Tổng quan về dự án Origin Protocol
Dự án Origin Protocol là gì?
Origin Protocol là một nền tảng cho phép các nhà phát triển tạo ra các marketplace dưới dạng phi tập trung, nơi cho phép người mua và người bán giao dịch với nhau. Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng một nền tảng kinh tế toàn cầu, nơi khách hàng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ, chia sẻ thông tin… để có thể giao dịch trên web. Nền tảng sử dụng chuỗi khối Ethereum và hệ thống IPFS giúp người dùng có thể tương tác với nhau, tạo lập dịch vụ hay mua bán qua mô hình peer to peer mà không cần thông qua bên trung gian.
Đặc điểm nổi bật của Origin Protocol
Là một nền tảng mã nguồn mở cực kỳ được ưa chuộng nên dự án có rất nhiều đặc điểm nổi bật:
- Origin Protocol giúp người mua và bán tiết kiệm được nhiều chi phí do không phải thông qua bên trung gian.
- Nền tảng cung cấp chính sách hỗ trợ người mua và bán các thông tin về dịch vụ, hàng hóa.
- Người dùng có thể giao dịch một cách cực kỳ thuận tiện kể cả không có tài khoản ngân hàng.
- Với hệ sinh thái tự do không bị kiểm duyệt, việc cấm đoán hoặc đóng của các marketplace P2P rất khó xảy ra.
- Nền tảng có nhiều nhà đầu tư lớn cực kỳ uy tín.
Các tính năng nổi bật của Origin Protocol
- Chi phí giao dịch thấp: Với các nền tảng khác thường phải thực hiện giao dịch mua bán thông qua một bên trung gian và tốn nhiều chi phí giao dịch hay phí hoa hồng cao mà đôi khi hiệu quả không được như mong muốn. Với nền tảng Origin Protocol, người dùng sẽ không phải thông qua bên thứ ba nền giảm thiểu được phần lớn chi phí và thời gian.
- Có nhiều ưu đãi: Nền tảng cung cấp rất nhiều ưu đãi cho người dùng. Ví dụ như ai cũng có thể có cổ phần nếu như người dùng đó có những đóng góp tích cực dành cho nền tảng.
- Dễ dàng truy cập: Với nền tảng Origin Protocol, người dùng có thể truy cập vào ứng dụng bất cứ lúc nào, cực kỳ nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.
Cơ chế hoạt động của dự án Origin Protocol
Một điểm cộng của dự án Origin Protocol so với các dự án khác đó là giúp giảm thiểu kha khá chi phí giao dịch và không thông qua bên thứ 3. Với một số nền tảng khác, nếu muốn thực hiện giao dịch mua hoặc bán thì người dùng sẽ phải mở tài khoản trên một số ứng dụng của các công ty. Các công ty đó sẽ tự động thu thập dữ liệu nhưng người dùng sẽ phải trả từ 10% – 30% phí giao dịch cho mỗi lần giao dịch. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người dùng mà còn khiến họ tốn kha khá tiền bạc.
Nhưng với Origin Protocol, các khách hàng của nền tảng đều có thể sở hữu ví Ethereum. Bên cạnh đó, phương thức giao dịch cũng cực kỳ đơn giản, tiện lợi, người dùng chỉ cần kết nối với marketplace là có thể thực hiện các giao dịch một cách cực kỳ dễ dàng. Với các giao dịch của nền tảng Origin Protocol, người dùng sẽ không còn phải chia sẻ thông tin cá nhân hay tốn thời gian lập tài khoản. Các giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp mà không cần thông qua bên thứ ba.
Ngoài ra, người dùng cũng sẽ được nền tảng hỗ trợ trao đổi các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà không sợ bị nghẽn mạng. Dự án gồm ba yếu tố mã nguồn mở chính là Origin cho nhà phát triển, giao thức origin và ứng dụng của khách hàng cuối cùng.
Lộ trình phát triển của dự án Origin Protocol
Dự án có một lộ trình phát triển cực kỳ chi tiết và tỉ mỉ:
- Tháng 2 năm 2019: Lần đầu ra mắt ứng dụng Marketplace Creator phiên bản 1.0 dành cho smartphone.
- Tháng 7 năm 2019: Giới thiệu đến người dùng shop Origin Protocol v1.0 dành cho điện thoại và tiến hành kích hoạt Meta Transaction.
- Tháng 4 năm 2019: Nền tảng bắt đầu có tính năng Origin Reward và cổng thanh toán stablecoin.
- Tháng 9 năm 2019: Lần đầu ra mắt người dùng token OGN.
- Qúy 1 năm 2020: Token OGN chính thức được sử dụng dưới dạng token thanh toán và được thêm vào ví Samsung wallet.
- Qúy 2 năm 2020: Nền tảng hỗ trợ các đối tác khác để thành lập Dshop.
- Qúy 3 năm 2020: Lần đầu tiên bắt tay hợp tác với nền tảng lớn Google Cloud và Brave.
- Qúy 4 năm 2020: Dự án ra mắt tiền mã hóa stablecoin OUSD
- Năm 2022: Tiếp tục đưa ra các phương án phát triển dự án.
