Trending

Tiền Bản Quyền Là Gì?

Tổng quan về tiền bản quyền

Tiền bản quyền là khoản thanh toán được trả cho người sáng tạo mỗi khi tác phẩm của họ được bán trên thị trường thứ cấp. Thông thường mỗi khi người dùng bán NFT, phí bản quyền sẽ đi kèm với phí giao dịch trên các NFT Marketplace. Tùy thuộc vào từng bộ sưu tập NFT mà phí bản quyền có thể khác nhau nhưng tỉ lệ 5-10% giá bán thường được coi là tiêu chuẩn. Đối với các bộ sưu tập NFT lớn hơn, phí bản quyền có thể thấp hơn khoảng 2,5% là phổ biến.

Ví dụ: Một bộ sưu tập NFT áp dụng mức phí bản quyền là 10% trên OpenSea và hiện tại giá sàn của bộ sưu tập đang là 20 ETH. Một người dùng muốn bán 1 NFT trong bộ sưu tập với giá sàn trên thị trường OpenSea. Ngoài phí giao dịch, anh ta phải trả 1 khoản phí bản quyền là: 20 * 10% = 2 ETH cho việc bán NFT của mình.

Phí bản quyền là gì

Phí bản quyền là gì

Tiền bản quyền vẫn luôn là một khía cạnh quan trọng dành cho người sáng tạo, nghệ sĩ và thương hiệu NFT, giúp họ nhận được nguồn doanh thu liên tục từ những bộ sưu tập NFT của họ. Sau đó, những người sáng tạo có thể sử dụng số tiền này để tiếp tục phát triển các bộ sưu tập NFT của mình và mang đến nhiều use case hơn dành cho các holder NFT.

Tuy nhiên không phải bộ sưu tập NFT nào cũng áp dụng tiền bản quyền, Degods và Moonbirds là hai bộ sưu tập điển hình trong việc loại bỏ phí bản quyền. Một số bộ sưu tập NFT khác vẫn áp dịch cơ chế phí bản quyền có thể kể đến:

  • Azuki: 5% phí đối với doanh số bán hàng thứ cấp được phân phối cho Chiru Labs.
  • Doodles:  5% phí bản quyền, một nửa trong số đó được chuyển đến kho bạc cộng đồng (Doodlebank).
  • Bored Ape Yacht Club (BAYC):  2,5% phí bán thứ cấp được phân phối cho Yuga Labs.
  • Meebits: 5% phí bản quyền được phân phối cho Yuga Labs.

Lịch sử phát triển của tiền bản quyền

Nếu mọi người chưa biết thì CryptoPunks là bộ sưu tập NFT đầu tiên được triển khai trên Ethereum nhưng chưa bao giờ thiết lập tiền bản quyền đối với bộ sưu tập NFT của mình. Sàn giao dịch CryptoPunks – thị trường phổ biến nơi các CryptoPunks NFT được giao dịch cũng không thực hiện bất kì khoảng tiền bản quyền nào đối với doanh số bán hàng thứ cấp. Larva Labs – người tạo ra CryptoPunks đã chọn một mô hình kinh doanh thay thế, trong đó họ chọn giữ 1.000 Punks trên bảng cân đối kế toán của mình và bán những Punks này một cách lẻ tẻ để tạo doanh thu.

Mãi đến khi có sự xuất hiện của Yuga Labs với bộ sưu tập nổi tiếng Bored Ape Yacht Club (BAYC) vào giữa năm 2021 thì tiền bản quyền mới nhận được nhiều sự chú ý. Cho đến nay, Yuga Labs đã kiếm được số tiền bản quyền đáng kinh ngạc hơn 140M USD từ tất cả các bộ sưu tập NFT của họ.

Các dự án khác cũng đã ghi nhận thành công của Yuga Labs và áp dụng mức phí bản quyền 2.5% làm thông lệ tiêu chuẩn. Khi thị trường NFT tiếp tục nóng lên vào nửa cuối năm 2021 thì tiêu chuẩn này đã tiếp tục tăng lên thành 5% nhờ các bộ sưu tập NFT như Azuki, Doodles, CloneX và Moonbirds. Yuga Labs cũng đã tận dụng xu hướng tiền bản quyền này để áp dụng với bộ sưu tập Otherdeeds với mức phí bản quyền là 5%. Cho đến nay, Otherdeeds đã tạo ra nguồn doanh thu lên tới 44M USD từ doanh số bán hàng thứ cấp kể từ khi ra mắt vào tháng 04/2022.

