Trending

ERC-20 là gì?

ERC-20 viết đầy đủ là “ Ethereum Request for Comment 20”. Đây là tên gọi của một bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật, mà những đồng token được phát hành trên nền tảng blockchain của Ethereum phải tuân thủ theo. ERC-20 là khái niệm được đưa ra vào cuối năm 2015 bởi Fabian Vogelsteller.

ERC-20 là khái niệm được đưa ra vào cuối năm 2015 bởi Fabian Vogelsteller.
ERC-20 là khái niệm được đưa ra vào cuối năm 2015 bởi Fabian Vogelsteller.

Các quy tắc tiêu chuẩn của ERC-20

Để tạo được một token ERC-20, các bạn cần tuân thủ và đảm bảo tiêu chuẩn ERC với 9 quy tắc tương ứng 9 chức năng dưới đây

Quy tắc tùy chọn

  • Token Name: tên của Token tạo.
  • Symbol: ký hiệu của Token hay mã Token muốn tạo.
  • Decimals: Số thập phân nhỏ nhất (tối đa 18), đây là quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của Token.

Quy tắc bắt buộc

  • Total Supply: cho biết tổng số token được phát hành
  • BalanceOf: kiểm tra số dư của Token trong mỗi ví Ethereum đang có.
  • Transfer: chức năng này sẽ quản lý việc chuyển token vào địa chỉ ví của người dùng
  • TransferFrom: Cho phép người nắm giữ token có thể giao dịch trao đổi với nhau.
  • Approve: đối chiếu kiểm tra giao dịch và so sánh với nguồn cung, mục đích đảm bảo không thiếu hoặc thừa token 
  • Allowance: kiểm tra số dư token nhằm biết địa chỉ ví có đủ token để chuyển đi hay không.

Ứng dụng của ERC-20 token

Bằng cách kết hợp tất cả các tiêu chuẩn phía trên lại, chúng ta có thể tạo ra một ERC-20 token. Bạn có thể truy vấn tổng nguồn cung, chuyển tiền, kiểm tra số dư và cấp quyền có các dApp khác quản lý token bạn có.

Một trong những thứ làm nên sự hấp dẫn của token ERC-20 chính là sự linh hoạt của chúng. các quy ước đặt ra không hạn chế sự phát triển, vì vậy các bên có thể triển khai phát triển các tính năng bổ sung và đặt thông số cụ thể phù hợp cho nhu cầu của họ. 

Một số ứng dụng nổi bật của ERC-20:

  • Token quản trị của dự án
  • Utility token của các dự án Defi
  • Đồng stablecoin

Ưu điểm của ERC-20 token

Có khả năng thay thế lẫn nhau ( Fungible token)

Mỗi ERC-20 token có thể thay thế lẫn nhau tức là mỗi đơn vị có thể hoán đổi cho nhau. Nếu bạn sở hữu 1 USDC, việc bạn nắm giữ 1 token nào đó cụ thể không còn quan trọng. Bạn có thể giao dịch, trao đổi với token của người khác và chúng vẫn giống hệt nhau về mặt chức năng.

Điều này rất có lợi, nếu token của bạn có mục đích trở thành một loại tiền tệ nào đó. Bạn sẽ không muốn các đơn vị riêng lẻ có đặc điểm khác biệt, bởi điều này khiến chúng không thể thay thế được. Việt này có thể khiến một số token trở nên giá trị hơn hoặc ít giá trị hơn những token khác, làm suy giảm mục đích sử dụng chúng.

Tính linh hoạt

ERC-20 token có khả năng tùy chỉnh cao và có có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhiều ứng dụng.

Sự phổ biến

Chính sự phổ biến của ERC-20 trong Crypto là một lý do rất thuyết phục để lấy ERC-20 làm tiêu chuẩn chung. Có rất nhiều sàn giao dịch, ví và hợp đồng thông minh đã tương thích với ERC-20 token.

