Sinh năm 2000, D.T là cây viết chuyên trị những đề tài “xương xẩu” về chính trị và pháp lý trong thị trường crypto. Không mặn mà với margin long/short, thậm chí cũng không mua và hold coin nhiều, D.T “thu hoạch” lợi nhuận trong crypto chủ yếu bằng chiến lược Yield Farming*.
*Yield Farming: việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi để nhận lại lợi nhuận.
Nói không với margin long/short
Hỏi: Hãy kể tên một số kèo ăn to (tính trên tổng số vốn) của bạn?
D.T: Mua coin thì mình hơi xui, trong khi đồng nghiệp nhiều người có kèo x100, mình chưa bao giờ có kèo x100, nếu có cũng vuột mất. Ăn được SOL x4 (mua ở $20), SUSHI x5 (mua $4), DPET x16 (mua $0.5). Làm testnet thì từng được dYdX airdrop $11K. Nhưng chơi Coinlist thì mình lại hên. Điển hình, từng trúng acc con IMX, mua giá $0.1 và khi ATH (giá cao nhất mọi thời điểm) thì x50 lần.
Hỏi: Những người muốn ăn to và ăn nhanh hay thích margin long/short. Tại sao bạn không mặn mà với món này?
D.T: Không ăn to nhưng mình cũng chưa bao giờ cháy tài khoản (cười). Nói thật thì mình không ham giàu nhanh, sức kiếm hợp lý mà an toàn là cách của mình.
Long/short là một công cụ vừa dễ vừa khó, để thành thục đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Đây thường là cuộc chơi mà những người mới tham gia thị trường tiếp cận đầu tiên, họ có thể ăn được vài kèo rất đậm trong thời gian rất ngắn. Ở Việt Nam khi nhắc đến crypto, những người mới sẽ nghĩ ngay tới việc lên Binance long/short mua spot, giữ tiền trên sàn,…
Còn mình lần đầu tiên biết đến crypto (giữa năm 2020) đã được tiếp xúc ngay với DeFi. Lúc đó mình được phím kèo mua coin nên phải vào sàn Remitano mua USD rồi nạp vào Uniswap. Sau đó lúc chơi OTC thì phải múc ETH để nạp lên Metamask.
Đó là một điều may mắn, vì những trải nghiệm đầu tiên này khiến mình đặt câu hỏi: Tại sao phí giao dịch đắt, tại sao các sàn lại khác nhau, tại sao lại cần ETH…? Tìm câu trả lời cho những điều này dẫn mình đến với thứ gọi là blockchain, smart contract (hợp đồng thông minh), ví non-custodial (không lưu ký)… Và mình bắt đầu tìm hiểu crypto bài bản từ đấy.
Hỏi: Nhưng trước đó bạn bén duyên với crypto như thế nào?
D.T: Lúc nãy mình nói không ham giàu nhanh nhưng thật ra nó cũng không hoàn toàn đúng (cười). Lúc mình đánh chứng khoán lãi 20 – 30% là nhiều, nhưng lúc nhìn một cái chart crypto mình thấy có thể lãi đến x10. Thú vị quá nên phải “múc” thôi. Hơn nữa sau một khoảng thời gian tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam mình nhận ra thông tin ở đây bất cân xứng, không minh bạch bằng crypto.
Nhưng lúc đầu tìm hiểu crypto không có nhiều tài liệu, đọc white paper (sách trắng) của các dự án thì dài dã man, những kênh thông tin crypto phổ biến của Việt Nam lúc đó chủ yếu cung cấp thông tin thuần tuý.
Thanh khoản luôn là vấn đề nhức nhối
Hỏi: Vậy hiện tại bạn đang kiếm tiền trong thị trường bằng cách nào?
D.T: Yield Farming cung cấp thanh khoản (liquidity mining – LM) cho các dự án! Thử làm phép tính thế này, một đợt Farm bạn có thể lãi 30 – 40% vốn, qua khoảng 7 – 8 lần lãi kép bạn x10 tài khoản như chơi.
Đầu năm 2021, rất nhiều blockchain được triển khai với các chương trình LM thưởng token cho người dùng với APY (tỉ suất lợi nhuận hàng năm) lên đến mấy nghìn phần trăm. Mình điều khá nhiều vốn vào CAKE ở giá $0.7, hơn một tuần x2 vốn đi Farm, lại còn bán được CAKE ở giá cao $15. Vì cũng từng ôm ETH ở giá 1Kxx nên mình LM trên tất cả các chain cặp với ETH, chuyển ETH từ chain này đến chain khác: Avax, Solana, Fantom, BSC…
Một phép tính khác về sự hay ho của Yield Farming: bạn có $10K, bạn điều 10% vốn là $1K vào đây và x2 tài sản. $1K tưởng là nhỏ nhưng cứ x2 mãi hoặc chưa cần như thế nhưng compound lại thì vốn lên nhanh lắm. Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới mà. Ngoài ra, bỏ vốn tỉ lệ này thì bạn yên tâm ngủ ngon.
Hỏi: Nhưng Yield Farming cũng có rủi ro chứ?