Tiền Bản Quyền – Vấn Đề Gây Nhiều Tranh Cãi Trên Cộng Đồng

Trong cuộc chiến về tiền bản quyền đang diễn ra, có hai trường tư tưởng hàng đầu đã xuất hiện. Những người ủng hộ tiền bản quyền chỉ ra rằng tiền bản quyền là vô cùng quan trọng để giúp những người sáng tạo có được nguồn doanh thu được duy trì liên tục, từ đó giúp họ có động lực để tiếp tục xây dựng và phát triển sản phẩm của mình. Những người ủng hộ tiền bản quyền lo lắng rằng việc giảm tiền bản quyền hoặc không có tiền bản quyền sẽ khiến nhà sáng tạo không còn mặn mà với dự án của mình và khiến dự án đi xuống.

Mặt khác, những người phản đối tiền bản quyền lại cho rằng việc tính tiền bản quyền là không cần thiết và các bộ sưu tập NFT cần chuyển hướng sang các thu nhập khác để tạo nên mô hình kinh doanh bền vững hơn. Ngoài ra, việc tính phí bản quyền sẽ là một rào cản với những người giao dịch NFT và họ sẽ có xu hướng tìm kiếm những bộ sưu tập có lượng phí bản quyền ít hơn hoặc không tính phí bản quyền.

Mặc dù theo trường phái nào thì một thực trạng đang xảy ra trên thị trường là nguồn doanh thu được tạo ra từ tiền bản quyền đang có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Thống kê doanh thu từ tiền bản quyền trên thị trường NFT

Thống kê doanh thu từ tiền bản quyền trên thị trường NFT

Theo nguồn dữ liệu được cung cấp bởi Dune Analytics, tiền bản quyền có sự sụt giảm liên tục từ giai đoạn tháng 06/2022 đến thời điểm hiện tại. Hai nguyên nhân đến từ việc khối lượng giao dịch NFT giảm mạnh trong vòng hơn 1 năm gần đây và các NFT Marketplace đều giảm mức phí bản quyền để tăng sự cạnh tranh của mình.

Gần đây nhất thì OpenSea cũng điều chỉnh mức phí bản quyền của mình thành tùy chỉnh tương tự như Blur và điều này đã gây ra nhiều tranh cãi từ cộng đồng. OpenSea được biết đến là nền tảng chính tạo ra nguồn doanh thu từ phí bản quyền cho người sáng tạo và quyết định này dường như đã khiến nguồn doanh thu đó ngày càng trở nên nhỏ dần.

Yuga Labs là cái tên nổi bật không hài lòng về quyết định của OpenSea và họ sẽ không niêm yết bất kì bộ sưu tập NFT nào của mình trên OpenSea cho đến khi quyết định được thay đổi. Và cũng với quyết định này thì bộ sưu tập OtherDeeds đã không thể được giao dịch trên OpenSea và Blur, người dùng chỉ có thể giao dịch chúng trên X2Y2.  Mới đây, Yuga Labs cũng hợp tác với Magic Eden trong kế hoạch tạo ra một NFT Marketplace của riêng mình, dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2024.

Nhìn chung, tiền bản quyền vẫn luôn là một chủ đề nóng cần giải quyết và với thực trạng tiền bản quyền đang ngày càng giảm như hiện này thì đã có những nhà sáng tạo, nền tảng NFT Marketplace đứng lên đưa ra những hành động và ý kiến của mình để bảo vệ người sáng tạo.

Những Cách Giúp Nhà Sáng Tạo Đối Phó Với Thực Trạng Tiền Bản Quyền Ngày Càng Suy Giảm

Sau khi tìm hiểu về tiền bản quyền và thực trạng về tiền bản quyền hiện tại trên thị trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những cách mà nhà sáng tạo có thể đối phó để giải quyết vấn đề này.

