Trending
Nguyễn Phan Khoa Đức – anh chàng sinh năm 1996 đang học thạc sĩ ngành trí tuệ nhân tạo (AI) ở Sydney (Úc) đã có nhiều trải nghiệm trong thị trường crypto: từng cháy tài khoản vì all-in vào Futures, tăng đáng kể tài khoản với làn sóng yield farming và có nhiều điểm vào đẹp nhờ phân tích kỹ thuật và mua IDO.

Theo anh chàng thì crypto không chỉ là một cuộc chơi về trí tuệ mà là một cuộc thi về lòng kiên nhẫn, người nào chờ đợi để có được vị thế đẹp sẽ là người chiến thắng.

Altcoin – niềm tin đổ vỡ

Năm 2017, Đức biết đến crypto khi đang học ngành Toán – Tài chính – Xác suất tại một trường Đại học ở Mỹ. Là dân tài chính nên Đức thường xuyên đọc báo kinh tế như Bloomberg, The Economist, CNBC và rất quan tâm tìm hiểu công nghệ. Trong ba tuần, chứng kiến sự tăng trưởng của bitcoin từ $3K lên $20K, Đức bước vào thị trường với màn đu đỉnh Bitcoin.

Ảnh: Bloomberg

Như tâm lý của một người mới, Đức FOMO tạo tài khoản Coinbase và “múc” nhiều altcoin như Cardano (ADA), Ripple (XRP), IOTA, NEO. Một thời gian sau, thị trường trải qua đợt điều chỉnh, bitcoin sập nhưng altcoin vẫn “bay như điên”.

Danh mục đầu tư của Đức tăng đáng kể, ADA từ $0.3 lên $1.2, XRP từ $1 lên $2 và IOTA từ $1.2 lên $4. “Có lãi nhưng mình không chốt, vì cho rằng trong tương lai những dự án này sẽ đạt chục tỷ đến trăm tỷ đô vốn hoá,” Đức nói.

Nhưng mọi thứ không như Đức kỳ vọng, đầu năm 2018 thị trường downtrend một mùa dài. Tài khoản của anh chàng chia gần hết, XRP, IOTA chia 3, chia 4, ADA chia đến 10. Đức cắt lỗ trong vòng một năm.

Mình vẫn tin vào tương lai của blockchain với đại diện là Bitcoin và Ethereum, nhưng thời điểm này có lẽ mọi người mong nó đến sớm quá. Ngoài ra, mình mất niềm tin hoàn toàn vào altcoin vì thấy đa số dự án đều scam hoặc không có giá trị thực sự,” Đức chia sẻ.

Thị trường downtrend năm 2018 (Ảnh: CCF)

Không có chén thánh trong phân tích kỹ thuật

Năm 2018, Đức bỏ hold và bắt đầu học phân tích kỹ thuật (PTKT) để đi theo con đường trader. Anh chàng chủ yếu theo dõi những người nổi tiếng trong không gian tiền điện tử trên Youtube, ai dự báo chính xác về thị trường thì Đức nghe theo. “Lúc đầu, mình muốn tìm một công cụ có thể dự báo thị trường ngày mai sẽ như thế nào,” Đức nói.

Đức thử nhiều và chốt lại ba công cụ hữu ích nhất với mình: EMA (đường trung bình động luỹ thừa), RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) để đo lường tốc độ biến động của giá và Fibonacci. Không thể nào phân tích công dụng của ba công cụ này chỉ trong một vài dòng ngắn ngủi, nhưng Đức chia sẻ kinh nghiệm như sau:

  • EMA: Nếu đường trung bình giá quá xa EMA thì nên chốt lời, nếu chạm gần EMA thì nên mua vào.

Công cụ này hiệu quả trong khung tuần và khung ngày, nhưng với các trader trading liên tục trong ngắn hạn thì khó để tìm được điểm ra và điểm vào phù hợp” Đức nói.

  • RSI: Nếu RSI  > 80 thì nên chốt dần, vì nó không thể nào duy trì mãi ở một mức cao như vậy. Khi RSI điều chỉnh về 40  -30 thì đây là thời điểm gom hàng.

RSI cũng đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng trên khung ngày hoặc khung tuần. Yếu tố kiên nhẫn rất quan trọng vì đôi khi phải mất mấy tháng để RSI khung tuần điều chỉnh từ 80 về 40. Đa số thời điểm mua và bán RSI đều không đẹp,” Đức cho biết.

