Trending

NFT là một khái niệm đang làm mưa làm gió trong thế giới của công nghệ và kỹ thuật số. NFT được xem là một bước tiến đột phá trong việc đại diện và giao dịch tài sản số, NFT đã thay đổi cách chúng ta hiểu về sự sở hữu và trao đổi giá trị trực tuyến. Trong bài viết này, hãy cùng TraderViet tìm hiểu sâu hơn về NFT là gì, tìm hiểu về cách chúng hoạt động, tại sao chúng trở nên quan trọng, và những ứng dụng tiềm năng của chúng trong tương lai.

NFT là gì?

NFT là viết tắt của Non-fungible Token, là một dạng token mã hóa trên nền tảng blockchain biểu thị cho một tài sản độc nhất vô nhị. NFT có thể là biểu tượng tài sản hoàn toàn kỹ thuật số hoặc phiên bản mã hóa của tài sản thực tế trong thế giới thực.

Điều khiến NFT trở nên khác biệt là do đặc tính không thể thay thế được của nó. Ví dụ nhỏ về khả năng thay thế như: 1 USD sẽ không có khác biệt gì với 1 USD khác, 1 Bitcoin luôn sẽ có một mệnh giá bằng 1 Bitcoin khác. Trong khi đó, NFT không thể hoán đổi cho nhau như USD và Bitcoin, mỗi NFT đều chỉ có một mã định danh riêng và duy nhất, làm cho nó khác với số còn lại.

NFT có khả năng sử dụng để thực hiện giao dịch và đổi lấy tiền, tiền số hoặc các NFT khác, tùy thuộc vào giá trị mà thị trường và chủ sở hữu gán cho chúng. Ví dụ, một số người có thể trả hàng triệu USD cho một NFT, trong khi những người khác có thể xem nó không có giá trị.

Tiền số cũng là một loại mã thông báo, tuy nhiên, điểm quan trọng khác biệt nằm ở việc hai loại tiền số từ cùng một chuỗi khối có thể trao đổi lẫn nhau và có khả năng thay thế. Trong khi đó, hai NFT từ cùng một chuỗi khối có thể giống nhau về hình dạng, nhưng chúng không thể hoán đổi cho nhau.

NFT đã được sáng tạo từ lâu trước, ví dụ như NFT đầu tiên được bán là “Quantum,” được tạo ra và mã hóa bởi Kevin McKoy vào năm 2014 trên một chuỗi khối là Namecoin. Sau đó, nó đã được đúc và bán vào năm 2021 trên Ethereum.

Thị trường NFT là gì?

Thị trường NFT là gì?

Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của thị trường NFT, hầu hết các nền tảng NFT có xu hướng thuộc vào một trong ba loại chính sau đây:

  • Thị trường Mở: Đây là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể mua, bán hoặc đúc NFT. Thuật ngữ “đúc coin” thường ám chỉ việc xuất bản NFT trên chuỗi khối để biến nó thành tài sản có thể giao dịch. Các thị trường mở thường cung cấp dịch vụ đúc NFT sẵn có, nhưng người sáng tạo cũng có thể tự tạo ra tác phẩm của họ.
  • Thị trường Khép Kín: Tại đây, các nghệ sĩ hoặc người tạo NFT phải đăng ký tham gia và thường thì thị trường sẽ quản lý quy trình đúc NFT. Giao dịch trên thị trường này thường bị hạn chế hơn so với thị trường mở.
  • Thị trường Độc Quyền: Thị trường này có sự tham gia của công ty vận hành và thường được đăng ký với nhãn hiệu hoặc bản quyền. Nó được kiểm soát chặt chẽ hơn và chủ yếu chứa các tác phẩm độc quyền.

Một số người tham gia giao dịch NFT có thể tạo tài khoản và tham gia nhiều thị trường khác nhau để nắm bắt thông tin mới một cách nhanh chóng. Thông tin về các loại Coin NFT mới thường được chia sẻ qua các nền tảng như Discord và Twitter, hoặc trên các trang web chuyên biệt như Rarity Sniper và Rarity Tools.

Khi tham gia vào một thị trường NFT cụ thể, nhà đầu tư thường sẽ nhận được hướng dẫn từng bước để hiểu và sử dụng nền tảng đó. Một số thị trường cung cấp khả năng thiết lập ví từ bên trong trang web hoặc sử dụng ví độc quyền của họ. Việc sử dụng ví độc quyền của thị trường này có thể đi kèm với các chiết khấu hoặc giảm phí so với việc sử dụng ví bên ngoài. Dưới đây là 3 thị trường NFT thông dụng nhất hiện nay 2024:

1. OpenSea.io

Opensea là nền tảng được biết đến như một nơi cung cấp các mặt hàng, đồ sưu tầm kỹ thuật số quý hiếm. Bạn có thể sắp xếp các tác phẩm theo sở thích để có thể tìm ra được những nghệ sĩ mới.

Thị trường NFT là gì?

