Trending
Bức tranh toàn cảnh về NFT marketplace – nơi luân chuyển giá trị của NFT và những cơ hội xung quanh chúng.

Như mọi loại hàng hoá hay tài sản khác, NFT cũng cần thị trường để mua bán trao đổi, những nơi để giao dịch NFT được gọi là NFT marketplace. Dựa vào các loại hình NFT đang được giao dịch trên thị trường, ta có thể chia NFT marketplace thành 3 loại hình chính gồm:

– General NFT marketplace: Dành cho các NFT collection với nhiều kiểu dáng, số lượng.

– Exclusive NFT marketplace: Dành cho việc mua bán các NFT độc nhất.

– Specific NFT marketplace: Dành cho NFT của riêng một mảng nào đó

General NFT marketplace (sàn NFT phổ thông)

General NFT marketplace là thị trường dành cho hầu hết các NFT. Đây là loại hình marketplace phổ biến nhất và thu hút được nhiều giá trị nhất vì chúng đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng.

Dù số lượng NFT marketplace đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, thị phần của mảng này hiện tại tập trung vào Blur, Magic Eden, OpenSea và Tensor.

khối lượng giao dịch nft
Khối lượng giao dịch NFT trong 1 năm trở lại đây – Nguồn: nftpulse

Exclusive NFT marketplace (sàn NFT độc bản)

Những NFT được mua bán ở đây chỉ có một bản hoặc có số lượng rất ít cho mỗi tác phẩm. Các exclusive NFT marketplace nổi bật có thể kể tới như SuperRare, Foundation, knownorigin.

super rare

Nhìn vào số liệu từ Super Rare, exclusive NFT marketplace nổi bật nhất thị trường, sàn có tổng khối lượng giao dịch từ trước tới nay đạt hơn 311 triệu USD. Con số này là rất nhỏ khi ta xét tương quan với nhánh general NFT marketplace. Chỉ trong một tháng cao điểm là tháng 01 năm 2022, OpenSea tính riêng đã thực hiện 4.9 tỷ USD khối lượng giao dịch.

Specific NFT marketplace (sàn NFT chuyên dụng) 

Việc có thị trường chuyên dụng cho một mảng nào đó giúp việc giao dịch tài sản dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiêu biểu có thể thấy thông qua các in-game NFT marketplace như Axie Infinity, Sandbox, StepN…

specific nft marketplace

Tuy nhiên những sàn NFT chuyên dụng chỉ giúp phục vụ cho một tệp khách hàng giới hạn và thường được coi là một sản phẩm phụ của một dự án.

Lịch sử hình thành & phát triển của NFT marketplace

volume nft marketplace
Thị phần giao dịch của các NFT marketplace qua thời gian – Nguồn: nftpulse

Opensea

OpenSea là general NFT marketplace đầu tiên trên thị trường. Từ cuối năm 2018 cho đến nửa cuối năm 2022, khối lượng giao dịch NFT tập trung chủ yếu ở OpenSea. OpenSea lúc đó được coi là gã khổng lồ không thể bị lật đổ và đã tạo ra khung phát triển để các dự án khác học hỏi theo. Tháng 01 năm 2022, Open Sea đã gọi vốn 300 triệu USD với định giá 13.3 tỷ USD.

Ở thời điểm bắt đầu, OpenSea chỉ hỗ trợ mạng lưới Ethereum. Sau đó với sự xuất hiện của nhiều mạng lưới mới, OpenSea đã hỗ trợ thêm những mạng lưới khác nhưng không thành công. Hiện tại khối lượng giao dịch trên OpenSea vẫn chỉ tập trung trên Ethereum.

top nft collections
Top bộ sưu tập được giao dịch nhiều nhất 30 ngày qua – Nguồn: OpenSea

Từ đỉnh tháng 01 năm 2022, việc giao dịch NFT trên Ethereum sụt giảm liên tục. Đến tháng 09 năm 2022, giao dịch NFT trên Solana tăng trưởng mạnh mẽ trong một thời gian ngắn. Magic Eden khi đó dù không phải là sàn giao dịch NFT đầu tiên trên Solana nhưng với việc cung cấp một trải nghiệm mượt mà, sản phẩm chỉn chu và hỗ trợ nhiều bộ sưu tập mới đã thu hút được nhiều người dùng. Trong hơn một năm sau đó cho đến cuối 2023, Solana nói chung và Magic Eden nói riêng vẫn chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường.