  • Fibonacci: Đường để đo lường tỉ lệ sóng, vì đồng coin di chuyển theo sóng. Với phân tích cơ bản (PTCB) tốt, sóng 1 chạy cao và xa, thị trường điều chỉnh sâu thì vẽ đường hỗ trợ trên khung để vào hàng.

Mình dùng tiền thật để thử, học bằng máu và mất kha khá tiền,” anh chàng chia sẻCó lần phân tích thấy BTC có điểm cản siêu cứng, tích luỹ hỗ trợ cứng, Đức vô cùng tự tin all-in tài khoản để short BTC ở giá $5K5 đòn bẩy x10, nhưng không ngờ BTC lên 7 – 8K. “Mình tham ăn dày và cháy hết,” anh chàng nói.

Sau lần đó, Đức lấy lương ra để xây mọi thứ lại từ đầu, lần này với lối chơi cẩn trọng hơn. Năm 2019, BTC từ đáy $3K tăng lên $13K, Đức long BTC ở $4K với đòn bẩy x10, giá tăng lên $5K, x3 tài sản.

Sau ba năm học liên tục và trải nghiệm tất cả các công cụ, mình nhận ra không có công cụ nào hoàn hảo, không có chén thánh trong PTKT. Việc biết cách sử dụng 2-3 công cụ hài hoà với nhau chỉ có thể giúp tăng xác suất đúng.”

Nhưng Futures vẫn là một môn vô cùng rủi ro, dù bạn có cài stoploss nhưng các sàn luôn săn điểm dừng lỗ của các trader (stop hunt) nên hoạt động này rất khó để tạo lợi nhuận ổn định,” Đức chia sẻ.

Bỏ Futures, gầy dựng lại niềm tin vào Altcoin

Ván bài tokenomics

Ở trong thị trường nhiều năm nhưng chưa bao giờ mình tìm hiểu về tokenomics của các dự án, không hiểu về bản chất ‘money game’ của thị trường. Hoá ra để có điểm vào đẹp thì phải biết khi token được list sàn, đến đoạn nào lực xả yếu nhất, khi nào các ‘thế lực’ như IDO, nhà đầu tư các vòng private hết xả.”

 

Trong Đức vẫn còn hoài nghi. “Ba năm altcoin downtrend, tài khoản cứ đi xuống mãi, thật khó để mình có thể tin tưởng lại,” anh chàng nói.

Tháng 1/2021, các hệ sinh thái bùng nổ, đặc biệt là BSC, DeFi cũng trở nên vô cùng thú vị với các nền tảng lending, borrowing, làn sóng auto farming, yield farming…

Đức dần hình thành tư duy theo hệ sinh thái. Anh chàng bỏ tiền thật để trải nghiệm ứng dụng, các pool, AMM, tìm mảnh ghép ở các dự án khác tương tự như BSC nhưng chưa tăng trưởng để đầu tư.

Cộng dồn lãi kép với auto farming

Altcoin thời điểm này khác hẳn, không phải chém gió, không mua lên bán xuống. Ví dụ với cơ chế auto farming, vốn được quay vòng liên tục. Không có ngân hàng truyền thống nào cho bạn gửi tiền tiết kiệm mà cộng dồn lãi kép 100 lần một ngày. Điều đó chỉ có ở DeFi,” Đức nói.

Anh chàng bỏ Futures và bắt đầu gầy dựng lại niềm tin vào altcoin. Đức vào nhiều CAKE (PancakeSwap) ở $10 với mức APY 250%. Khi so sánh dự án này với Uniswap, anh chàng thấy Uniswap chỉ thuần để swap coin và không có nhiều use case.

Trong khi đó PancakeSwap có cơ chế staking nhận về token dự án mới – là incentive để người dùng không bán CAKE. Ngoài ra, nó còn có dự án IDO, dự đoán thị trường (prediction market), một phần phí thu về dùng để đốt (burn) CAKE.

Trong khi đó vốn hoá của PancakeSwap lại nhỏ hơn UniSwap và nó còn là “AMM winner” của BSC. Dự án đang tạo ra giá trị nên dù thị trường có giảm nó cũng không chết được và rất khó để mất trắng tài khoản,” Đức chia sẻ. Lúc này, CAKE chiếm 50-60% tài khoản của Đức, và đúng như anh chàng phân tích, sau 3 tháng farming, CAKE tăng lên $40, giúp Đức x6 tài khoản và lãi 1.5x số coin.

