Tổng quan về Ethereum
Ethereum là gì
Ethereum hay ETH được biết đến lần đầu vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin cùng đội ngũ phát triển của mình. Đây là sản phẩm có nhiều công nghệ hiện đại và tối ưu các chức năng hơn so với Bitcoin trước đó.
Ethereum là mạng lưới Blockchain công nghệ cao sử dụng các hợp đồng thông minh tập trung vào phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapp) và xây dựng các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) lớn nhất.
Vitalik đã ra mắt Whitepaper của Ethereum vào cuối năm 2013 với các giải pháp cho phép MasterCoin (Hệ thống điện toán phân tán) hỗ trợ cho nhiều hợp đồng thông minh triển khai và xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Tại thời điểm đó, Vitalik đã huy động được 31,529 BTC tương đương $18 triệu để phát triển giao thức cốt lõi và tăng trưởng hệ sinh thái của Ethereum.
Ethereum còn triển khai hệ thống máy chủ ảo để giúp các nhà phát triển xây dựng các mạng lưới Blockchain vệ tinh xung quanh Ethereum nhằm giải quyết khả năng mở rộng mạng lưới, cải thiện tốc độ giao dịch và tiết kiệm chi phí.
Mạng lưới đã ra mắt coin ETH được sử dụng với nhiều mục đích như thanh toán các phí giao dịch trên mạng lưới, như một loại tài sản số được lưu thông và giao dịch với nhiều loại tài sản khác nhau. ETH đã đạt đỉnh $4,867 vào tháng 11/2021 và luôn được coin là Bạc Kỹ thuật số của thị trường.
Những sự kiện quan trọng của Ethereum
Phát hành Whitepaper (2013)
Whitepaper của Ethereum được Vitalik viết và ra mắt vào năm 2013 sau quá trình bỏ học đại học và đi tham gia các dự án tiền điện tử để học hỏi.
Whitepaper có tựa đề “Hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (dApps) thế hệ mới”. Trong đây đề cập về sự hợp tác giữa Buterin và Dr. Gavin Woods, anh đã tham gia dự án với tư cách là CTO (Giám đốc công nghệ) và đã đóng góp các ý tưởng công nghệ chính của Ethereum trong gần 2 năm.
Ông Woods là người phát minh ra ngôn ngữ lập trình Solidity và Serpent (7 ngôn ngữ lập trình) và sau đó xuất bản Yellowpaper với nội dung về EVM Virtual Machine Engineering là nguyên mẫu ban đầu của mạng lưới Ethereum.
Sau đó, mạng lưới đã triển khai coin gốc là ETH thông qua vòng chào bán cộng đồng ICO và đã bán được khoảng 50 triệu coin với giá 0.31 USD/coin tương đương 18 triệu USD tại thời điểm đó.
Triển khai mainnet và phần thưởng Block (2015)
Sau quá trình xây dựng mạng lưới hơn 18 tháng, dưới sự mong đợi của cộng đồng đầu tư thì Ethereum đã chính thức triển khai mạng lưới chính Mainnet.
Năm 2015, Block đầu tiên của mạng lưới được khai thác khi người dùng tạo và tải Ethereum Genesis Block và đánh dấu sự ra đời của Frontier – bản phát hành đầu tiên của mạng lưới. Đây được coi là một cột mốc lớn trong lịch sử phát triển của mạng Blockchain Ethereum và toàn bộ thị trường.
Để thực hiện được các giao dịch trên mạng lưới, người dung cần phải trả một lượng ETH nhất định để xác thực giao dịch và có cơ hội nhận thưởng khi tham gia đóng góp vào mạng lưới. Ở thời điểm ban đầu, phần thưởng cho các miner tham gia tạo Block lên đến 5ETH với mỗi Block.
Vụ hack nhắm vào tổ chức tự trị phi tập trung DAO (2016)
Tháng 5/2016, mạng lưới chính thức ra mắt tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) với mục đích thực hiện bỏ phiếu về khả năng phân bổ các quỹ tập thể của The DAO cho các doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng nhà đầu tư.
Sau quá trình huy động, DAO đã thu về gần $150 triệu từ hơn 11,000 nhà đầu tư trong đợt mở bán coin. Sau đó, kẻ xấu đã tấn công vào lỗ hổng mạng lưới và lấy đi $60 triệu ETH tương đương 14% lượng ETH lưu thông thời điểm đó.
Sau sự cố, Vitalik đã đề xuất Soft Fork nhưng không thành công, các nhà phát triển đã mất nhiều thời gian để khắc phục và tạo ra sự tranh cãi lớn trong cộng đồng nhà đầu tư. Vào tháng 7/2016, tại Block số 192,000 thì mạng lưới Ethereum đã chính thức Hard Fork ra thành một Blockchain riêng biệt để sử dụng và mạng lưới ban đầu đã trở thành Ethereum Classic (ETC).
Sau sự kiện, người dung đã được hoàn trả và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng lưới nhưng đây cũng là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Ethereum.
