Tiền điện tử (cryptocurrency) đã gây ra một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực giao dịch tiền tệ và tài chính toàn cầu. Công nghệ blockchain đã đem lại những tiềm năng về việc cải thiện quy trình thanh toán, giảm chi phí giao dịch, tăng tính bảo mật và đem lại sự minh bạch. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với những thách thức và rủi ro, đặc biệt là về vấn đề lừa đảo và gian lận (hay con gọi là “scam”).
Vậy “Scam” là gì? Các dấu hiệu nhận biết và một số cách để nhà đầu tư phòng tránh.
Scam là gì?
Scam là một khái niệm ám chỉ những hành vi lừa đảo, lừa gạt nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân của người khác một cách không trung thực. Trong lĩnh vực thị trường tài chính nói chung và tiền điện tử (cryptocurrency) nói riêng, các vụ lừa đảo và scam cũng rất phổ biến do tính chất phức tạp và không được quy định chặt chẽ bởi luật pháp.
Không cứ ở thị trường tài chính, thậm chí ở xung quanh ta hay bất cứ nơi nào dính đến hai chữ “tài chính” cũng đều có 1 số thành phần scam rình rập xung quanh. Với sự phát triển của thị trường crypto và tác động của nó đối với ngành thương mại toàn cầu đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu cơ và các tổ chức khác nhau nhằm mục đích sinh lời. Mặt trái của nó chính là nhiều vụ scam gia tăng theo cấp số nhân. Không chỉ những người mới bước chân vào thị trường, thậm chí những người có kinh nghiệm chỉ cần 1 chút sơ suất cũng có thể bị scam bất kỳ lúc nào.
Các hình thức scam phổ biến
Thường những dự án đã mainnet hay có lộ trình roadmap đầy đủ, founder có kinh nghiệm hay các nhà đầu tư lớn có uy tín trên thị trường, đặc biệt là đã được list các sàn lớn thì nhà đầu tư có thể yên tâm phần nào. Tuy nhiên, thị trường crypto có rất nhiều nhánh nhỏ để nhà đầu tư có thể kiếm tiền sinh lời. Vậy nên, những ngách này sẽ sinh ra 1 số bất lợi nếu k nắm vững kiến thức đầy đủ. Những kiểu scam phổ biến có thể kể đến như:
Ponzi: hay còn gọi là dạng mô hình kim tự tháp ; những người tham gia trước đó sẽ tìm cách lôi kéo, dụ dỗ người mới tham gia đầu tư thông qua link ref của mình. Bản chất mô hình này là sử dụng tiền của người sau trả tiền cho người trước. Sau khi không còn lôi kéo được người mới và đã gom đủ tiền thì mô hình ponzi sẽ sụp đổ. Tất nhiên “nhà đầu tư” lúc này sẽ mất trắng toàn bộ tiền mà không hiểu lý do vì sao. Dự án tiêu biểu nhất đại diện cho ponzi có thể kể đến là Bitconnect. Hiện tại nhà sáng lập đã bị SEC cáo buộc lừa đảo hơn 2 tỷ USD (xem thêm tại đây).
Hack: đây là hình thức rất phổ biến. Kẻ lừa đảo sẽ tạo 1 website giả mạo của 1 sàn giao dịch lớn, hoặc đính kèm với liên kết quảng cáo để dụ người dùng nhấn vào đăng nhập thông tin tài khoản. Lúc này, trang web sẽ thu thập toàn bộ ID và mật khẩu để hack toàn bộ tài sản của người dùng.
Twitter/ Discord bị giả mạo hoặc bị hack: tương tự như link fake, đối với những người chuyên cày airdrop của dự án mới ra mắt, sẽ có những task cho người dùng chẳng hạn như follow twitter/ Discord chính của dự án. Lúc này, hacker sẽ hack chính các social app của dự án, sau đó đăng link scam với tựa đề kiểu: “nhấn vào link để claim token…”. Lúc này, người dùng bấm vào link thì mọi tài sản trong ví sẽ bị hacker chuyển đi hết. Dự án lớn đã bị hack có thể kể đến là twitter của CEO dự án Layer Zero.