Nhược điểm của ERC-20 token

Khả năng mở rộng

Như nhiều mạng blockchain khác, việc mở rộng là thách thức đối với Ethereum. Với tình hình hiện tại, việc mở rộng quy mô đang không tốt. Việc cố gắng gửi 1 giao dịch vào thời gian cao điểm dễ dẫn đến phí cao và sự chậm trễ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của ERC-20.

Rủi ro về lừa đảo

Việc dễ dàng ra mắt token mới có thể coi là một nhược điểm của ERC-20 ở một số khía cạnh. Hiện nay rất dễ tạo ra một ERC-20 token đơn giản, ai cũng có thể làm điều đó dù với mục đích tốt hay xấu. Chính vì vậy, bạn nên cẩn thận tìm hiểu kỹ với những gì mình đang hoặc định đầu tư. Không thiếu những dự án lừa đảo sử dụng mô hình đa cấp Ponzi được ngụy trang thành một dự án blockchain đẹp mắt, lôi cuốn người đầu tư.

Một số tiêu chuẩn ERC khác

Khi nhận thấy những nhược điểm còn tồn tại của ERC-20, một số nhà phát triển đã tiến hành sáng tạo và đưa ra những chuẩn thiết kế mới.

Tiêu chuẩn ERC-223

Token tạo ra từ tiêu chuẩn ERC-223 có thể khắc phục tốt nhược điểm xuất hiện sự cố trong quá trình chuyển token. Bên cạnh đó, token ERC-223 còn giúp người dùng tiết giảm đi chi phí giao dịch

Tiêu chuẩn ERC-721

Loại token được tạo ra dựa trên tiêu chuẩn này có dạng không thể thay đổi. Vì vậy, mỗi token sẽ có giá trị như nhau, có thể hoán đổi cho nhau, có cùng các chức năng.

Tiêu chuẩn ERC-1155

Loại token được tạo ra theo tiêu chuẩn ERC-1155 này sở hữu tính chất kết hợp giữa cả token ERC-20 và token ERC-721. Chúng mang tính độc nhất nhưng vẫn có thể thay thế.

Tiêu chuẩn ERC-777

Loại token được tạo ra theo tiêu chuẩn ERC-777 này được cải tiến rõ rệt về tính bảo mật, hỗ trợ xử lý nhiều tùy chọn. 

Tiêu chuẩn ERC-821 và ERC-875

Hai loại tiêu chuẩn này đã trở thành sự tiếp nối của tiêu chuẩn ERC-721. Trong đó, mỗi tiêu chuẩn đều hướng đến việc cải thiện các Smart Contract cho các token không thể thay thế theo một cách riêng của mình. 

ERC-821 có chức năng transferAndCall giống như ERC-777 cho phép các hợp đồng thông minh phản ứng với các token đến. Còn ERC-875 cung cấp khả năng gửi đi nhiều NFT (token không thể thay thế) trong giao dịch bằng cách chỉ định một chỉ mục cá nhân cho mỗi người trong số họ.

Tiêu chuẩn ERC-998

Đây là một tiêu chuẩn cho phép giới thiệu các token điện tử “hợp nhất”. Tiêu chuẩn này cho phép token NFT liên kết các NFT khác như ERC-721 hoặc ERC-20 có thể chuyển đổi. Chuyển Token ERC-998 riêng biệt cho người khác tức là tất cả ERC-721 và ERC-20 trong thành phần của nó cũng sẽ chuyển cho chủ sở hữu này.

Ngoài ra, còn một số loại tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn ERC-621, tiêu chuẩn ERC-827, tiêu chuẩn ERC-948 hay Tiêu chuẩn ERC-884.

Lời kết

Mong rằng qua những chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu hơn ERC20 là gì, ưu nhược điểm của ERC20 token. Cũng như biết thêm một số loại tiêu chuẩn khác ngoài ERC-20. Chúc các bạn thành công.

 

bài viết liên quan