Trending

Tổng Quan Về Blur

Blur là một NFT Marketplace Aggregator trên Ethereum được thiết kế dành cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Blur tổng hợp dữ liệu từ nhiều sàn giao dịch NFT khác nhau như: OpenSea, LookRare, X2Y2,… để người dùng có thể giao dịch NFT chỉ trên một nơi duy nhất với một mức giá tốt nhất.

Blur được ra mắt vào tháng 10/2022 và nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những Marketplace NFT hàng đầu trên Ethereum. Mục tiêu của Blur là xây dựng một nền tảng công bằng và trao quyền cho cộng đồng. Chủ sở hữu token BLUR (token chính của nền tảng) có thể tham gia vào các quyết định quản trị, kiếm phần thưởng và truy cập vào các tính năng độc quyền.

Kế Hoạch Của Blur Với Blur Season 3

Blur Season 2 đã chính thức kết thúc vào ngày 20/11/2023, Blur vẫn chứng minh được sức mạnh của mình là một sàn NFT Marketplace hàng đầu với khối lượng giao dịch tích lũy lên tới 6.1B USD chiếm 65% thị phần và thu hút tới 260.165 người dùng trong Season 2 của mình.

Blur Season 3

Blur Weekly Volume

Trong thời gian này, Blur cũng cho ra mắt Blend – giao thức NFT lending được tích hợp ngay trên Blur. Kể từ đó Blend cũng thể hiện sự vượt trội của mình so với các nền tảng NFT Lending khác trên thị trường với hơn 90% thị phần được duy trì trong suốt khoảng thời gian dài kể từ khi ra mắt.

Blend thống trị thị trường NFT Lending

Blend thống trị thị trường NFT Lending

Để tiếp nối sự thành công ở thời điểm hiện tại, Blur Season 3 đã chính thức được bắt đầu vào ngày 21/11/2023. Trong đó, Blur Foundation đã hợp tác với Blast – một Layer 2 được hỗ trợ bởi Paradigm và Standard Crypto để phân bổ airdrop cho cộng đồng trong Season 3 này.

Blur Season 3 sẽ kéo dài 6 tháng và kết thúc vào tháng 05/2024, phần thưởng sẽ được chia đều cho Blur holder và những người giao dịch NFT trên Blur nghĩa là 50% sẽ dành cho Blur Holder và 50% sẽ dành cho Trader trên Blur. Chi tiết về cách kiếm điểm trong Blur Season như sau:

Kiếm điểm dựa trên Bidding Point

  • Đây là cơ chế cho phép người dùng đặt giá thầu cho những bộ sưu tập NFT và điểm sẽ được thưởng dựa trên khối lượng giao dịch 24 giờ của bộ sưu tập NFT đó.
  • Trong mỗi bộ sưu tập, nếu người dùng đặt giá thầu gần sát giá sàn nhất thì sẽ nhận được nhiều điểm nhất tức là nếu một bộ sưu tập NFT có giá sàn là 1.01 ETH và có 100 người dùng đặt giá thầu ở mức 1 ETH. Nếu bạn đặt giá thầu ở mức 0.99 ETH thì sẽ không kiếm được nhiều điểm hơn so với 100 người dùng kia nhưng nếu đặt giá thầu ở mức 1.01 ETH thì bạn sẽ kiếm được nhiều Blur Point hơn so với 100 người kia.
  • Giá thầu hoạt động càng lâu thì người dùng càng kiếm được nhiều điểm và khi giá thầu khớp với lệnh trên thị trường thì sẽ ngừng kiếm điểm.
  • Một số bộ sưu tập đủ điều kiện thì người dùng có thể đặt giá thầu cho cả các đặc điểm trong bộ sưu tập NFT đó.

 

Kiếm điểm dựa trên Listing Point

Listing Point sẽ hoạt động khác so với Bidding Point. Đây là một số cách để kiếm Listing Point trên Blur:

  • Người dùng càng Listing nhiều NFT thì nhận được càng nhiều Listing Point.
  • Listing các NFT Bluechip cho phép người dùng có cơ hội kiếm nhiều Listing Point hơn.
  • Sử dụng các công cụ Listing được cung cấp bởi Blur chẳng hạn như: Listing theo giá sàn, giá sàn đặc điểm và ladder list.

 

Kiếm điểm dựa trên Lending Point

Trong Blur Season 3 này thì Lending Point chỉ bằng một nửa so với Listing Point và Bidding Point (không còn hệ số 2x cho bất kì bộ sưu tập NFT nào được áp dụng trong Blur Season 3 này). Có hai yếu tố quyết định số điểm Lending Point mà người dùng kiếm được dựa trên:

  • Max Borrow: Thể hiện cho số ETH tối đa mà người dùng có thể vay bằng cách sử dụng NFT làm tài sản thế chấp.
  • APR: Đây là % số tiền mà người cho vay kiếm được từ đề nghị cho vay được chấp thuận của mình.

 

Khoản vay có tỉ lệ Max Borrow càng cao và APR càng thấp thì người dùng càng kiếm được nhiều Lending Point. Người dùng cũng có thể thực hiện nhiều Loan Offer trên cùng một bộ sưu tập với Max Borrow và APY khác nhau và kiếm điểm cho tất cả chúng.

Ví dụ: Nếu giá trị sàn của bộ sưu tập là 10 ETH, người dùng có thể đưa ra một offer với khoản vay tối đa 9 ETH, APY 50% và một offer khác với khoản vay tối đa 5 ETH, APY 20% và kiếm điểm cho cả offer này.

Kiếm điểm bằng cách trở thành Blur Holder

50% phần thưởng trong Blur Season 3 sẽ được phân phối cho các Blur Holder. Người dùng có thể kiếm điểm khi Deposit token Blur của mình vào website Blur Foundation theo đường links sau .
Hold Blur để kiếm Blur Point

Hold Blur để kiếm Blur Point

Hệ số nhân của bạn bắt đầu ở mức 1x và tăng 0,5 lần mỗi tháng sau khi người dùng thực hiện khoản tiền gửi đầu tiên. Người nhận phần thưởng trong Blur Season 2 bắt đầu với hệ số nhân gấp đôi. Nếu người dùng rút tiền, hệ số nhân sẽ giảm tỷ lệ thuận với số tiền mà người dùng đã rút.

Lưu ý: Hệ số nhân thấp nhất là 1x, ngay cả khi người dùng rút toàn bộ số lượng token Blur của mình.

L2 Blast Của Blur Có Gì Đặc Biệt

Tiếp diễn hoạt động airdrop cho Blur Season 2 và quy tắc tính điểm mới nhất trong Blur Season 3 thì bên cạnh đó Blur cũng thông báo ra mắt một Layer 2 trên Ethereum mang tên Blast. Theo thông tin đăng tải trên Twitter của Blast vào ngày 21/11/2023, họ đã kêu gọi thành công 20M USD từ Paradigm và Standard Crypto để xây dựng Layer 2 của mình.

Blast được xây dựng để thúc đẩy hoạt động Staking sinh thái trên Ethereum. Người dùng có thể gửi ETH của mình vào Blast để kiếm được phần lãi suất từ 3 – 4% /năm thông qua hoạt động Staking. Ngoài ra đối với các Stablecoin cũng tương tự như vậy khi người dùng Staking USDC, USDT và DAI trên Blast thì Blast sẽ gửi nó vào các T-Bill protocols như MakerDAO và lợi nhuận sẽ được chuyển lại cho người dùng Blast thông qua USDB – auto rebasing stablecoin của Blast. Với hình thức Staking bằng Stablecoin nói trên, người dùng có thể kiếm được APR cao hơn so với Staking ETH lên tới 5%/năm.

Blast cũng cho biết họ sẽ áp dụng công nghệ Optimistic Rollups tương tự như Optimism và Arbitrum với khả năng tương thích EVM cho phép các nhà đầu tư và dApp trên Ethereum dễ dàng kết nối và triển khai trên Blockchain của mình. Đội ngũ phát triển của Blast bao gồm: Pacman – nhà sáng lập của Blur NFT Marketplace cùng với một nhóm có kinh nghiệm đã từng làm việc tại MakerDAO, MIT, Yale và đại học Seoul.

Ngoài ra, Blast cũng áp dụng cơ chế tính điểm Blast Point trong đó người dùng có thể kiếm điểm dựa trên số tiền Bridge từ Ethereum sang Blast cũng như số người được mời trải nghiệm Layer 2 này. Số tiền airdrop sẽ được chia làm 2 đợt trong đó 50% sẽ được phân phối cho người dùng sớm và 50% còn lại sẽ dành cho các dApp phát triển sản phẩm của mình trên Blast.

Tổng kết

Với rất nhiều thông tin được gửi đến trong ngày hôm nay thì cộng đồng Blur đang thực sự rất hào hứng. Với việc triển khai L2 Blast thì nhiều khả năng trong tương lai Blur sẽ di chuyển lên Layer 2 này và điều này sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí giao dịch NFT của người dùng trên Blur. Trên đây là toàn bộ thông tin mà mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.

bài viết liên quan