Giả danh KOLs lớn: 1 hình thức cũng rất phổ biến trên thị trường, đó là giả danh các KOLs lớn chào mời mua các suất private sale token của 1 dự án. Thông thường nhưng người mua được suất private từ vòng đầu sẽ có cơ hội gia tăng tài sản lên rất nhiều so với mua trên các sàn đã launch. Nắm bắt cơ hội này, scammers luôn đánh vào niềm tin của những người mới trên thị trường.
Các dự án chưa list CEX và MEME trên DEX: hàng ngày, các dự án nhỏ & meme ăn theo những người nổi tiếng, hoặc ăn theo các dự án đã có chỗ đứng trước đó thường có biên độ lợi nhuận rất lớn chỉ trong thời gian ngắn. Vậy nên sàn DEX cũng là mảnh đất màu mỡ cho các scammer tung hoành. Nhà đầu tư mua 1 dự án nhưng không check kĩ dẫn đến: khóa mua bán token khi giá tăng (honeypot) ; dev rút thanh khoản dự án (rug-pull) ; giới thiệu cơ chế khóa mint token ; dev không can thiệp được vào pool thanh khoản ; quảng cáo được audit bởi các đơn vị kiểm toán uy tín,…nhưng thực tế, đội dự án đã cài sẵn code tạo backdoor để mint thêm token mà nhà đầu tư không hề biết, can thiệp vào pool thanh khoản sau đó xả toàn bộ token về lòng đất. Lúc này, nhà đầu tư chỉ biết mất tiền trong vô vọng.
Ngoài ra, không chỉ các dự án MEME, có những dự án được build trên hệ sinh thái lớn nhưng cũng vẫn scam nhà đầu tư là chuyện rất bình thường. Điển hình mới đây là con game SSS mới mainnet ngày 22.3 được build trên Blast.
Chỉ trong 1 tiếng, giá trị token đã chia cả ngàn lần khiến nhà đầu tư trở tay không kịp
Sau đó, dự án thông báo đã bị hack
Thêm 1 ví dụ nữa, theo twitter ZachXBT có hơn 500 nghìn người theo dõi, mới đây đã đăng tải 1 bài scam với thủ đoạn tinh vi hơn, đó là dưới dạng bán presale token mới.
Twitter ZachXBT.
Người này cho biết, 1 người đàn ông quốc tịch Pháp tên Jolan Lacroix đã đánh cắp 900.000 USD từ đợt bán presale token $TICKER trên Base.
$TICKER đã triển khai đợt bán trước vào ngày 16.3, huy động được tổng cộng 877 ETH (trị giá khoảng 3,19 triệu USD) thông qua ứng dụng Party trên Base. Trong đó, phân bổ token được công bố như sau: 24% cho LP ; 71% cho presale/airdrop ; 1% cho người tham gia sớm và 4% cho reserved for errors. Tất nhiên, nhóm này hoàn toàn ẩn danh.
Thông báo phân bổ token trên Warpcast của dự án.
Ngay sau khi TGE, mọi thứ trở nên tồi tệ khi 15% nguồn cung $TICKER đã được gửi đến Jolan (dev dự án) để hỗ trợ phân phối airdrop. Tuy nhiên, người này đã bán 13% nguồn cung với giá hơn 900.000 USD để cho những nhà đầu tư sớm không trở tay kịp.
Ngay sau đó, Zach đã liên hệ với 1 thành viên khác trong team, người này đã đồng ý chia sẻ ảnh chụp màn hình với Jolan, còn Zach đã công khai địa chỉ ví trị giá ~912.000 USD và tiết lộ tài khoản của hắn trên Warpcast.
Ảnh màn hình tương tác và địa chỉ ví của Jolan.
Jolan bắt đầu chuyển toàn bộ số ETH đánh cắp từ Base sang Ethereum thông qua Orbiter Finance. Sau đó, hắn kết nối mọi thứ với Solana bằng cách sử dụng Mayan Swap & Allbridge.
Những thủ thuật mà Jolan dùng để tẩu tán tài sản đã đánh cắp.