Đội ngũ phát triển của Origin Protocol
Dự án được phát triển bởi một đội ngũ cực kỳ hùng hậu và dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh. Founder của dự án là Josh Fraser và Matthew Liu. Đây là hai doanh nhân đã có thâm niên lâu năm trong việc xây dựng, hỗ trợ các công ty liên doanh, họ cũng đã đồng hành cùng với nhau trong nhiều dự án trước đó và sau này quyết định bắt tay lập nên Origin Protocol. Ngoài ra, họ còn nhận được sự hỗ trợ cực kỳ lớn từ Yu Pan, ông là Co-founder của nền tảng nổi tiếng Paypal cùng với các tên tuổi nổi tiếng như Elon Musk, Max Levchin… Ông cũng là người giữ một chức vụ cao ở Google. Ngoài ra, đội ngũ phát triển dự án còn rất nhiều thành viên khác như Franck Chastagnol, Micah Alcorn…
Nhà đầu tư của dự án Origin Protocol
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã hợp tác với rất nhiều các tên tuổi lớn có tiếng tăm trên toàn thế giới. Hiện tại doanh nghiệp Pantera Capital là nhà đầu tư chính của nền tảng Origin Protocol, Pantera Capital quỹ tiền mã hóa có thâm niên lâu năm nhất trên thị trường tiền mã hóa. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà đầu tư tiếng tăm khác như: KBW Ventures, Spartan Capital, Foudation Capital, Blocktower… Ngoài ra còn có các doanh nhân nổi tiếng như Steve Chen, Alexis Ohanian…
Tổng quan về token OGN
Token OGN là gì?
Token OGN là một loại token tiện ích được tạo ra nhằm mục đích sau: Người dùng có thể staking để nhận thưởng từ nền tảng. Khi người dùng giao dịch mua hàng, xác minh danh tính hay chia sẻ các thông tin về nền tảng trên mạng xã hội thì sẽ được nhận thêm token OGN. Dùng để trả phí hoa hồng. Người bán sẽ sử dụng token OGN như phí hoa hồng để trả cho các nhà phát triển để họ có thể quảng cáo sản phẩm của mình đến nhiều người hơn.
Được sử dụng như trung gian thanh toán giao dịch.
Token OGN còn được dùng để quản trị mạng.
Thông tin cơ bản
- Mã: OGN
- Tiêu chuẩn: ERC-20
- Blockchain: Ethereum
- Tổng cung: 1.000.000.000 OGN
- Nguồn cung lưu thông: 483.751.744 OGN
Phân bổ token OGN
Với tổng cung lên đến 1.000.000.000 OGN, hiện token OGN đang được phân bổ như sau:
- Nhà sáng lập và quỹ dự trữ: 31,4%
- Đội ngũ phát triển: 20,2%
- Token sale: 23,8%
- Quỹ phát triển nền tảng: 13%
- Coin List sale: 4,8%
- Đội ngũ cố vấn: 4,4%
- Đối tác lâu dài: 2,4%
Mua token của OGN ở đâu?
Hiện nay độc giả có thể dễ dàng tìm kiếm và giao dịch token OGN. Token này đã xuất hiện trên nhiều sàn lớn nhỏ khác nhau. Độc giả có thể giao dịch token này trên một số sàn giao dịch phi tập trung như Uniswap, SushiSwap… hoặc trên các sàn giao dịch tập trung như Coinbase, Binance, Houbi, Coinone…
Ví lưu trữ token OGN
Độc giả có thể lưu trữ token OGN trên nhiều loại ví khác nhau như ví MyEtherWallet, Metamask hay ImToken hoặc một số ví như ví Trezor, TrustWallet… Bên cạnh đó, độc giả cũng có thể lưu trữ token này trên ví của sàn giao dịch.
Có nên đầu tư vào token OGN không?
Có thể nói hiện tại Origin Protocol đang là một dự án cực kỳ thành công tính đến thời điểm hiện tại. Token OGN hiện cũng có thứ hạng rất tốt trên bảng xếp hạng tiền mã hóa. Bên cạnh đó dự án cũng có rất nhiều tính năng nổi bật như giúp người dùng giảm thiểu tối đa chi phí giao dịch, không mất thời gian thông qua bên thứ ba và tạo một môi trường giao dịch mua bán cực kỳ tiện lợi, dễ dàng và đơn giản. Ngoài ra dự án cũng thu hút được lượng lớn nhà đầu tư có tiếng tắm. Điều này chứng tỏ dự án đang có bước đi cực kỳ đúng đắn và có một nền tảng phát triển cực kỳ thuận lợi và thành công.
Tuy nhiên Coinviet sẽ không hoàn toàn khuyên bạn có nên đầu tư vào dự án hay không. Dù hiện token OGN đang xếp hạng 196 trên bảng xếp hạng, đây là một thứ hạng khá tốt tính đến thời điểm hiện tại nhưng vẫn còn rất nhiều token tiềm năng khác. Ngoài ra dự án vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như vì người dùng có thể tự do tạo lập mua bán nên tính bảo mật của dự án không quá cao. Độ an toàn, bảo đảm của các sản phẩm dịch vụ đôi khi không được xác minh kỹ càng. Vậy nên các độc giả của Coinviet hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không nhé.
Tổng kết
Vậy là qua bài viết này các độc giả của Coinviet đã nắm thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về dự án rồi phải không nhỉ? Ngoài dự án Origin Protocol và token OGN vẫn còn rất nhiều dự án đầy tiềm năng khác, các độc giả hãy theo dõi các số tiếp theo nhé.