Tìm chiến lược kiếm doanh thu từ nguồn cung NFT

Cách tiếp cận đầu tiên và cơ bản nhất mà người sáng tạo hoặc nhóm sưu tập có thể cân nhắc là dự trữ một số nguồn cung NFT nhất định của chính bộ sưu tập của họ.

Khi dự án phát triển, Team có thể bán nguồn cung này theo hình thức nhỏ giọt theo thời gian để có thêm nguồn tài trợ. Có hai biến thể của phương pháp này, đó là tăng thêm nguồn cung (như cách Chromie Squiggles làm đó là tăng nguồn cung tối đa thêm 250 NFT cho những dịp đặc biệt) hoặc giữ nguyên nguồn cung (chẳng hạn như cách Larva Labs mint 1.000 NFT trong đợt ra mắt CrypoPunks và họ sử dụng chúng để bán nhỏ giọt theo thời gian). Nhìn chung, đây là một chiến lược phù hợp để đội ngũ có động lực phát triển và muốn thấy bộ sưu tập của mình thành công.

Trở thành LP trên các NFT AMM

Khi thị trường NFT ngày càng phát triển thì NFTFi ngày càng nở rộ với nhiều dự án ở khắp các mảng khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đã thấy một số dự án về NFT AMM như: SudoSwap, Midaswap, Pikoswap,… Những người sáng tạo có thể tận dụng số lượng NFT nắm giữ của mình để trở thành Liquidity Provider (LP) trên các nền tảng NFT AMM, từ đó thu về phí giao dịch.

Ví dụ: Nhóm Sappy Seals sử dụng 50 NFT của riêng mình để cung cấp thanh khoản trên SudoSwap bắt đầu từ tháng 08/2022. Kể từ đó, đội ngũ đã kiếm về doanh thu hàng nghìn đô từ phí giao dịch.

Trong thời điểm hiện tại khi các NFT Marketplace như: OpenSea, Blur,… ngày càng giảm tiền bản quyền để mang đến sự cạnh tranh tốt hơn thì rất nhiều bộ sưu tập NFT muốn thực thi phí bản quyền đã tung ra NFT Marketplace của riêng mình và mới đây nhất là động thái của Yuga Labs khi gặp tác với Magic Eden trong việc cho ra mắt một NFT Marketplace riêng dự kiến sẽ được triển khai vào đầu năm 2024.

May mắn thay ở thời điểm này đã có các dự án cơ sở hạ tầng như Reservior giúp những người sáng tạo có thể dễ dàng triển khai một NFT Marketplace tùy chỉnh của riêng mình với việc hỗ trợ tiền bản quyền.

Ví dụ: Bộ sưu tập Finiliar sử dụng Reservoir để phát triển một NFT Marketplace của mình trên finiliar.com. Họ thiết lập giao diện người dùng theo cách họ thích và sau đó Reservoir đảm nhiệm mọi hoạt động thực tế của thị trường.

Tiền bản quyền khuyến khích

Trên các NFT Marketplace lớn hiện nay đều áp dụng mức phí bản quyền tùy chỉnh nghĩa là người bán có thể tùy ý đưa ra tỉ lệ % thanh toán phí bản quyền (tối thiểu là 0.5%). Những nhà sáng tạo có thể tận dùng điều này bằng cách thiết lập một công cụ theo dõi onchain xác định những người bán trả nhiều tiền phí bản quyền cho bộ sưu tập NFT của mình.

Từ đó, những nhà sáng tạo có thể đưa ra các biện pháp khuyến khích như Airdrop NFT, Whitelist, trao thưởng dựa trên Ranking,…. Biện pháp này có thể khuyến khích người dùng trả nhiều tiền bản quyền hơn cho mỗi lần bán NFT của mình và vì vậy những người sáng tạo có thể nhận được nguồn doanh thu nhiều hơn.

Tổng kết

Thực trạng tiền bản quyền giảm mạnh trong thời gian gần đây buộc những nhà sáng tạo phải lên tiếng và có những biện pháp về vấn đề này. Trên đây là những cách mà người sáng có thể đối phó để giải quyết thực trạng tiền bản quyền hiện nay, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.

bài viết liên quan