Compound là một trong những dự án Defi hàng đầu trên mạng lưới Ethereum cho phép người dùng có thể vay và cho vay những loại tài kỹ thuật số khác nhau bằng việc thế chấp những coin/token mà mình đang sở hữu.
Chẳng hạn, nếu anh em sở hữu ETH mà đang cần tiền gấp thì anh em có thể thế chấp số ETH mà mình hiện đang có để đổi lấy đồng USDT với lãi suất dao động chỉ khoảng 10%/năm chỉ với vài thao tác đơn giản. Và ngược lại, nếu anh em có đồng ETH nhàn rỗi thì có thể gửi vào hệ thống này để lấy lãi.
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn anh em cách vay tiền cũng như gửi tiết kiệm những đồng coin mà mình đang sở hữu trên nền tảng Compound nhé.
Cách gửi tiết kiệm trên Compound
Đầu tiên, cũng như bao nền tảng Defi khác, anh em cần phải sở hữu cho mình một ví phi tập trung có liên kết với mạng lưới Ethereum. Và cũng như mọi bài viết trước, mình vẫn khuyên anh em nên sở hữu cho mình một tài khoản ví Metamask để có thể tham gia vào Compound.
Sau khi có ví Metamask rồi thì bước tiếp theo là anh em phải chuyển một ít ETH vào ví để làm phí gas.
Công việc tiếp theo là chọn những đồng coin mà nền tảng này hỗ trợ để gửi vào lấy lãi suất. Cụ thể những đồng coin đó là gì thì anh em có thể xem trên hình:
Cách vay tiền trên Compound
Sau khi đã gửi thế chấp tài sản của mình thành công, việc tiếp theo là anh em ấn vào dòng chữ “Collateral” để tiến hành thế chấp số đồng coin đó trong hệ thống.
Việc tiếp theo là anh em chỉ cần chọn những đồng coin mà mình muốn vay để từ đó hoàn thành thao tác và rút về ví.
Chú ý: Bởi vì có những thời điểm thị trường crypto biến động rất mạnh nên anh em nên cân nhắc vay số tiền với tỷ lệ hợp lý. Vì nếu không, tài sản của anh em rất dễ bị thanh lý khi thị trường có sự điều chỉnh mạnh.
Rủi ro mà anh em có thể gặp phải
Rủi ro bị hack
Như bao nền tảng Defi khác, hệ thống Compound được chạy hoàn toàn bằng các dòng code thông qua hợp đồng thông minh (smart contract).
Vì vậy, chẳng may các nhà phát triển viết một vài dòng code không chính xác cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bị các hacker lợi dụng những kẽ hở để tấn công vào giao thức.
Một ví dụ điển hình cho trường hợp này đó chính là hệ thống Cream Finance bị hacker tấn công, từ đó thiệt hại số tiền tương đương với 13.000 ETH.
Rủi ro thanh lý tài sản
Như anh em đã biết, các loại tiền điện tử có sự biến động giá vô cùng mạnh mẽ. Điều này có thể là con dao 2 lưỡi nếu như chẳng may anh em vay tiền với tỷ lệ quá cao thì sẽ rất dễ gặp phải nguy cơ bị thanh lý tài sản nếu như không để ý kỹ.
Rủi ro về tính pháp lý
Rủi ro cuối cùng liên quan tới tính phi tập trung của nền tảng này. Có thể nói đây được coi là một điểm mạnh, nhưng cũng là một điểm yếu của bất kỳ nền tảng Defi nào.
Chẳng hạn, thay vì phải làm việc với các ngân hàng trung ương để được vay và cho vay, thì người dùng sẽ phải giao tiếp với các hợp đồng thông minh trên mạng lưới.
Và nếu chẳng may có bất kỳ lỗi trong khi xử lý giao dịch thì sẽ không có bất cứ cơ quan nào đứng ra giúp đỡ anh em xử lý việc này.