IPFS là gì?
IPFS (InterPlanetary File System) là một giao thức phân phối mã nguồn mở của giao thức hypermedia hoạt động dựa trên nội dung và danh tính cá nhân. Là sự kết hợp của rất nhiều công nghệ như DHT, Git, BitTorrent.
Các hoạt động của IPFS dựa trên khả năng tính toán băng thông của tất cả các máy chủ tham gia chứ không dựa vào một phần nhỏ các máy chủ tập trung như HTTP.
Vấn đề của HTTP
HTTP (HyperText Transfer Protocol) với mô hình là Client – Server. Với hạn chế của HTTP là phụ thuộc rất nhiều vào server. Vì phụ thuộc vào server nên khi server gặp vấn đề sẽ khiến cho người dùng không thể truy cập được vào, ngoài ra khi server bị tấn công DDOS còn có rủi ro về bảo mật dữ liệu người dùng.
Cách hoạt động của IPFS
Thay vì được lưu dưới dạng ảnh, text, video thì trên IPFS chúng sẽ được mã hóa hash (còn gọi là đối tượng IPFS). Khi chúng ta muốn truy cập vào một trang nào đó chúng ta sẽ cần mã hash sau đó giao thức sẽ tìm kiếm máy lưu trữ có cùng mã hash và sao đó sẽ gửi dữ liệu từ trang đó về thiết bị của bạn.
Với cách thức hoạt động tương tự BitTorrent, mỗi máy tính tham gia mạng lưới sẽ đảm nhận công việc download hay upload dữ liệu mà không cần một máy chủ tập trung.
IPFS có 2 phần:
- Xác định tệp có địa chỉ nội dung (giá trị hash của tệp đó)
- Tìm nó (khi bạn có đoạn hash file hay trang cần tải mạng sẽ tìm và connect tới máy tốt nhất để tải xuống cho bạn)
Điểm nổi bật của IPFS
Không phụ thuộc vào máy chủ
Trong mô hình Server- Client như HTTP, máy chủ không thể phản hồi người dùng khi có sự cố. Đây cũng là vấn đề lớn nhất phát sinh khi giao thức HTTP dựa vào các máy chủ trung tâm mà bản thân giao thức không thể tự cải thiện hoặc sửa chữa.
IPFS hoàn toàn bỏ quan khái niệm máy chủ chỉ quan tâm đến nội dung tìm kiếm. Điều này không chỉ rút ngắn đường dẫn đến thông tin mà bạn còn không phải lo lắng khi truy cập vào các máy chủ không an toàn, không đáng tin cậy.
Mô hình phân tán
Trong mô hình phân tán, một lượng lớn dữ liệu tập trung trong tay của một số tên tuổi lớn trong lĩnh vực này, chẳng hạn như Facebook, Amazon hay Google. Điều này khiến bạn vô tình trở thành mục tiêu của tin tặc. Trong quá khứ chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ tấn công DDOS vào các tên tuổi lớn.
Mô hình trang web phân tán của IPFS khắc phục hoàn toàn những vấn đề này. Dữ liệu được lưu trữ phi tập trung để không có một máy chủ trung tâm lưu trữ dữ liệu. Khi càng nhiều người tham gia IPFS mạng lưới càng an toàn hơn, càng khó thao túng hơn.
Đây là một điểm cộng lớn vì nó đánh dấu một bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Giảm bớt chi phí
Một ưu điểm của IPFS là giúp cắt giảm chi phí cho người cung cấp nội dung và người dùng thông thường bằng cách loại bỏ các trạm kết nối với máy chủ Internet.
IPFS và tương lai của nó
Blockchain sử dụng công nghệ sổ cái phân tán, trong khi IPFS sử dụng bảng băm phân tán (Distributed Table Hash) trong mạng ngang hàng phi tập trung.
Đây là lý do cơ bản tại sao hai công nghệ này kết hợp vì chúng có cấu trúc giống nhau. Và quan trọng nhất, những lợi ích mà IPFS mang lại khiến nó trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng Web3 cho phép lưu trữ phân tán dữ liệu để ngăn chặn việc sửa đổi và giả mạo.
Ngoài ra, IPFS cũng là nền tảng lưu trữ phi tập trung ưa thích của nhiều dApp do khả năng chống kiểm duyệt của nó.
Ưu điểm và nhược điểm của IPFS
Ưu điểm
- Hệ thống lưu trữ được phân cấp hoàn toàn.
- Giao thức có khả năng mở rộng cao.
- Giao thức được xây dựng để tránh khỏi các cuộc tấn công như DDOS, điều này đảm bảo truy cập thông tin kịp thời mọi lúc.
- Việc sử dụng nó là hoàn toàn miễn phí và mã nguồn có sẵn theo giấy phép phần mềm miễn phí.
Nhược điểm
- IPFS là một công nghệ đang phát triển, vì vậy nó vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong các môi trường sản xuất.
- IPFS phức tạp đối với những người dùng thiếu kinh nghiệm của hệ thống.
- Theo mặc định, IPFS không có tiện ích mở rộng quyền riêng tư. Vì vậy để các dự án muốn mở rộng quyền riêng tư sẽ gặp khó khăn.
Tổng kết
IPFS có tiềm năng thay thế HTTP trong tương lai nhờ các tiện ích mà nó mang lại. Mặc dù vẫn ở giai đoạn đầu phát triển nhưng nó vẫn được tin dùng và có ứng dụng trong blockchain vì tính tương thích cao. Trên đây là những thông tin về IPFS, hy vọng bài viết hữu ích với người đọc.