thể bị đánh thuế cao hơn với mức thuế hàng sưu tầm, mặc dù Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) vẫn chưa phán quyết những NFT nào được liệt kê vào danh mục thuế.Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia thuế khi nghiên cứu đầu tư vào NFT.
Hy vọng, với các thông tin tổng hợp trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm NFT là gì, Qua đó có thể có lựa chọn chính xác, hợp lý nhất trước khi đầu tư vào một NFT.