Trending

Chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ số kỹ thuật được sử dụng trong phân tích thị trường tài chính. Nó nhằm mục đích lập biểu đồ sức mạnh hoặc điểm yếu hiện tại và lịch sử của một tài sản dựa trên giá đóng cửa của một giai đoạn giao dịch gần đây. Không nên nhầm lẫn chỉ số này với cường độ tương đối.

Công thức của RSI

Chỉ báo RSI được tính như sau:

Bước 1: Chúng ta cần tính được sức mạnh tương đối (Relative Strength) bằng cách chia trung bình số ngày tăng cho trung bình các ngày giảm trong một chu kỳ.

RS (Relative Strength) = (Average gain)/(Average loss)

Sau khi tính được sức mạnh tương đối, ta sẽ tính được chỉ số sức mạnh tương đối như sau.

RSI (Relative Strength Index) = 100 – 100/(1+RS)

Chỉ báo RSI thường sẽ có chu kỳ 14, tức là sử dụng dữ liệu của 14 phiên giao dịch trước đó để tính giá trị của RSI, tùy theo mức độ am hiểu, độ rộng phân tích và biên độ giao động của tài sản mà nhà đầu tư có thể điều chỉnh chu kỳ của RSI.

Hàm ý của chỉ báo RSI

Qua công thức tính RSI nói trên ta có thể được tại sao biên độ dao động của chỉ số RSI luôn nằm trong khoảng từ 0 – 100. RSI thế hiện cho động lượng tăng hoặc giảm của tài sản. Ta còn có thể hiểu thêm khi chỉ số RSI giảm thể hiện cho việc đà giảm của tài sản vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc chúng ta không nên “bắt đáy” tài sản, tương tự như vậy đối với khi chỉ số RSI tăng thì đà tăng của tài sản vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Một ví dụ đơn giản về việc hiểu được chỉ báo RSI là chúng ta sẽ tránh được trường hợp chia một triệu lần từ đỉnh của LUNC bằng chỉ báo RSI.

Ngoài ra ta có thể hiểu khi chỉ số RSI ở mức 50 có nghĩa là biên động giao động đang ở mức trung tính hay nói cách khác là tài sản đang ở mức giá trung bình. 

Sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào một số chiến lược giao dịch với RSI hiệu quả nhất.

Chiến lược giao dịch.

Chiến lược 1: Chiến lược giao dịch ngắn hạn với RSI và lý thuyết Dow .

Như phân tích ở trên RSI là một chỉ báo động lượng cho thấy được sự tiếp diễn của xu hướng có khả năng tồn tại không. Trong một xu hướng giảm RSI nằm dưới mức 40 có thể cho ta thấy rằng động lượng giảm của giá vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây là một tín hiệu tốt để chúng ta giao dịch theo xu hướng. Ngược lại trong một xu hướng tăng RSI nằm trên mức 60 cho ta thấy rằng động lượng tăng của giá vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, chúng ta sẽ mở các vị thế mua trong trường hợp này. Dưới đây là một vài ví dụ.

Lưu ý: Khi sử dụng chiến lược này cần phải xác định được xu hướng một cách chính xác nhất có thể. Nếu bạn đọc vẫn chưa nắm vững cách xác định xu hướng vui lòng đọc tại đây: Link.

Chiến lược 2: Giao dịch đảo chiều với RSI phân kì.

Chiến lược này dựa trên hàm ý của chỉ báo RSI. Khi động lượng giảm/tăng của một xu hướng suy yếu thì có thể đây là một tín hiệu đảo chiều. 

  • Khi xu hướng của RSI giảm, giá tài sản có xu hướng tăng thể hiện động lượng tăng không còn mạnh mẽ, giá tài sản sắp tới có khả năng sẽ giảm. 
  • Khi xu hướng của RSI tăng, giá tài sản có xu hướng giảm thể hiện động lượng giảm không còn mạnh mẽ, giá tài sản sắp tới có khả năng sẽ giảm.

Lưu ý: Để xác nhận phân kỳ RSI một cách chính xác thì chúng ta cần phải xác định được 2 điểm 1 và 2 chính xác để tránh bị nhầm lẫn trong việc xác định phân kỳ RSI.

Chiến lược 3: Sử dụng đường xu hướng cho RSI

Thay vì xác định xu hướng bằng biểu đồ giá thì nhà giao dịch sử dụng chiến lược này sẽ xác định xu hướng cho chỉ báo RSI. Khi RSI phá vỡ qua xu hướng trước đó thể hiện sự thay đổi rõ rệt về động lượng của giá, đây cũng là một trong những tín hiệu hữu ích trong việc giao dịch đảo chiều xu hướng.

Lưu ý: Khi xác định ra đường xu hướng của RSI chúng ta cần dựa vào đường xu hướng của giá tài sản như trong hai hình ảnh phía trên.

Ưu điểm và nhược điểm của RSI

Ưu điểm

  • Dễ dàng sử dụng, phù hợp với người mới.
  • Tạo ra những chiến lược giao dịch từ ngắn hạn đến dài hạn.
  • Áp dụng được trong giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau.
  • Tùy vào chiến lược giao dịch mà sẽ có những tín hiệu sớm hoặc muộn hơn so với biểu đồ giá.

Nhược điểm

  • Cần áp dụng lâu dài để có kinh nghiệm trong việc phát hiện những trường hợp tín hiệu sai.
  • Xác định đúng chu kỳ phù hợp với mỗi loại tài sản khác nhau để tối ưu hóa hiệu quả.

Tổng kết

Qua bài viết chúng ta đã tìm hiểu thêm về chỉ báo RSI, một trong những công cụ mà nhà giao dịch nào theo trường phái phân tích kỹ thuật đều phải biết. Để tìm hiểu thêm về kiến thức về phân tích kỹ thuật bạn đọc có thể tìm kiếm các bài viết liên quan trên website của CoinViet Insights. Hy vọng bài viết giúp ích cho người đọc.

bài viết liên quan