Tổng quan về mô hình Ponzi
Ponzi là gì
Mô hình Ponzi xuất hiện từ những năm 1920, được lấy theo tên của chuyên gia lừa đảo Charles Ponzi – một kẻ lừa đảo người Italia sống tại Mỹ. Mô hình Ponzi này được tạo ra với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã có hàng trăm nghìn nạn nhân bị lừa và hiện nay vẫn còn tiếp diễn.
Mô hình Ponzi sẽ lừa đảo bằng cách dụ dỗ nạn nhân đầu tư các hoạt động kinh doanh theo cách lấy tiền của người đến sau trả tiền cho người đến trước đó.
Điều quan trọng của mô hình này là những người đến sau không nhận ra được và bị dụ dỗ bởi các lợi nhuận tuyệt vời trước mắt. Do đó, mô hình này có hình kim tự tháp với người trên đỉnh là chủ dự án và được hưởng lợi bởi tiền của người đến sau.
Mô hình hoạt động của Ponzi
Luôn có một thành viên ban đầu, sẽ chịu trách nhiệm khởi xướng đầu tiên bằng cách đứng ra quảng bá về cơ hội đầu tư hoặc sản phẩm kinh doanh của dự án. Khi tham gia các thành viên phải đóng góp một số tiền nhất định như $10,000 USD.
Những người khởi xướng sẽ hứa hẹn các thành viên nhận được nhiều lợi ích dựa trên khoản đầu tư ban đầu như lợi nhuận sau một chu kỳ đầu tư nhất định như 1 tháng, 3 tháng…
Các thành viên này được giới thiệu rằng khi kêu gọi được thêm 2 nhà đầu tư tham gia trong 90 ngày thì người khởi xướng sẽ trích $11,000 từ khoản thu $20,000 từ các thành viên đã kêu gọi. Với điều này, thành viên thứ nhất sẽ bị thu hút và nhiều khả năng tái đầu tư tiếp $10,000.
Kẻ lừa đảo sẽ dựa vào khoản thu được từ những người đến sau và có đủ khả năng tài chính để chi trả cho các thành viên đến trước và thuyết phục họ tái đầu tư kèm theo việc thêm nhiều người tham gia.
Đến khi mạng lưới quá lớn, số lượng thành viên đông và không còn người mới tham gia thì mô hình sẽ không còn vốn để duy trì. Điều này dẫn đến sự kết thúc và kẻ lừa đảo sẽ chấm dứt mô hình và mang tiền theo.
Nguyên nhân mô hình Ponzi vẫn hoạt động hiện nay
Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường tiền điện tử để tìm kiếm lợi nhuận, họ có thể đầu tư vào loại tài sản như coin/token, NFT, IEO, ICO… và quan tâm đến 2 vấn đề:
- ROI (Return of Investment) là tỷ suất hoàn vốn, đại diện cho thời gian thu hồi từ khoản đầu tư ban đầu để tính lợi nhuận tiếp theo.
- Tỷ lệ rủi ro khi thực hiện tham gia khoản đầu tư đó. Khi tỷ lệ rủi ro tăng cao, nhà đầu tư sẽ mất một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư dẫn đến ROI có thể âm và khó thu hồi vốn hoặc không thể thu hồi vốn.
Thực tế, bất cứ hình thức đầu tư nào cũng mang theo một tỷ lệ rủi ro nhất định. Và tỷ lệ này đối với khoản đầu tư vào các mô hình Ponzi là cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Tuy nhiên ROI với các mô hình Ponzi được hứa hẹn quá hấp dẫn nên nhiều nhà đầu tư bị thu hút trước lợi nhuận và thường bỏ quên quản trị rủi ro và dẫn đến thua lỗ.
Cách để bảo vệ mình tránh tham gia mô hình Ponzi
Các nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơ hội đầu tư “trên trời rơi xuống” và đặc biệt trước những lời mời gọi “trời ơi đất hỡi” vào các cơ hội đầu tư dài hạn trong thị trường tiền điện tử.
Chúng ta cần tỉnh táo và hãy luôn đặt ra nghi vấn với bất cứ cơ hội đầu tư nào hứa hẹn lợi nhuận ở mức cao, dễ dàng và không rủi ro đều sẽ có dấu hiệu không minh bạch và trung thực. Luôn ghi nhớ nguyên tắc “high risk – high return” để quản trị rủi ro và có kế hoạch phòng hộ.
Khi đã hiểu rõ bản chất khoản đầu tư. Bạn sẽ không bao giờ đầu tư vào những gì bạn không nắm rõ. Hãy tận dụng hết các nguồn tài nguyên có thể và cẩn trọng với các khoản đầu tư “trên trời rơi xuống” và sở hữu ROI cao.
Tổng kết
Qua bài viết trên, coinviet.net đã giới thiệu các bạn về mô hình Ponzi và cách hoạt động của nó.
Hy vọng những kiến thức trên hữu ích với các bạn. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Mọi thắc mắc vui lòng comment dưới bài viết để cùng coinviet.net thảo luận.