Trending

Tokenomic là gì?

Tokenomic được hiểu đơn giản là nghiên cứu, xác định và đánh giá mô hình kinh tế học của token. Mục tiêu của phân tích là để hiểu rõ các ảnh hưởng đến cung và cầu của token, cuối cùng là giá của nó.

Tokenomic là một khái niệm mà không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua để trở thành một nhà đầu tư thành công. Bằng việc hiểu các cơ chế giúp đánh giá tiềm năng tích lũy giá trị của một token nhất định.

Trong bài viết này chúng ta sẽ khám phá các động lực cung, cầu và các khía cạnh khác của một token.

Token để làm gì?

Điều đầu tiên mà tôi thấy rất ít những nhà đầu tư đặt câu hỏi, token được sinh ra để làm gì? 

Về mặt kinh tế: Token giúp các dự án huy động vốn để phát triển, với những lợi ích khác so với các mô hình gọi vốn truyền thống (IPO).

Ví dụ một lợi ích đáng kể của việc huy động vốn bằng token so với việc bán cổ phần như hình thức truyền thống. Đó là cho phép những tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tham gia so với việc gọi vốn truyền thống thì nhà đầu tư cần phải được công nhận mới được tham gia IPO.

Việc tăng người dùng, nhà đầu tư sớm cũng là một công cụ giúp dự án tiếp thị, đó cũng là lý do mà càng ngày phân bổ vị thế cho các nhà đầu tư sớm ngày càng tăng.

Token cũng đảm bảo tính liên kết các khoản incentive giữa các bên, giữa nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, người dùng, nhóm phát triển để đảm bảo tất có lợi và có động lực phát triển.

Nguồn cung

Khi phân tích nguồn cung của một token, chúng ta sẽ đặt ra câu sau: “Chỉ dựa vào nguồn cung thì kì vọng vào giá của token sẽ như thế nào”, “Liệu token có trở nên khan hiếm hay sẽ sẽ càng lạm phát hơn ”. Hãy luôn ghi nhớ điều này, chúng ta có thể phân tích ba khía cạnh khác nhau ảnh hưởng đến nguồn cung của token: phân bổ (allocation), thời gian trả token, phí gas.

Phân bổ (Allocation)

 

Thành phần Chi tiết Ví dụ
Founder/Core team Luôn có, các khoản phân bổ thường sẽ khóa lâu hơn so với các bên khác Avax, Sol, Bnb,…
Private Investor Bao gồm nhiều bên như nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư vòng hạt giống,…. Binance Lab, A16z, Animoca brands,…
Public sale Bao gồm các vòng ICO,IDO,IEO,… ICO, IDO, IEO, Launch pad
Foundation Phân bổ cho các tổ chức phi lợi nhuận để hỗ trợ dự án và hệ sinh thái ETH Foundation, Solana Foundation,… 
Ecosystem/Incentive Bao gồm các khoản tài trợ hệ sinh thái, airdrop, yiled farming,…  Staking, yield farming
Khác Phân bổ một lượng cho các đối tác chiến lược, người tham gia hệ sinh thái sớm early adopter

Một số ví dụ về phân bổ token cho các bên liên quan.

Có thể nhận thấy rằng các token L1 cũ như BNB, ETH, ADA có phân bổ vị thế public sale nhiều hơn so với các L1 mới như SOL, AVAX,NEAR.

Các hệ sinh thái mới thập trung phân bổ vào Incentive cho hệ sinh thái hơn là bán public sale.

Phân bổ cho các early adopter cũng tăng dần cho thấy rằng các hệ sinh thái cũng càng ngày càng chú tâm tới các nhà phát triển,người dùng hệ sinh thái sớm.

Vesting periods

Vesting periods là khoảng thời gian mà token bị khóa sau lần đầu tiên phân phối token ra thị trường.

Thời gian khóa token này là công cụ để giúp các nhà phát triển có động lực tiếp tục phát triển dự án, để nhận được phần thưởng của mình. Nó cũng để dùng để ngăn chặn những biến động lớn về giá khi những nhà đầu tư ở các vòng Seed sale, Private sale,.. có thể bán phá giá vì giá họ mua ở những vòng này rất rẻ. Ngoài ra chúng ta có thể lên kế hoạch mua bán token trước khi những ngày mở khóa này diễn ra.

Thông thường những nhà đầu tư mới bắt đầu sẽ không quan tâm đến khoảng thời gian này vì họ chưa hiểu nhiều về khoảng thời gian khóa này. Khoảng thời gian khóa ngày càng lâu được biểu diễn thông qua biểu đồ dưới đây.

Chúng ta có thể sử dụng Vesting periods như sau

  • Dự đoán được đội ngũ phát triển có đồng hành cùng dự án lâu dài không
  • Khả năng lạm phát trong tương lai
  • Khả năng chốt lời của các bên liên quan: Seed sale, Private sale,…

Emissions

Emission sẽ đề cập đến tỷ lệ phát hành của tiền điện tử. Tùy thuộc vào Emission hoặc Burn và cách thức thay đổi mà token sẽ lạm phát hoặc giảm phát.

Emission, burn hay các hoạt động quản trị tác động đến nguồn cung được coi như là một chính sách tiền tệ của token và điều này sẽ làm thay đổi đến thị trường. 

Emission được phân phối như là một phần thưởng của khối cho các thợ đào hoặc validators xác thực mạng lưới.

