Trending

Ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) – chuyên gia an ninh mạng (Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện tại, trong lĩnh vực tiền ảo, tiền mã hóa, không nhà phát hành nào phải đóng thuế tại Việt Nam, bởi tới thời điểm này, Nhà nước không công nhận đó là tài sản, sản phẩm, chưa có hành lang pháp lý rõ ràng.

Hiện nay, nhiều dự án game NFT có dấu hiệu lừa đảo “hạ cánh an toàn” do sử dụng chiêu bài đăng ký giấy phép kinh doanh ở những nước đồng ý cho phép kinh doanh tiền mã hóa và đóng thuế cho các quốc gia này.

Theo thống kê của báo Wall Street Journal, chỉ tính trong tháng 5 năm 2023, Việt Nam nằm trong số 5 nước có khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn Binance, đạt số tiền 20 tỷ USD.

Trong khi đó, Chainalysis báo cáo rằng trong thời gian từ tháng 7 năm 2021 đến 6 năm 2022, thị trường Việt ghi nhận 112,6 tỷ USD tiền điện tử được giao dịch, đứng thứ hai Đông Nam Á.

Ở Việt Nam tới thời điểm này, Nhà nước vẫn không công nhận tiền ảo là tài sản, là sản phẩm và chưa có hành lang pháp lý rõ ràng.

Ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, đã báo cáo Bộ Tài chính để đề xuất Chính phủ thành lập tổ công tác liên ngành rà soát, nghiên cứu xây dựng khung pháp lý cho tài sản ảo, tiền ảo.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội, cho biết hiện nay Việt Nam chưa công nhận tiền ảo, tiền điện tử, nhưng cũng chưa cấm, chưa có hành lang pháp lý rõ rệt để quản lý.

Khi xảy ra việc tranh chấp hay mất tiền, các nạn nhân đệ đơn kiện lên các cơ quan chức năng để cầu cứu nhưng không thành vì rất khó xác định hành vi khi chưa có quy định cụ thể.

Vậy nên, một hành lang pháp lý cho vấn đề tiền ảo, bao gồm cả việc cấm hay công nhận là một vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay.

bài viết liên quan