Trending

Một số dự án Crypto hàng đầu đã phát triển rất nhanh và mạnh mẽ dựa trên hiệu ứng mạng tích cực. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật về Hiệu ứng mạng – Network Effect:

  • Network Effect là gì? Có những loại hiệu ứng mạng nào?
  • Tại sao hiệu ứng mạng có thể tạo nên những dự án có giá trị không lồ trong thị trường Crypto?
  • Cách ứng dụng Network Effect để tìm ra cơ hội đầu tư trong Crypto

Cùng Coin98 tìm hiểu nhé!

Hiệu ứng mạng (Network Effect) là gì?

Hiệu ứng mạng (tiếng anh là Network Effect) là một hiệu ứng kinh tế, mô tả hiện tượng sự gia tăng mức độ sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm đối với những người dùng khác. Như vậy:

  • Một hiệu ứng mạng tích cực sẽ giúp một dự án Crypto làm ít công to.
  • Một hiệu ứng mạng tiêu cực sẽ khiến các dự án rất khó để có thể tạo được sự thu hút cho sản phẩm của mình.

Mô phỏng hiệu ứng mạng (Network Effect)

Ví dụ: Ethereum đã tạo ra một hiệu ứng mạng mạnh mẽ, cụ thể:

Trong thời kỳ Bullrun năm 2017, rất nhiều nền tảng Smart Contract ra mắt với hứa hẹn công nghệ tốt hơn Ethereum, nhưng hầu hết các dự án đó không hoạt động khi thị trường bước vào downtrend thật sự.

Ngược lại, cộng đồng và nhà phát triển Ethereum vẫn ở đó và xây dựng. Họ phân tích vấn đề của Ethereum đang gặp phải, rồi đưa ra giải pháp khắc phục và lên kế hoạch thực hiện.

Ngoài ra trong trình xây dựng, các toolkit hỗ trợ cho việc xây dựng Protocol & dApp được phát triển ngày càng nhiều, khiến cho Ethereum dần trở thành chuẩn mực cho việc phát triển các Protocol & dApp, trong bối cảnh là các smart contract khác chưa sẵn sàng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được Network Effect của Ethereum: 

Khi càng nhiều nhà phát triển sử dụng Ethereum để phát triển các ứng dụng.

⇒ Các nhà phát triển đến sau có thể tận dụng thành quả của người trước đó, xây dựng nên các ứng dụng hữu ích khác.

⇒ Kích thích nhiều nhà phát triển xây dựng trên Ethereum hơn.

Phân loại Network Effect

Network effect có thể phân chia thành 3 loại chính và động lực của chúng thay đổi tùy thuộc vào ứng dụng. Một sản phẩm hay dịch vụ có thể tồn tại nhiều loại hiệu ứng mạng khác nhau:

Hiệu ứng mạng trực tiếp – Direct Network Effects

Hiệu ứng mạng trực tiếp mô tả sự gia tăng tiêu dùng dẫn đến sự gia tăng trực tiếp về giá trị.

Ví dụ: AMM tiêu chuẩn của Uniswap v2 là một sáng kiến tuyệt vời để thanh khoản cho bất kỳ ERC20 trên Ethereum mà không cần Market Maker. Trong mô hình này có 2 thành phần quan trọng là:

  • LP (Liquidity Provider) cung cấp thanh khoản, đổi lại LP nhận được một phần phí giao dịch.
  • Swapper là người giao dịch trên AMM, đổi lại họ sẽ phải trả một khoản phí là 0.3%.

Ở đây có thể thấy, nếu người dùng tham gia ở vị thế là LP, họ sẽ trực tiếp tạo thêm thanh khoản cho cặp giao dịch, đồng thời giúp swapper giao dịch với mức trượt giá thấp hơn. Đây là một hiệu ứng mạng trực tiếp.

Hiệu ứng mạng gián tiếp – Indirect Network Effects

Hiệu ứng mạng gián tiếp mô tả việc gia tăng sử dụng sản phẩm làm gia tăng việc sản xuất các hàng hóa bổ sung ngày càng có giá trị, dẫn đến tăng giá trị của sản phẩm ban đầu.

Ví dụ: Sau khi Uniswap V2 hoạt động một thời gian, team ra mắt Uniswap V3 là bản nâng cấp của V2, nó có hết ưu điểm của V2 và bổ sung thêm nhiều tính năng khác để cải thiệu hiệu quả sử dụng vốn của LP, bao gồm các tính năng chính sau:

  • Thanh khoản tập trung cho phép các LP kiểm soát chi tiết đối với phạm vi giá mà vốn của họ được phân bổ.
  • Phí linh hoạt cho phép các LP được đền bù một cách thích hợp để chấp nhận các mức độ rủi ro khác nhau.
  • V3 Oracles có khả năng cung cấp giá trung bình theo thời gian (TWAP) theo yêu cầu cho bất kỳ khoảng thời gian nào trong vòng ~ 9 ngày qua.

Các tính năng Uniswap V3 được một số dự án tận dụng để xây dựng lên các sản phẩm DeFi khác. Nếu chỉ xét riêng V3 thì hiện tại đã có hơn 43 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như LPs Position Management, Trading Tools, Liquidity Mining, Capital Efficiency,…

Trong trường hợp trên, các bạn có thể thấy có một số hiệu ứng mạng trực tiếp liên quan đến Uniswap V3, nhưng bên cạnh đó, cũng có các hiệu ứng mạng gián tiếp phát sinh từ các dự án Build on top Uniswap V3 khiến tính ứng dụng và khả dụng của V3 ngày càng tăng lên.