D.T: Tất nhiên! Rủi ro lớn nhất đến từ smart contract và impermanent loss (tổn thất tạm thời). Để tránh những điều này thì nên chọn chơi trên các nền tảng blockchain lớn, vốn hoá to vì độ biến động sẽ thấp hơn các nơi khác. Ngoài ra việc chọn những cặp có cùng xu hướng di chuyển sẽ giúp bạn ít bị impermanent loss hơn.
Hiện tại mình đang Farm trên khá nhiều nền tảng, một vài cái tên như Cronos, Trader Joe, C98 – CASH ở Cashio, Leverage Yield Farming với Francium bên Solana, Farming solidly bên Fantom, Pangolin bên Avalanche,… nhưng trước giờ mình chưa gặp rủi ro nào.
Hỏi: Nếu dễ ăn như vậy thì tất cả mọi người phải đổ xô vào đây rồi chứ?
D.T: Thật ra nó cũng không dễ ăn vậy đâu. Khi tham gia LM, bạn phải cần hiểu rất nhiều thứ của DeFi như các loại rủi ro, impermanent loss, rug pull,… đồng thời hiểu về cách các builders tạo game, thanh khoản được điều phối qua LM ra sao, giá cả pump dump trong từng giai đoạn như thế nào…
Chưa kể việc di chuyển vốn loanh quanh cũng mệt. Như mình Farm trên nhiều pool, mỗi lần như thế phải gỡ stake, lên DEX gỡ liquidity (thanh khoản), swap ngược lại rồi chuyển lên sàn (vì phí rẻ) sau đó chuyển ra các chain khác. Tiếp tục lặp lại quy trình như vậy. Đặc biệt như khi mình chuyển tiền lên sàn BNB mà sàn này lại không hỗ trợ nhiều chain, nên cứ phải đăng ký tài khoản, KYC (xác minh danh tính) liên tục.
Một điều nữa là LM thường phù hợp với những người vốn to nên đôi khi nhiều người sẽ gặp khó khăn khi áp dụng chiến lược này.
Hỏi: Thế bạn lấy vốn ở đâu?
D.T: Xây từ từ thôi, trước sinh viên nghèo lắm, tài khoản ngân hàng chưa bao giờ đạt đến 10 triệu đồng, nhưng thời kì đầu vào crypto mình được UniSwap airdrop 400 UNI (~$1K). Nhưng vốn mình chủ yếu đến từ việc đánh chứng khoán.
Mà câu chuyện đến với chứng khoán cũng lằng nhằng. Chuyên ngành mình học liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thiên về những công việc xử lý giấy tờ mà bản thân mình không mấy hứng thú. Nhưng trước mình học chuyên Toán và có niềm đam mê với những con số, nên lúc tìm hiểu về tài chính thấy thích quá, mình tự học và chuyển sang mảng này luôn.
Mình học CFA (chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp), đánh chứng khoán cũng ăn được vài kèo đậm. Hiện tại danh mục đầu tư của mình là 60% chứng khoán – 40% crypto và mình rebalance liên tục.
Hỏi: Bạn nghĩ LM có thể là cuộc chơi lâu dài không?
D.T: Mình tin vậy. LM sẽ không bao giờ kết thúc vì thanh khoản vẫn sẽ mãi là vấn đề nhức nhối trong crypto.
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của các blockchain, multi-chain, hệ sinh thái DeFi, thỉnh thoảng chúng ta lại thấy những thông báo về việc ra mắt DeFi trên một blockchain nào đó, đi kèm là những chương trình LM cung cấp thanh khoản. Đây chính là cơ hội cho những người như mình.
Chơi theo whale
Hỏi: Khoảng một năm trong thị trường crypto, bạn thấy mình học được điều gì giá trị nhất?
D.T: Mình hiểu cách chơi của từng whale (cá voi), biết chơi theo ai thì có lực để thắng nhất. Trước đọc dự án nào hay, thấy tên tuổi nào hay thì đi theo, nhưng nhiều người chỉ toàn bán tầm nhìn. Mình mua tầm nhìn mà họ không làm được thì “toang”. Bây giờ mình biết được sau tầm nhìn đó là gì, không mua tầm nhìn nữa mà mua cái gì thực tế hơn.
Còn nếu có phân tích tầm nhìn và ý tưởng của dự án để ra quyết định đầu tư thì không nên chỉ dựa vào white paper mà còn phải tìm hiểu rất nhiều thông tin khác: nguồn lực, đội ngũ, thiết kế tokenomics, đối thủ cạnh tranh,…
Đặc biệt khi tham gia vào CoinViet thì điều mình tâm đắc nhất là học được cách tư duy, cách những builder tạo ra cuộc chơi để chúng ta chơi, và biết thêm nhiều thông tin “insider” mà không phải ai cũng biết. Hiện giờ nhìn qua một protocol trên thị trường mình có thể “lờ mờ” đoán được cách chơi có thể giúp đạt tỷ lệ thắng cao nhất (tất nhiên vẫn phải nghiên cứu kỹ nhiều vấn đề khác).
Hỏi: Thế bạn đã chơi theo whale như thế nào?