Blur

Không chỉ bị mất thị phần bởi sự nổi lên của các đối thủ thuộc chain khác, Open Sea còn phải đối mặt với con ngựa ô trên chính mạng lưới Ethereum. Vào tháng 10 năm 2022, sàn Blur ra mắt. Với các tính năng giúp tối ưu chi phí và trải nghiệm giao dịch cùng mô hình point đã giúp Blur vượt Open Sea về khối lượng giao dịch chỉ sau 3 tháng. Từ đó Open Sea trở thành quá khứ, Blur vẫn là sàn giao dịch thu hút nhiều giá trị nhất trên Ethereum cho tới hiện nay. Open Sea đánh mất vị trí của mình vào dự án đến sau nhưng đi nhanh và tập trung tối ưu trải nghiệm người dùng là Blur.

Tensor

Chuyện tương tự cũng xảy ra trên Solana. Tháng 11 năm 2022, sàn FTX sụp đổ. Sự việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và cả những dự án hàng đầu cũng không lạc quan về tương lai của Solana. Top PFP lúc đó là Degods và y00ts rời Solana để qua Polygon và Ethereum. Ví Phantom và sàn Magic Eden chuyển sang tập trung hỗ trợ multi-chain.

Tuy nhiên trong giờ phút đen tối đó vẫn còn có nhiều sản phẩm được ấp ủ phát triển trên hệ sinh thái. Sàn Tensor tiếp tục tập trung hoàn thiện sản phẩm cho người chơi NFT trên Solana. Người dùng được trải nghiệm thao tác giao dịch NFT mượt mà, trực quan và nhiều tính năng như Raffe, long/short NFT cùng với mô hình incentive point. Khối lượng giao dịch trên Solana của Tensor đã vượt trội hơn so với Magic Eden và trở thành sàn giao dịch NFT được ưa chuộng nhất trên Solana.

magic eden vs tensor
Khối lượng giao dịch của Tensor vs Magic Eden – Nguồn: Hệ sinh thái Solana Q1/2024

Magic Eden

Tưởng chừng việc chuyển sang hỗ trợ mạng lưới khác sẽ khiến Magic Eden trở thành một Open Sea thứ hai. Nhưng với việc chuyển sang hỗ trợ mạng lưới Bitcoin đã giúp Magic Eden thu hút nhiều giá trị trong thời gian ngắn nhờ sức hút từ xu hướng Ordinals. Từ đầu năm 2024 đến nay, trung bình mỗi ngày Magic Eden xử lý khoảng 15-30 triệu USD khối lượng giao dịch. Magic Eden có nhiều lần trở thành sàn có khối lượng giao dịch lớn nhất trong ngày.

nft volume 2024
Khối lượng giao dịch NFT từ đầu năm 2024 tới nay – Nguồn: nftpulse

Thêm vào đó với việc sàn Tensor thông báo về việc snapshot và ra mắt token, người dùng có xu hướng quay trở lại sử dụng Magic Eden trên Solana để săn airdrop. Magic Eden dần trở lại thành sàn NFT có thị phần giao dịch lớn nhất trên Solana.

nft volume solana
Thị phần giao dịch NFT trên Solana trong 3 tháng trở lại đây – Nguồn: The Block

Hướng đi cho NFT marketplace sắp tới

Lý do thành công của các NFT marketplace

Nhìn vào câu chuyện của những gã khổng lồ ta có thể khái quát nguyên nhân thành công chính của các sàn NFT marketplace dựa vào hai yếu tố:

– Tập trung vào mạng lưới thu hút dòng tiền

– Tập trung vào sản phẩm và mô hình hoạt động

Như đã trình bày ở bài Toàn cảnh NFT Collection | Sự cạnh tranh của những vùng đất Jpeg, dù số lượng chain hiện tại có rất nhiều nhưng số chain thu hút  được giá trị là rất ít, số chain phù hợp để phát triển NFT collection còn ít hơn. Do đó việc lựa chọn đúng mạng lưới là rất quan trọng nếu muốn có thị phần đáng kể ở thị trường NFT hiện nay.

top tvl
Trong những mạng lưới có giá trị tài sản khoá cao nhất chỉ có một vài hệ sinh thái có nhánh NFT phát triển. – Nguồn: DeFiLlama

Bên cạnh đó việc tập trung vào sản phẩm cũng rất quan trọng. Những dự án tối ưu hơn về chi phí, trải nghiệm sẽ dần thu hút dòng tiền cho mình. Blur và Tensor nhờ có sản phẩm tối ưu hơn. Cộng với mô hình incentive đã thu hút người dùng. Đặc biệt là từ hai sàn đứng đầu trước đó là Open Sea và Magic Eden.

