Trending

Bên cạnh sự kiện ra mắt token gây nhiều tranh cãi của mình, EigenLayer cũng đã công bố một khái niệm mới là “Intersubjective Staking / Forking”. Vậy khái niệm mới này có gì đặc biệt? Hãy cùng mình đi tìm tòi trong bài viết dưới đây anh em nhé!

Tổng quan

Trước khi đi vào nội dung chính và khái niệm này, mình nghĩ sẽ tiện hơn nếu chúng ta đảo qua một vài khái niệm cơ bản về khâu xác thực của một blockchain.

  • Finality
  • Attestation, Inactivity Leak
  • Fork
  • Slashing

Bài toán đặt ra

Vấn đề được EigenLayer đặt ra đó là làm sao xử lý được khâu xác thực nhưng không làm ảnh hưởng và tạo thêm tác vụ về xác thực cho mạng lưới Ethereum. Đây cũng là một bài toán được nhà sáng lập Vitalik Buterin đề cập trong blog “Don’t overload the consensus”.

Vấn đề này phát sinh vì EigenLayer hướng đến xử lý các tác vụ “Intersubjective”. Thực sự cá nhân mình không biết dịch sao cho sát nghĩa khái niệm này, nhưng có thể hiểu đây là dạng tác vụ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, đồng thời không liên quan mật thiết đến lớp đồng thuận Layer-1 của Ethereum. Đó có thể là các AVS chuyên dụng cho các tác vụ như DA hay Oracle.

Để dễ hình dung hơn thì chúng ta sẽ làm rõ luôn khái niệm “Objectively”. Đây là nhóm tác vụ gắn chặt trực tiếp vào nền tảng lõi của Ethereum (cụ thể là hệ thống máy ảo EVM). Do đó, khâu xác thực các tác vụ này sẽ hợp lý nếu dùng cơ chế cơ bản Layer-1 đang dùng, hoặc thậm chí là cả mô hình restaking.

Tạm tóm gọn, chúng ta có 2 tác vụ cần xác thực:

  • Objective: Liên quan đến nội bộ, bản chất cấu trúc hạ tầng của Ethereum
  • Intersubjective: Liên quan đến các đơn vị bên ngoài mạng lưới gốc của Ethereum

Intersubjective Staking là gì?

Như đã đề cập ở phần vấn đề, những tác vụ Intersubjective sẽ là rào cản lớn về mặt xác thực nếu yêu cầu toàn bộ mạng lưới Ethereum cùng tham gia biểu quyết đồng thuận.

Đây là lí do EigenLayer muốn triển khai một cơ chế xác thực mới. Cốt lõi của nó sẽ là token EIGEN. Các node sẽ cần stake token này để tham gia quyết định đâu mới là chain hợp lệ. Nó nhấn mạnh rằng đây là các chain cục bộ cho các tác vụ bên ngoài. Nó không liên quan đến lớp đồng thuận của Ethereum.

Quá trình staking EIGEN để góp phần quản trị này gọi là Intersubjective Staking.

2 giai đoạn của Intersubjective Staking

Để giúp xác thực các tác vụ “Intersubjective”, khâu staking này sẽ có 2 giai đoạn cụ thể:

  • Setup: Đây là giai đoạn mà các blockchain, các mạng lưới DA, các Rollup sẽ thiết lập các quy chuẩn rõ ràng khi phát sinh tranh chấp xác thực.
  • Execution: Các node tham gia vào mạng lưới cục bộ này sẽ xác thực hoạt động dựa trên quy định đã dược định sẵn. Lưu ý rằng đây là các mạng lưới cục bộ.

Mình tin chắc nếu theo dõi các nội dung liên quan đến các khái niệm mới được EigenLayer thì anh em sẽ thấy rối não nhất với phần Forking, hay cụ thể là Intersubjective Forking. Có lẽ vì EigenLayer đã giới thiệu mô hình tận 2 token hoạt động song song nhau. 2 định dạng token này gồm EIGEN và bEIGEN.

Cơ chế Intersubjective Forking

Tuy nhiên trước khi đi vào sự khác nhau của 2 dạng token trên thì chúng ta cần tìm hiểu lí do vì sao có cách thiết kế này. Trước hết chúng ta đi từ nguyên nhân gốc. Đó là việc các tác vụ xác thực Intersubjective sẽ rất khác so với Objective (vốn chỉ cần một smart contract để phục vụ khâu xác thực). Do đó, các tác vụ Intersubjective sẽ cần phải tích hợp cơ chế slashing-by-forking (tạm dịch là slash các đơn vị gian lận bằng khâu fork chain). Chính vì cơ chế này, nó vô tình tạo ra các vấn đề dưới đây. Cũng như là lí do cần ứng dụng 2 định dạng token như đã đề cập.

  • Tính tái ứng dụng ở các môi trường khác. Nếu áp dụng các mô hình cũ, ứng dụng của EIGEN sẽ chỉ nằm cục bộ ở một mạng lưới, cho một ứng dụng cụ thể.
  • Sự nhập nhằng trong việc chọn chain khi xuất hiện fork: Điều này là vì các smart contract lưu trữ phiên bản token của chain gian lận sẽ khó phát hiện tình trạng hiện tại, từ đó khó nâng cấp để chọn cho đúng chain sau khi fork xảy ra.
  • Các lý do khác: chi phí trong quá trình triển khai và động lực về mặt kinh tế để các AVS muốn đối chiếu kết quả khi có hiện tượng gian lận xảy ra.

Lý do mô hình 2 token

Đó là lí do chúng ta có mô hình 2 token:

  • bEIGEN (phiên bản Intersubjective Staking, theo dõi hoạt động fork của chain): nếu có fork chain diễn ra, phiên bản này đóng vai trò đại diện, đặt cọc (solid representation) để người dùng có thể redeem phiên bản EIGEN về đúng chain sau khi xuất hiện fork.
  • EIGEN (phiên bản không biết đã có hiện tượng fork): định dạng token này sẽ được dùng trong các giao thức DeFi, ví dụ như lending, AMM swap,…và sẽ được dùng để redeem về đúng chain gốc nếu có tranh chấp và fork.
  • Ở giữa 2 phiên bản token sẽ là một lớp cách biệt Isolation. Hiểu nôm na, đây là lớp giải quyết các khâu Redeem. Đồng thời giúp phiên bản EIGEN tiếp tục duy trì vị thế ở các DApp. Cũng như không phải lo ngại về việc nhanh chóng chuyển đổi về chain đã fork.

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã điểm qua những khái niệm mới và phức tạp được EigenLayer công bố. Hi vọng là bài viết trên đây hữu ích cho anh em trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt là lúc đưa ra những quyết định đầu tư cho cá nhân mình trong tương lai.

Tất nhiên câu chuyện về Restaking và bản thân EigenLayer sẽ được mổ xẻ rất nhiều trong tương lai. Do đó, hẹn gặp lại anh em để cùng nhau tìm hiểu về các mô hình mới này nhé!

Theo Coinviet tổng hợp

Cùng theo dõi Coinviet.net và xem thêm những tin tức hữu ích khác tại Dexnew.io nhé!

bài viết liên quan