2. Rarible

Kế tiếp là Rarible sẽ tương tự như là Opensea, đây là một thị trường mở, tự trị, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, nhà sáng tạo tự phát hành và bán các tác phẩm của mình. Các Token RARI được phát triển ở trên nền tảng này đều cho phép chủ sở hữu cân nhắc về các tính năng như là chi phí, quy tắc chung cộng đồng.

Thị trường NFT là gì?

3. Foundation

Cuối cùng là Foundation, đây là một nền tảng các nghệ sĩ phải nhận được nhiều phiếu tán thành hay là lời mời từ đồng nghiệp thì mới có thể đăng bán tác phẩm của mình. Tính độc quyền và chi phí để tham giác trong cộng động cũng phải mua gas để đúc NFT. Có nghĩa là các tác phẩm trên thị trường này sẽ được nâng lên một tầm cao mới, thu lợi nhuận trong thời gian dài.

Thị trường NFT là gì?

Cách thức hoạt động của NFT là gì?

cách thức hoạt động của nft là gì

NFT được xem là công cụ hàng đầu để mã hoá các tài sản số đại diện cho vật phẩm hữu hình và vô hình bao gồm:

  • Tác phẩm nghệ thuật.
  • Hình ảnh ở dạng GIF.
  • Video quay lại khoảnh khắc nổi bật trong thể thao.
  • Ảnh đại diện, vật phẩm trong game.
  • Thiết kế giày thể thao.
  • Các sản phẩm âm nhạc.

Bạn có thể giao dịch NFT trên các thị trưởng mở như Binance NFT Marketplace, OpenSea và Treasureland. Đây đều là các thị trường uy tín giúp kết nối người mua với người bán và giá trị của NFT là duy nhất. Cũng như bao loại hàng hoá khác, giá của NFT cũng dễ dàng thay đổi, tuỳ theo tình hình cung và cầu của thị trường.

Những rủi ro từ NFT là gì?

Thị trường NFT là một thị trường mở rộng, với số lượng người dùng rất lớn. Một trong những rủi ro mà người dùng có thể phải chịu là việc mua phải những token giả không có giá trị trên mạng. Không chỉ vậy, người dùng có thể sẽ phải chịu một khoản lỗ cực kỳ lớn nếu giá trị vật phẩm không có xu hướng tăng lên. Đến hiện tại, chưa có cơ chế nào có thể giúp người dùng định giá được tài sản trên NFT.

Tại sao NFT được nhiều người quan tâm đến vậy?

Tại sao NFT được nhiều người quan tâm đến vậy?

Không thể phủ nhận rằng, NFT thu hút cả người mua và người bán nhờ vào những ich lợi ấn tượng mà nó mang lại. Cụ thể:

1. Sự độc đáo : Như đã nhấn mạnh ở trên, mỗi NFT đều có một mã định đanh duy nhất và hoàn toàn không thể thay thế bằng bất cứ loại tài sản nào khác. Điều này giúp đảm bảo tính đáo và giá trị duy nhất của từng NFT

2. Khả năng chuyển nhượng : NFT có thể được mua bán, trao đổi trên các thị trường NFT một cách dễ dàng. Đây là một trong những lợi ích to lớn giúp người dùng có thể nhanh chóng kiếm lời từ việc sở hữu và giao dịch các NFT, qua đó làm tăng hiệu suất giao dịch của người dùng.

3. Sự minh bạch: NFT sử dụng công nghệ blockchain để ghi chép quyền sở hữu một cách minh bạch và không thể thay đổi. Điều này giúp người dùng dễ dàng chứng minh quyền sở hữu và đảm bảo sự rõ ràng và an toàn cho các giao dịch NFT.

Có nên đầu tư NFT trong năm 2024 không?

Có nên đầu tư NFT trong năm 2024 không?

Đầu tư vào NFT trong năm 2024 cũng cần xem xét một số yếu tố cụ thể. Tuy NFT có tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn, nhưng quyết định có nên đầu tư vào NFT trong năm 2024 hay không phụ thuộc vào tình hình thị trường và mục tiêu cá nhân của bạn.

Năm 2024, thị trường NFT có thể sẽ phát triển và thay đổi một cách đáng kể so với thời điểm hiện tại. Việc theo dõi xu hướng, dự báo và nghiên cứu cẩn thận về các dự án và tác phẩm NFT cụ thể sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư có kiến thức hơn. Hãy cân nhắc mức độ rủi ro, mục tiêu đầu tư và sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực này trước khi đưa ra quyết định.