D.T: Một ví dụ là mình Farm stablecoin để ăn chênh lệch lãi suất. Mình nhớ vào một đợt thị trường khá chán nản, mình đã gom được giá USD/VND ở khoảng 22,900 – 23,000. Lý do là vì lúc FED (Cục dự trữ Liên bang) công bố tăng lãi suất, mình dự phóng đồng USD sẽ mạnh lên, cộng một vài phân tích về vĩ mô nên mình tin tỷ giá VND/USD sẽ tăng.
Trong khi thấy rủi ro về tỷ giá khá ít, mình đã mạnh tay vay vốn bên ngoài để nhét vào thị trường đi Farm stablecoin. Hiện tại tỷ giá USDT vào khoảng 23,800 – 23,900 đồng.
Đây là một tư duy mà các tỷ phú hoặc những người giàu có hay áp dụng. Họ thích đầu tư/sử dụng tiền của người khác và tận dụng chúng tốt nhất có thể để mang lại hiệu suất cao. Nhưng tất nhiên khi đi vay phải cân nhắc tới những rủi ro dù là nhỏ nhất và có kế hoạch xử lý khi chúng xảy ra.
Dòng tiền ở đâu, mình ở đó
Hỏi: Theo bạn, đâu là cách kiếm tiền nhanh nhất trong crypto?
D.T: Vào mùa uptrend thì Coinlist, IDO là cách giàu lên nhanh nhất. Ngoài acc IMX kể trên thì mình còn trúng 3 acc MINA mỗi acc $7K và nhiều kèo khác. Nhưng mình chơi cái này với hai đứa bạn. Vào mùa, tụi mình cắm rễ ngoài hàng net vào hai khung 12 giờ đêm và 6 giờ sáng (giờ mở bán tính theo giờ Việt Nam). Ba thằng bao hơn 10 máy tính, cứ bật máy ngồi đó đợi hàng chờ, con nào trúng thì nạp tiền vào.
Nhưng đây đúng là kèo “nhân phẩm”. Với con MINA tụi mình lập chỉ 8 acc nhưng ăn tận 3, tỷ lệ thắng này là cực kỳ cao, vì có nhiều người mình biết lập cả trăm acc nhưng cao nhất cũng chỉ trúng hơn 10 acc.
Ngoài ra, uptrend thì Launchpad cũng là một “mỏ vàng”. Chỉ cần bỏ ra vài chục/vài trăm USD allocation nhưng ROI thường lên tới vài chục thậm chí cả trăm lần.
Hỏi: Bạn có thể tổng kết lại những cách kiếm tiền trong thị trường?
D.T:
Cách thức:
- Yield Farming: Xem token như một cổ phiếu của công ty, khi đi Farm ngoài việc có yield (lợi nhuận) bạn còn nhận được token của dự án miễn phí mà không khiến nó bị pha loãng (diluted). Khi dòng tiền vào mạnh, token đó pump thì bạn lại lãi thêm.
- “Nghịch” sản phẩm mới để có cơ hội nhận airdrop. Cứ làm thôi, dYdX mình làm testnet nửa năm sau mới nhận thưởng.
- Thừa ra ít vốn thì đi gom một số đồng Launchpad, IDO, Coinlist. Như mình nói lúc nãy, mùa uptrend thì đây là những cách kiếm tiền nhanh nhất.
- Ape – in vào NFT. Thời gian gần đây chủ đề này khá hot và giúp nhiều người kiếm được tiền. Bản thân mình từng mua NFT một con Degenerated Ape ở Solana giá 2 SOL (lúc đó giá SOL mới chỉ vài chục đô), đỉnh điểm giá NFT này lên tới hơn 60-70 SOL (vào lúc giá SOL khoảng $200).
Tư duy:
- Không mua coin theo tin tức. Một là những “tay to” sẽ luôn biết trước tin tức, hai là sẽ có nhiều người đọc tin sớm hơn và nhanh tay hơn mình, nên việc đầu tư theo tin tức rất rủi ro.
- Nhận định dòng tiền đang ở đâu: Chỗ nào tiền đang chảy vào thì chơi chỗ đó. Có các dự án triển khai trên chain này bảo “ngon” lắm, ý tưởng hay lắm nhưng nếu dòng tiền không ở đó thì không thể nào có lực để lên. Có thể nhìn dòng tiền qua TVL, các chỉ số về cross-chain, bridge, nguồn lực,…
Ví dụ như NEAR ra tin rất nhiều, ra mắt quỹ này quỹ kia trị giá 1 tỉ đô nhưng khi kiểm tra TVL thì lại không thấy dòng tiền. On-chain nó hay ở chỗ đó. Hoặc như có một đợt Arbitrum rầm rộ công bố nhiều thông tin trên thị trường, tuy nhiên khi check on-chain lại chưa thấy nhiều dòng tiền đổ về, nên đó chưa phải lúc để đặt cược vào nó.
- Hiểu game, hiểu các mô hình hoạt động, hiểu các hệ sinh thái (cả lớn lẫn nhỏ) để từ đó biết luật chơi của các builders và tận dụng chúng để giành chiến thắng.
Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện!