Swap token trên Uniswap 5 lần 7 lượt vẫn thất bại. Anh em chơi “hệ DeFi” làm thế nào để chiến thắng trong cuộc chiến Gas War? Cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau.
Phí gas là gì?
Gas fee là phí phải trả cho network để một giao dịch được xử lý và thực hiện trên một nền tảng blockchain.
Tuỳ vào nền tảng blockchain khác nhau mà phí gas cũng được tính ở những đơn vị khác nhau. Chẳng hạn như Ethereum tính gas bằng với đơn vị GWEI và được trả bằng ETH, Solana tính bằng SOL, Binance Smart Chain và Binance Chain tính bằng BNB-BEP20 và BNB-BEP2, Polkadot tính bằng DOT,…
Anh em lưu ý giao dịch hay chuyển token ở blockchain nào thì dùng chính đồng coin gốc của blockchain đó trả phí để giao dịch được xác nhận.
Nếu anh em vẫn băn khoăn không biết nên dùng đồng nào để trả phí khi sử dụng blockchain nào, anh em có thể xem ở hình dưới đây:
Lưu ý:
- Father Token: chính là đồng coin anh em dùng làm gas fee tương ứng với các blockchain.
- Child Token: Là các chuẩn token được hỗ trợ trên các blockchain tương ứng.
Gas War là gì?
Mọi chuyện sẽ không sao cho đến khi có vấn đề xảy ra. Khi một nền tảng blockchain có quá nhiều giao dịch cần xử lý và nó đạt đến ngưỡng giới hạn giải quyết của nền tảng thì vấn đề bắt đầu lộ diện – sự tắc nghẽn mạng lưới. Các trình xác thực sẽ ưu tiên xử lý cho những giao dịch trả phí cao hơn những giao dịch còn lại và những giao dịch được trả phí gas thấp sẽ được đẩy ra sau.
Với tâm thế là người dùng, tất nhiên anh em luôn muốn giao dịch của mình được xử lý nhanh đúng không? Nên ai cũng sẵn sàng trả phí cao hơn để hoàn tất giao dịch nhanh nhất có thể khiến cho chi phí cho mỗi giao dịch càng lúc càng được đẩy lên cao. Đây được biết với tên gọi là Gas War.
Anh em có thể hình dung rõ ràng nhất về Gas War với blockchain Ethereum, đặc biệt là ở thời điểm ICO vào năm 2017 khi có lúc Gwei đã vượt 800 cho một giao dịch và trong “mùa hè DeFi” năm 2020 khi Gwei luôn dao động ở tầm 400 – 600 được đẩy lên cao nhất mọi thời đại. Một giao dịch có thể “ngốn” của anh em cả trăm đô nhưng tỷ lệ thất bại cũng rất cao.
Cụ thể hơn, anh em có lẽ đã trải qua cảm nhận cuộc chiến gas war rõ nhất qua việc swap token trên các sàn DEX như Uniswap, Sushiswap,… hay các giao thức DeFi khác khi farming như Harvest Finance, Pickle,… thì cũng hiểu rõ dù có nâng gas phí cao thì cũng có khả năng fail đến hai ba lần, phí thì bị trừ nhưng giao dịch thì vẫn chưa xong.
Chiến thắng gas war bằng cách nào?
Trong cuộc chiến phí gas, anh em nào trả nhiều hơn thì đổi lại tốc độ xử lý giao dịch cũng nhanh hơn.
Cả phiên bản extension và mobile app đều tích hợp thanh kéo gas fee. Đồng nghĩa là anh em có thể tuỳ chỉnh gas fee mong muốn cho giao dịch được thực hiện nhanh nhất với chi phí tối ưu nhất, tuỳ theo nhu cầu sử dụng của anh em.
Anh em có thể truy cập tại Etherscan để tham khảo gas fee và chỉnh gas cho phù hợp hoặc để chế độ mặc định trên app.
Bước 1: Vào ví ETH ở giao diện chính
Bước 2:
- Nhập số lượng coin/ token muốn chuyển
- Địa chỉ người nhận
- Chọn kéo gas fee. Anh em nên tham khảo gas fee trước khi kéo chọn (nếu không gấp có thể chọn mức Gwei ở mức trung bình)
- Trượt Send để gửi coin
Các thao tác chuyển coin hay giao dịch trên Uniswap hoặc các DEX khác cũng thực hiện chỉnh gas tương tự như vậy.
Lưu ý:
- Với các giao dịch chuyển coin/ token sang địa chỉ ví khác hoặc sàn giao dịch, nếu anh em không cần gấp có thể điều chỉnh phí gas thấp lại hoặc ước lượng theo thời gian muốn nhận → phí chuyển sẽ rẻ hơn.
- Với anh em giao dịch trên các DEX muốn ưu tiên tốc độ và tỷ lệ giao dịch thành công cao, anh em có thể tham khảo GWEI và tinh chỉnh cho phù hợp hoặc kéo thanh gas Max để kịp “đua những con hàng ngon đang hot”.
So về độ tối ưu phí gas, Metamask hay Trust Wallet đều chưa thiết kế tính năng này nên đây là một điểm bất lợi cho anh em nếu sử dụng các ví tiền điện tử này khi phí gas tăng mạnh. Ngoài ra, Nếu anh em swap trực tiếp trên Metamask, anh em sẽ tốn thêm 0.875% phí dịch vụ tự động được tính trong mỗi lần báo giá.