Vậy nên không có gì là chắc chắn khi đầu tư vào thị trường crypto. Đây chỉ là 1 trong số những dự án scam có thủ đoạn tinh vi mà người dùng không thể lường trước được (có thể tham khảo thêm các thủ đoạn scam với twitter này).
Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều dự án scam trên thị trường. Nếu không tỉnh táo và có kinh nghiệm check dự án kĩ, nhà đầu tư rất có thể sẽ bị mất hết tài sản.
Nhận biết dự án scam
Với thủ đoạn tinh vi như vậy, không chỉ những newbie mới gia nhập thị trường, thậm chí những người đã có kinh nghiệm cũng có thể dính scam bất cứ lúc nào.
Sẽ có vài dấu hiệu nhận biết 1 dự án scam hay không như sau:
Với các dự án vận hành theo dạng MLM (Multi-level Marketing) dẫn dụ người chơi câu kéo người mới tham gia đầu tư để nhận hoa hồng.
Mời chào mua token với hình thức ICO không chính thống. Thông thường những dự án thực sự nghiêm túc sẽ luôn được thông báo chính thức trên các kênh social của dự án như: Telegram, Twitter, Discord,… và kèm theo chương trình, thể lệ rõ ràng.
Đưa ra những cam kết lợi nhuận rất khủng mà không có bất kỳ rủi ro nào, như APR lên đến 146%, lợi nhuận rơi vào 0,8%/ngày,… trong khi các chuyên gia tài chính, những người có kinh nghiệm lâu năm cũng có thể thua lỗ và chắc chắn không 1 ai có thể cam kết đem lợi nhuận đến cho người khác.
Marketing quá nhiều. Marketing chỉ quan trọng khi dự án đã có sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, nếu token dự án không có chức năng nổi bật, rất có thể là 1 dự án “red-flag”.
Cách phòng tránh scam
Đối với các giao dịch trên sàn DEX:
Giao dịch trên sàn DEX sẽ không thể thiếu đến các wallet để connect và mua bán token. Vậy nên điều đầu tiên là bảo mật private key hoặc cụm từ bí mật.
Vì vậy, sau khi giao dịch ở bất kỳ dự án nào, nên cẩn trọng “revoke” sau khi tương tác với các d-app (truy cập link https://revoke.cash/).
Tuyệt đối không được thao tác lệnh với các token lạ gửi về ví không rõ nguồn gốc.
Làm Airdrop:
Mỗi 1 dự án airdrop, không nên sử dụng ví chính mà hãy tạo ví phụ. Bởi nếu không may nhấn vào mã độc, cũng không ảnh hưởng đến tài sản.
Luôn luôn check kỹ mọi nguồn thông tin của dự án từ Twitter, Website chính, Discord,… trước khi nhấn vào link. Thêm nữa, xác thực thông tin cũng là 1 trong những kỹ năng để đánh giá dự án, hiểu về mô hình hoạt động của dự án.
Research dự án:
Nên trang bị kiến thức trước khi bước vào thị trường crypto. Có kiến thức sẽ tự research được những dự án tiềm năng, lọc các dự án scam để phòng tránh được những rủi ro không đáng có.
Thường xuyên theo dõi các kênh social, cộng đồng của dự án kèm theo các nhà đầu tư. Có thể follow các twitter (ví dụ twitter này) hoặc KOLs có tiếng trong thị trường crypto, giúp cảnh báo được những chiêu trò lừa đảo trên thị trường.
Thận trọng với thông tin quảng cáo và luôn cập nhật kiến thức về các hình thức scam mới.
Nhớ rằng, việc bảo vệ tài sản số của bạn là trách nhiệm cá nhân và đòi hỏi sự cảnh giác và kiến thức vững chắc về thị trường crypto. Tốt nhất là mỗi cá nhân nên trang bị kiến thức thật kỹ, nâng cao kiến thức không ngừng để có thể tránh được mọi rủi ro. Đừng bao giờ mắc phải sự vội vàng và luôn đặt an toàn lên hàng đầu khi tham gia các hoạt động trong thị trường tiền kỹ thuật số.