Hiệu ứng mạng hai mặt – Two-sided Network Effects

Hiệu ứng mạng hai mặt mô tả sự gia tăng sử dụng của một nhóm người dùng làm tăng giá trị của một sản phẩm bổ sung cho một nhóm người dùng riêng biệt khác và ngược lại.

Ví dụ: Trong DeFi chúng ta có thể tìm thấy hiệu ứng mạng hai mặt từ các Dex Aggregator.

Khi có nhiều user sử dụng các Dex Aggregator như Coin98 Exchange1InchParaswap,… thì sẽ tạo ra các câu chuyện như sau:

Trải nghiệm sử dụng sản phẩm của các user không nhất thiết phải được cải thiện. Tuy nhiên, các user đó sẽ giúp:

  • Tạo ra nhiều phí giao dịch hơn cho các DEX.
  • Làm tăng thu nhập cho các Liquidity Provider và Market Maker.

⇒ Gián tiếp khuyến khích nguồn thành khoản mới.

⇒ Những điều này tự nó vô hình chung lại giúp cải thiện trải nghiệm cho user bằng cách tạo ra nguồn thanh khoản dồi dào hơn.

Sự mạnh mẽ của Network Effect trong Crypto

Một cách trực quan để hiểu tại sao hiệu ứng mạng lại mạnh mẽ là chúng ta có thể nhìn nhận tác động của chúng dưới dạng mối quan hệ giữa giá trị và chi phí.

Hình ảnh này cho chúng ta thấy sức mạnh của hiệu ứng mạng nằm ở chỗ chi phí duy trì mạng không tăng nhanh bằng giá trị của mạng. Giá trị tăng lên khi kích thước của mạng tăng lên ⇒  Giá trị gia tăng theo cấp số nhân – Chi phí tăng Tuyến tính.

Trong crypto, chúng ta đã thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của Network Effect như:

  • Network Effect của Bitcoin bắt nguồn từ việc nhiều người coi đây là nơi lưu trữ giá trị, do đó, khuyến khích các thợ đào bảo mật mạng bất chấp những khiếm khuyết về mặt công nghệ của Bitcoin khi so với các giải pháp thay thế khác.
  • Network Effect của Ethereum bắt nguồn từ các nhà phát triển triển khai ứng dụng, mỗi nhà phát triển trở thành một khối lego mà các nhà phát triển khác có thể tận dụng thành quả của họ để tạo ra những ứng dụng hữu ích khác, qua thời gian nó khiến Ethereum dần trở thành chuẩn mực cho việc phát triển các Protocol & dApp.

Sự mạnh mẽ của hiệu ứng mạng có thể thấy rõ ràng hơn ở các độ ứng dụng, cụ thể là sự phát triển của AMM.

Đa số người dùng DeFi hiện tại đa phần sẽ biết Uniswap V2 và V3, nhưng Uniswap V1 thì sao?

Về bản chất, Uniswap là một giao thức để giao dịch các token một cách phi tập trung và Permissionless trên Ethereum. Phiên bản đầu tiên của Uniswap đã được ra mắt vào tháng 11 năm 2018 và không thu hút được nhiều users.

Vào tháng 5 năm 2020, Uniswap đã tung ra phiên bản thứ hai của giao thức được gọi là Uniswap V2 cho phép thanh khoản ERC20 – ERC20, và BÙM, Uniswap V2 bước vào thời kỳ phát triển theo hình parabol và nhanh chóng trở thành ứng dụng phổ biến nhất trên Ethereum. Nó cũng đã trở thành một tiêu chuẩn cho các AMM và rất nhiều protocol được build on top của Uniswap v2.

Nhìn chung, Uniswap V1 phải mất tầm 1 đến 2 tháng để đạt được $100M total trading volume, nhưng V2 chỉ cần tầm 1 tháng để đạt được $1B Total trading volume.

Cách ứng dụng Network Effect trong phân tích & đầu tư Crypto

Crypto là thị trường thay đổi rất nhanh, một chu kỳ Bull run có thể kết thúc trong vài tháng, các trend có thể bắt đầu và kết thúc trong 1 đến vài tuần, nhưng lẫn trong đó có thể là những trend dài hạn kéo dài lên đơn vị năm, ví dụ như nhóm dự án smart contract platform, DeFi,….

Vậy làm thế nào để phát hiện những Super Trend trong vô số Trend xuất hiện trên thị trường?

Lúc này chúng ta có thể áp dụng kiến thức về Network Effect để phân tích và xem xét, liệu sector đó có tạo được hiệu ứng mạng tích cực hay không?

Hãy đặt câu hỏi: Liệu sự gia tăng mức độ sử dụng của người dùng đối với các Protocol thuộc sector đó có làm tăng lợi ích cho những người dùng khác? Nếu câu trả lời là có, khả năng cao là các bạn đã tìm được các Trend có tiềm năng phát triển lâu dài trong tương lai.

Khi đã có phương hướng tìm hiểu tổng thể thì các bạn có thể bắt đầu tìm hiểu chi tiết hơn, đào sâu hơn để xem xét các sub-category trong một category lớn, ví dụ trong DeFi có nhiều sub-category như:

  • DEX ⇒ AMM, Orderbook, Hybrid Model,…
  • Lending ⇒ Money Market, Yield Optimizer,…
  • Derivative ⇒ Perp, Option, Synthetic,…

Khi đã xác định được sub-category muốn tìm hiểu, thì bạn có thể đi sâu thêm và tìm hiểu chi tiết về các dự án trong đó để tìm kiếm cơ hội đầu tư ROI cao.

bài viết liên quan