Bản cập nhật Byzantium và phần thưởng khai thác Block giảm 3ETH (2017)
Sau quá trình Hard Fork, mạng lưới Ethereum đã thực hiện nâng cấp phần mềm chuỗi Byzantium vào cuối năm 2017.
Theo lộ trình ban đầu, mạng lưới sẽ chia làm hai giai đoạn nâng cấp là Byzantium và Constantinople.
Bản nâng cấp Byzantium gồm nhiều thay đổi tích cực như cho phép xử lý lỗi không tốn phí (EIP 140), bổ sung opcode ‘REVERT’, biên nhận giao dịch (EIP 658) cùng với các EIP khác như ETP 197, EIP 211, EIP 649… Ngoài ra phần thưởng khai thác Block bị giảm từ 5ETH xuống còn 3ETH.
Bản cập nhật Constantinople và phần thưởng khai thác Block 2 ETH (2019)
Cuối năm 2018, mạng lưới Ethereum triển khai bản nâng cấp mới Constantinople với mục đích giải quyết vấn đề nâng cấp bảo trì và tối ưu hóa mạng lưới.
Đầu năm 2019, mạng lưới Ethereum đã triển khai Hard Fork tại Block 7,280,000 với các tính năng có hiệu lực và người dùng phải chuyển sang sử dụng khối mới. Sau khi triển khai bản nâng cấp này, phần thưởng khai thác khối đã giảm từ 3 ETH xuống 2 ETH ảnh hưởng đến lợi ích của các thợ đào.
Đây được xem là cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake.
Triển khai Beacon Chain và Staking
Sau quá trình nỗ lực phát triển, mạng lưới Ethereum đã thông báo kế hoạch khởi chạy Ethereum 2.0 với việc triển khai Staking và xác nhận hoạt động độc lập chuỗi Beacon Chain với 16,384 khối xác thực và 524,288 ETH được tham gia Stake.
Các hoạt động được triển khai thuận lợi với sự ra mắt thành công của Ethereum 2.0 đã đánh dấu mốc quan trọng cho những sự kiện diễn ra sau đó nhằm hướng tới sự phát triển lâu dài của mạng lưới Ethereum.
Tháng 11/2020, Vitalik đã ra thông báo về việc phát hành Stake ETH2 trên Twitter cá nhân và anh đã gửi khoảng 3,200 ETH vào hợp đồng này. Điều này đã mở ra những hy vọng về sự phát triển của cộng đồng đầu tư ủng hộ mạng lưới.
The Merge bị hoãn kéo theo nhiều hệ lụy
Sau các bản cập nhật công nghệ và triển khai mạng Beacon, cộng đồng nhà đầu tư đã rất trông chờ vào sự kiện The Merge – sự kiện hợp nhất giữa mạng chính và Beacon Chain nhằm chuyển PoW sang PoS và Ethereum 2.0
Trong quá trình này, đã có những dự án liên quan đến Stake ETH được triển khai như Lido Finance và đã tạo ra stETH với tỷ lệ peg 1:1 với ETH và được chuyển đổi sau khi The Merge được hoàn thành.
Tuy nhiên, đến hiện tại sự kiện vẫn tiếp tục bị hoãn do cần thêm thời gian hoàn thiện về mặt công nghệ của đội ngũ. Cùng với sự biến động của thị trường khi bước vào giai đoạn Downtrend đã kéo theo sự sụt giảm giá nghiêm trọng của các đồng tiền điện tử bao gồm cả Bitcoin và Ethereum.
Do lo ngại vấn đề sụt giảm giá quá mức, các quỹ đầu tư và tổ chức liên quan đã thực hiện các lệnh bán tháo stETH nhằm đảm bảo tài sản và đã dẫn đến sự mất cân bằng trong các Pool thanh khoản. Điều này gây ra sự kiện mất peg của stETH/ETH và khiến nhiều quỹ đầu tư, tổ chức vướng phải nguy cơ thanh lý cao.
Điển hình như dự án Celsius và quỹ đầu tư 3AC (Three Arrow Capital) đến mức quỹ 3AC đã được thông báo vỡ nợ các khoản vay và dự án Celsius đứng trước nguy cơ phá sản khi phải đóng hết việc rút tiền của người dùng.
Sự kiện này gây ra hệ lụy nghiêm trọng và làm mất lòng tin của người dùng cũng như khiến thị trường kéo dài giai đoạn Downtrend.
Kết luận
Qua bài viết trên, coinviet.net đã cùng các bạn khám phá quá trình phát triển của mạng lưới Ethereum với những sự kiện quan trọng.
Hy vọng trong thời gian tới, sự kiện The Merge sớm được triển khai và mang lại những tín hiệu tốt cho thị trường và niềm tin của cộng đồng nhà đầu tư.
Chúc các bạn lựa chọn đúng đắn và đầu tư thành công!
Mọi thắc mắc vui lòng comment dưới bài viết để coinviet.net hỗ trợ và thảo luận.