Tuy nhiên sự phấn khích về tiềm năng lợi nhuận trong việc đầu tư vào NFT thường đi kèm với các rủi ro, và lừa đảo NFT đã trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số cách để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo NFT:

  1. Kiểm tra các nguồn thông tin đáng tin cậy: Hãy luôn kiểm tra nguồn thông tin trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án NFT nào. Tránh những liên kết lừa đảo trên mạng xã hội và luôn đảm bảo bạn đang tương tác với các trang web, diễn đàn hoặc nguồn thông tin uy tín.
  2. Xác minh danh tính và thông tin của người bán: Nếu bạn mua NFT từ một cá nhân hoặc trang web không rõ nguồn gốc, hãy thực hiện kiểm tra danh tính và thông tin của họ. Hãy cẩn trọng với catfishing và các trang web thị trường giả mạo.
  3. Kiểm tra tính xác thực của NFT: Trước khi mua NFT, hãy đảm bảo rằng tác phẩm được bán là tác phẩm gốc và không phải là một bản sao giả mạo.
  4. Thận trọng với giá quá cao: Hãy cẩn trọng nếu có một NFT được bán với giá quá cao so với giá trị thực tế. Điều này có thể là dấu hiệu của một lừa đảo.
  5. Sử dụng ví lạnh: Lưu trữ tài sản NFT của bạn trong ví lạnh (thiết bị lưu trữ ngoại tuyến) có thể giúp bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công trực tuyến và lừa đảo.
  6. Thực hiện giao dịch nhỏ trước: Trước khi đầu tư một số lượng lớn tiền vào NFT, hãy thử nghiệm bằng việc thực hiện giao dịch nhỏ để đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng cách.
  7. Nghiên cứu cẩn thận: Trước khi mua NFT, hãy dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu cách hoạt động của thị trường NFT. Đọc các hướng dẫn trực tuyến, tham gia vào cộng đồng NFT và đánh giá thực tế để hiểu rõ thị trường và các rủi ro có thể xảy ra.

Lưu ý rằng NFT có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cẩn trọng và sự tìm hiểu cẩn thận là cần thiết để tránh rơi vào các trường hợp lừa đảo và rủi ro không cần thiết.

TOP 3 NFT token tiềm năng nhất hiện nay

Bộ 3 THETA, AXS – Axie Infinity và Chiliz – CHZ là những cái tên nổi bật được ứng dụng để phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng của người dùng.

1. THETA

theta

Theta vốn được sử dụng làm quà thưởng cho người dùng khi họ xem và chuyển tiếp một đoạn video nào đó cho người dùng khác đang xem nội dung tương tự. Trên thị trường hiện nay, giá trị vốn hoá của Theta đã ước chừng đạt hơn 10 tỷ USD.

2. AXS – Axie Infinity

AXS - Axie Infinity

Đây là một lại token NFT nổi tiếng được tạo ra bởi chính người Việt. Hiện nay, loại token này đang được dùng để làm NFT Coin cho một tựa game nổi tiếng trên nền tảng blockchain có tên là Axie Infinity.

3. Chiliz (CHZ)

Chiliz (CHZ)

Chiliz (CHZ) chiếm giữ một phần đáng kể trong lĩnh vực thể thao. Cụ thể, vốn thuộc về Socios.com nên Chiliz còn giúp người dùng nhanh chóng có được cryptocurrency, đồng thời bỏ phiếu cho các đội tuyển và câu lạc bộ thể thao mà họ yêu thích.

Ứng dụng NFT như thế nào vào đời sống?

Sau khi đã hiểu NFT là gì thì NFT hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  1. Nghệ thuật Kỹ thuật số: Các tác phẩm nghệ thuật có thể được chuyển đổi thành tài sản số và kết nối với các Token trên blockchain. Điều này giúp việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật trở nên dễ dàng và đáng tin cậy hơn.
  2. Trò chơi: Nhờ vào NFT, người chơi có thể thực sự sở hữu các vật phẩm và nhân vật trong trò chơi. Việc giao dịch và sở hữu trong game cũng trở nên an toàn và rõ ràng hơn.
  3. Số hóa tài sản thực: NFT có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ việc mã hóa tài sản vật lý như đất đai, vé tham gia sự kiện để ngăn chặn làm giả, cho đến việc biến đổi tài sản có giá trị cao thành dạng Token để chứng minh quyền sở hữu.
  4. Phát triển nội dung số: NFT cũng được sử dụng để mã hóa các sản phẩm âm nhạc, biểu tượng, memes, và nhiều nội dung số khác. Điều này giúp tăng giá trị của các tài sản số này thông qua việc xác thực quyền sở hữu.

Sự kết hợp giữa công nghệ blockchain và NFT đã mở ra nhiều cơ hội mới trong việc quản lý và giao dịch tài sản số, từ các tác phẩm nghệ thuật độc đáo đến vật phẩm trong trò chơi, và thậm chí cả việc số hóa tài sản thực tế. Điều này thúc đẩy sự phát triển và tiềm năng ứng dụng của NFT trong tương lai.

Kết luận 

Hãy ghi nhớ rằng, khi sử dụng tiền điện tử để mua NFT, nếu giá trị của chúng tăng sau thời điểm mua, có thể bạn sẽ bị đánh thuế. Vì vậy, trước khi đầu tư vào NFT, bạn cần hiểu rõ NFT là gì và nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia thuế để hiểu rõ hơn về khía cạnh thuế của giao dịch này.

Hãy xem xét việc tiếp cận NFT như một khoản đầu tư khác bằng cách: Thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu về các rủi ro có thể xảy ra, bao gồm khả năng mất toàn bộ số tiền đầu tư của bạn. Nếu bạn quyết định tham gia vào thế giới của NFT, hãy làm điều này thật sự cẩn thận.

bài viết liên quan