Yếu tố token cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc thu hút người dùng. Sự hấp dẫn của airdrop vẫn là động lực thu hút dòng tiền lớn ở thị trường crypto. Dự án chưa ra token có nhiều phương thức để khuyến khích sử dụng sản phẩm. Tương tự cách Magic Eden đang dần lấy lại thị phần sau khi Tensor ra token.

Hướng đi cho NFT marketplace sắp tới

Từ những nguyên nhân trên ta có thể nhắm tới một vài cách tiếp cận cho NFT marketplace để chiếm được thị phần bao gồm:

Hỗ trợ những mạng lưới tiềm năng phù hợp với NFT

Những chain khá phù hợp để phát triển các bộ sưu tập NFT có thể kể tới như:

– Base với cộng đồng mạnh và lượng người dùng từ sàn Coinbase

– Ton Network với yếu tố cộng đồng có sẵn từ Telegram

– Những chain nhỏ nhưng xác định NFT là hướng phát triển chiến lược. Ví như Viction với việc liên tiếp ra mắt nhiều bộ sưu tập NFT trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra những chain có điểm khác biệt về nền tảng và ủng hộ NFT cũng đáng chú ý. Hiện tại có mạng lưới Starknet có những đặc điểm trên với thế mạnh về Fully-on-chain game (FOCG) và các NFT liên quan tới FOCG.

Phát triển những sản phẩm tối ưu trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng ở đây không chỉ là trải nghiệm trong quá trình sử dụng. Chủ yếu là sự tối ưu về chi phí, việc tiếp cận cơ hội,… Với nhiều hướng tiếp cận, ta có thể kỳ vọng sẽ có nhiều mô hình NFT marketplace độc đáo. Hoặc những NFT marketplace hỗ trợ các NFT collections độc đáo trong tương lai.

Một vài cách tiếp cận có thể kể tới như:

 – Mô hình giao dịch dành cho các trader NFT chuyên nghiệp với nhiều tính năng. Thay vì họ chỉ mua bán thông thường như Blur và Tensor

– Hay như việc NFT marketplace Dagora hỗ trợ bộ sưu tập NFT Starship. Người nắm giữ NFT Starship có thể sử dụng NFT để tham gia IDO. Họ sẽ nhận được nhiều airdrop liên quan.

Những hướng đi khác của NFT Marketplace

Dù hướng đi khác nhau nhưng người dùng sẽ chọn nơi giúp họ sử dụng vốn tốt nhất. Thị trường hoàn toàn có thể sẽ xuất hiện những xu hướng mới với loại hình NFT mới. Ví dụ như tín chỉ carbon credit đang được NFT hoá trên Toucan Protocol. Hoặc một vài dự án cũng đang NFT hoá tài sản thực ngoài đời như bất động sản. Cũng có thể là các chuẩn NFT mới cũng đang được phát triển như ERC404/DN404,… Xu hướng nào phát triển thì sàn NFT markerplace hỗ trợ loại NFT này cũng sẽ phát triển theo.

Bên cạnh đó những sản phẩm mới giúp tối ưu hơn nữa trải nghiệm. Chi phí cho người dùng cũng sẽ được ưu tiên hơn sản phẩm cùng loại. Blur và Tensor nếu ngủ quên trên chiến thắng thì hoàn toàn có khả năng sẽ trở thành Open Sea tiếp theo trong một thị trường phát triển nhanh như crypto.

Tổng kết

Hiện tại thị phần mảng NFT marketplace đang được thuộc về một số ít dự án. Những dự án khác muốn lấy lợi ích cần hiểu những yếu tố dẫn đến thành công của mảng này.

Hiểu về bối cảnh các sàn NFT marketplace không chỉ cho người dùng cơ hội sử dụng những sản phẩm tối ưu nhất, cho dự án muốn phát triển sản phẩm có vị thế trên thị trường mà còn giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng tăng trưởng khi đầu tư vào các loại tài sản liên quan.

Theo Coinviet tổng hợp

Cùng theo dõi Coinviet.net và xem thêm những tin tức hữu ích khác tại Dexnew.io nhé!

bài viết liên quan