Lịch sử lý thuyết Dow là gì?
Charles H.Dow là nhà sáng lập ra tạp chí Wall Street Journal. Khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán Charles H.Dow nhận thấy thị trường chứng khoán phản ánh được tình trạng kinh tế của một quốc gia. Lý thuyết Dow được một người cộng sự của ông là William P.Hamilton thay ông phát triển sau khi ông qua đời một cách đột ngột.
Lý thuyết Dow được người trong giới xem như là một nền tảng, một hệ thống cơ sở đầu tiên cho mọi người nghiên cứu thị trường tài chính.Trước đây lý thuyết Dow được dùng để nghiên cứu 2 chỉ số của 2 ngành kinh tế chính lúc bấy giờ là công nghiệp và đường sắt. Tính tới thời điểm hiện tại mặc dù nền kinh tế đã thay đổi rất nhiều nhưng lý thuyết này vẫn còn có thể được áp dụng.
Những nguyên lý cơ bản cần chú ý của lý thuyết Dow
Nguyên lý 1: Thị trường phản ảnh tất cả
- Những thông tin bao gồm: Lãi suất, lạm phát, thu nhập…đều ảnh hưởng đến thị trường chung và được phản ánh vào thị trường qua các chỉ số liên quan.
Nguyên lý 2: Ba xu thế của thị trường
- Xu thế chính (xu thế cấp 1): Xu thế này thường kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 năm.Không một ai có thể đoán trước được chu kỳ này cũng không bị thao túng bởi bất kỳ ai.Dựa vào xu thế cấp 1 các nhà đầu tư có thể xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn.Giao dịch theo xu hướng chính sẽ giúp nhà đầu tư có một khoản đầu tư thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ.
- Xu thế phụ (xu thế cấp 2): Kéo dài trong khoảng từ 1 cho đến 3 tháng.Xu thế phụ có chiều hướng ngược với xu thế chính.Ví dụ xu thế chính là xu hướng tăng thì xu thế phụ là xu hướng giảm và ngược lại.Các nhà đầu tư khi mới tham gia thị trường thường có suy nghĩ giao dịch hai chiều.Vừa muốn giao dịch theo xu hướng chính vừa không muốn bỏ lỡ sóng điều chỉnh trong xu thế phụ điều này làm cho các nhà đầu tư không có cái nhìn tổng quan về thị trường gây ra thua lỗ.
- Xu thế nhỏ (xu thế cấp 3): Kéo dài không quá 3 tuần.Nó thường có xu hướng đi ngược lại với xu thế phụ. Xu thế nhỏ sẽ thể hiện xu thế chính ở khung thời gian nhỏ hơn.Xu thế nhỏ cũng là thời điểm mà các nhà đầu tư nên có vị thế giao dịch theo xu hướng chính để tối ưu hoá rủi ro mà mình có thể gặp phải cũng như là vẫn giữ được biên lợi nhuận lớn.
Nguyên lý 3: Xu hướng chính bao gồm 3 giai đoạn
-
Giai đoạn tích lũy
Trong giai đoạn này thị trường thường di chuyển rất chậm. Đây là giai đoạn khởi đầu cho xu hướng tăng, đây là giai đoạn này rất ít nhà đầu tư các nhân có thể tham gia vào thị trường.
Đây là giai đoạn rất khó nhận biết nếu bạn không phải một nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm.
-
Giai đoạn bùng nổ
Đây là giai đoạn mà thị trường hưng phấn, các tài sản bắt đầu tăng nhanh hơn, liên tục các tin tốt được đưa lên các phương tiện truyền thông, dấu hiệu lạc quan xuất hiện khắp nơi.
Các nhà đầu tư sớm từ giai đoạn tích lũy sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn.
-
Giai đoạn quá độ
Khi thị trường tăng trưởng đến một mức độ nào đó, người mua bắt đầu yếu thế, bắt đầu những nhà đầu tư mới tham gia thị trường xuất hiện nhiều hơn. Những thông tin tốt vẫn được đưa ra nhưng không thể đẩy thị trường tăng mạnh như trước nữa.
Nguyên lý 4: Các xu hướng được xác định bởi khối lượng giao dịch
- Khi thị trường có xu hướng chính là tăng, để xác nhận xu hướng thì khối lượng giao dịch của tài sản phải tăng cùng với giá, và ở xu thế phụ là khi giá giảm khối lượng giao dịch phải giảm theo.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khối lượng vẫn đi ngược lại với xu hướng, tức là khi giá tăng nhưng khối lượng vẫn giảm hoặc giá giảm mà khối lượng giao dịch tăng thì đó thể hiện sự yếu kém trong xu hướng và khả năng cao nó sẽ đảo chiều trong thời gian sắp tới.
Nguyên lý 5: Xu hướng được bảo toàn khi có dấu hiệu đảo chiều
- Theo lý thuyết Dow xu hướng sẽ được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều xuất hiện. Các nhà đầu tư phải phân tích, quan sát thị trường thật tỉ mỉ để nhận biết rõ ràng sự đảo chiều của xu hướng.
Những ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng lý thuyết Dow
Ưu điểm
- Lý thuyết Dow giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích xu hướng thị trường, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt.
- Giao dịch theo lý thuyết Dow sẽ giúp nhà đầu tư có một biên lợi nhuận khổng lồ vì đây là chiến lược giao dịch theo xu hướng.
- Phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường.
Nhược điểm
- Lý thuyết Dow không thể áp dụng để giao dịch trong một thị trường đang không rõ xu hướng.
- Lý thuyết Dow có độ trễ do thị trường không ngừng biến động, đôi khi quá cứng nhắc trong áp dụng lý thuyết Dow khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội tốt.
- Lý thuyết Dow thường rất khó để xác định xu hướng trong ngắn hạn vì tác động của thị trường ngắn hạn thay đổi rất khó đoán khiến lý thuyết Dow dễ sai lệch.
Tổng kết
Qua bài viết chúng ta đã có những hiểu biết cơ bản về lý thuyết Dow. Để tìm hiểu thêm về kiến thức về phân tích kỹ thuật bạn đọc có thể tìm kiếm các bài viết liên quan trên website của CoinViet Insight. Hy vọng bài viết giúp ích cho người đọc.