Trên đà thắng, Đức tiếp tục cắm farm trên Raydium (RAY) và Serum (SRM) của hệ Solana. Trong 1.5 tháng, RAY bay từ $8.5 lên $15, SRM từ $6-7 lên $12.5 nhưng Đức không chốt vì tin hệ Solana sẽ bùng nổ. Không may, tháng 6/2021, thị trường lại trải qua mùa giảm, danh mục đầu tư vào RAY và SRM của Đức chia 4, chia 5. “Mình farm lâu nên cũng x1.6 số coin và ôm chúng qua mùa downtrend. Đến tháng 8 – 9/2021 mình về bờ hết với SRM ở $7 và RAY $9,” anh chàng chia sẻ.

Săn hidden gem IDO

Đức đặc biệt thích tìm những dự án tiềm năng mà đa phần thị trường không để ý như Qredo (QRDO). Nó là dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng (infrastructure) đóng vai trò như két sắt phi tập trung, không tạo ra private key mà phân tán key ra các máy chủ khác nhau, đảm bảo tài sản được lưu giữ một cách an toàn. Dự án còn hỗ trợ đến 50 loại token ERC-20, kết nối với các sàn CEX, DeFi và liên kết với Debit.

Người dùng có thể sử dụng tất cả các dịch vụ trong khi vẫn yên tâm về tính bảo mật cực kì cao của nền tảng này. Đây là giải pháp cho các tổ chức, vì nếu họ muốn tham gia vào crypto, không đời nào họ sẵn sàng mạo hiểm quản lý cả tỷ đô trên ví Metamask,” Đức nói.

Anh chàng đã theo dõi dự án rất kỹ và khi dự án lên Coinlist, Đức mua IDO QRDO ở giá $0.225. “Mình mua nhiều acc, chiếm 25-35% tài khoản. Tính ra vị thế của mình gần ngang bằng với những nhà đầu tư vòng private sale,” Đức chia sẻ. Khi QRDO đạt ATH ở $9.5, tài khoản QRDO anh chàng x20 lần.

Nhận ra các dự án làm về blockchain đi theo hướng chung chung và dần sa vào ngõ hẹp, Đức chú ý nhiều hơn đến những con làm về gaming tối ưu hoá giao dịch NFT, một trong những con đó là Enjin (EFI). “Enjin chuyên về game và đã làm từ năm 2017 đến giờ, với mức vốn hoá hiện tại 200 triệu đô nếu được ứng dụng rộng rãi thì việc lên 1 tỷ cap là chuyện bình thường,” Đức nói.

EFI cũng lên Coinlist và theo Đức thì những con hàng xịn mới được lên nền tảng này và “vào mùa down giá IDO trên Coinlist rẻ như cho”. Đức mua EFI ở $0.2 và nó đạt ATH ở $2.4, anh chàng chốt ở giá $1.2.

Cũng trong trend GameFi, Đức nhận thấy My Neighbor Alice (ALICE) và Alien Worlds (TLM) là hai game có volume lớn trên Binance nên đã xuống tiền mua ALICE ở $6 – 7, TLM ở $0.12. Kết quả, giá ALICE lên $12, TLM lên 0.2xx giúp tài khoản Đức tiếp tục tăng.

Vị thế đẹp là tất cả

Khoảng giữa 2021, Đức chuyển sang chơi coin sàn dù lúc đó là trend của coin nền tảng. Tin tưởng vào sàn FTX nên Đức đã vào FTT ở giá $35 – 40. Một thời gian sau, FTT lên $80 nhưng anh chàng không chốt vì kỳ vọng nó sẽ bay đến $150 – 300.

Tuy nhiên tháng 9/2021, FTT rớt giá trong khi các coin nền tảng như SOL hay NEAR lại bay rất mạnh. “Lúc đó mình đã mất vị thế đẹp để vào coin nền tảng nên mình đã quyết định không vào, vì đối với mình vị thế đẹp trong thị trường rất quan trọng.”

“Nhiều người PTCB thấy dự án có backer xịn là điểm nào cũng vào, nhưng khi xanh thì dù có thích bao nhiêu cũng không được phép mua. Đối với mình crypto không chỉ là một cuộc chơi về trí tuệ, xem ai phân tích giỏi hơn, ai tìm ra hidden gem, mà còn là cuộc thi về lòng kiên nhẫn. Ai có khả năng chờ đợi để tìm được điểm vào đẹp sẽ là người chiến thắng,” Đức chốt lại.

bài viết liên quan