Dưới đây chúng ta có thể thấy hầu hết cơ chế của các L1 đều là lạm phát. Họ cũng có các cơ chế nhằm giảm phát token như ETH có EIP-1559, BNB có BEP-95,…

Tùy vào việc sử dụng mạng lưới mà việc Burn token theo các giao dịch của mạng lưới sẽ làm giảm áp lực lạm phát lên các token đó. Đó là lý do vì sao mà các mạng lưới có nhiều người dùng như ETH, SOL, BNB có tiềm năng tăng tưởng rất mạnh so với các L1 ít người dùng hơn như ADA, Near,….

FDV và Vốn hóa thị trường (MC)

Vốn hóa thị trường là kết quả của việc nhân giá hiện tại của token với nguồn cung hiện tại của token đó. Trong khi đó FDV là kết quả của phép nhân giá token với cung tối đa. 

Một số token có cung tối đa là cố định như BNB, BTC thì chúng ta sẽ cần quan tâm đến FDV nhưng với những dự án có tổng cung không giới hạn thì đây sẽ là con số không đáng lưu ý.

Chúng ta sẽ cần chú ý tới chỉ số sau : FDV/MC 

Chỉ số này cho ta thấy được số lượng token chưa được đưa vào lưu thông. Chỉ số này càng lớn thì lượng token chưa đưa vào lưu thông càng nhiều và ngược lại. Điều đó dẫn đến lạm phát của token.

Qua bảng dưới đây thì mọi người cũng có thể nhận ra những token nào nên xem xét kỹ trước khi đầu tư.

Tính ứng dụng

Một token được thiết kế để có nhiều tính ứng dụng, thúc đẩy nhu cầu về token đó, làm tăng giá trị và thanh khoản trong một thị trường. Dưới đây là một số vài trò mà token của các dự án thường hướng tới.

Right: Token sẽ cho bạn quyền tham gia vào giao thức: sử dụng sản phẩm, quản trị, voting,…

Value exchange|: Việc sử dụng token có thể tạo ra thu nhập: phần thưởng công việc, thu nhập thụ động,…

Toll: Thu phí giao dịch người dùng muốn trải nghiệm sản phẩm. Đôi khi việc này sẽ là rào cản ngăn người dùng tiếp cận.

Function: Token có thể làm phong phú trải nghiệm người dùng bằng cách cho phép kết nối người dùng, tham gia một mạng lưới , hoặc incentive cho người dùng.

Currency: Đối với GameFi hoặc DeFi thì một token còn là một phương tiện trao đổi giá trị.

Earnings: Chia sẻ doanh thu từ nền tảng thông qua token và phân phối lợi ích cho những người tham gia giao thức.

Yield Reward

Các tiện ích phải được gắn với các mô hình kinh doanh cốt lõi và phần thưởng có thể được sử dụng để khuyến khích các hành vi cốt lõi và thúc đẩy những người tham gia giao thức

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Chainlink (LINK) để hiểu được cách gắn token với mô hình kinh doanh

Chainlink là một nền tảng cung cấp mạng lưới oracle phi tập trung.

Chainlink nhằm mục đích cung cấp đầu vào và đầu ra cho dữ liệu không bị giả mạo cho các hợp đồng thông minh trên bất kì blockchain nào.

LINK là toke được Chainlink làm phần thưởng cho các node để xác thực các nguồn dữ liệu từ bên ngoài. Người dùng muốn dùng hệ thống của Chainlink thì cần LINK để làm phí. Do vị thế đứng đầu trong mảng oracle nên họ phải chấp nhận yêu cầu này. Điều này cung cấp tính ứng dụng của LINK.

Vote escrow

Vote escrom (hay còn gọi tắt là ve) đây là hình thức khuyễn khích các nhà cung cấp thanh khoản gắn bó dài hạn với giao thức.

Điều này thực hiện bằng cách tăng phần thưởng, quyền quản trị cho những người sở hữu ve-token.

Để hiểu hơn về ve-Token chúng ta cùng tìm hiểu mô hình của Curve Finance.

Curve finance cung cấp tính năng trượt giá thấp khi hoán đổi các stablecoin. CRV là token quản trị của dự án cho phép tham gia vào việc quản trị giao thức. Người tham gia có thể stake CRV và nhận lại veCRV. Một vài khía canh khiến Curve trở nên độc đáo.

Thứ nhất khi khóa càng lâu thì veCRE càng nhiều. 

Thứ hai khi đã khóa thì không bị đảo ngược, token cũng không thể chuyển nhượng.

Thứ ba khi lock CRV sẽ được chia sẻ doanh thu giao thức.

Những tiện ích trên khiến TVL của Curve tăng lên mà không xảy ra bong bóng. Điều này giúp giao thức phát triển và tạo ra nhiều doanh thu.

Tổng kết

Đây là những điều mà bạn cần chú ý khi tìm hiểu một tokenomic, khi token càng được gắn nhiều chức năng giúp gia tăng giá trị thì nó sẽ có khả năng tăng giá trong dài hạn. 

Trên đây là những điều cần làm khi cần phân tích một tokenomic của một dự án. Để hiểu một mô hình hoạt động là điều rất khó cần tìm hiểu sâu cũng như phải trải nghiệm sản phẩm. Hy vọng bài viết giúp ích cho người đọc.

 

bài viết liên quan