Trending

NFT Là Gì?

NFT là một Non-Fungible Tokens (mã thông báo không thể thay thế) được triển khai trên Blockchain và được sử dụng để chứng nhận quyền sở hữu và tính xác thực. NFT có thể đại diện cho hầu hết mọi thứ từ tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số, tư cách thành viên, vật phẩm trong trò chơi,…

Mỗi NFT sẽ không được sao chép, thay thế hoặc chia nhỏ. Nếu người dùng sở hữu một tác phẩm nghệ thuật NFT, công nghệ chuỗi khối sẽ xác minh rằng nó thuộc về họ. Điều này có nghĩa là người dùng có thể mua bán nó giống như việc mua bán các token.

NFT Storage: Các Cách Lưu Trữ NFT Ở Thời Điểm Hiện Tại

Trước khi đi vào các loại NFT Storage ở thời điểm hiện tại thì chúng ta hãy tìm hiểu về các thành phần chính của một NFT. Có thể mọi người không biết, mỗi NFT gồm 2 thành phần chính bao gồm:

  • Token id: Đây là phần định danh được triển khai từ Smart Contract.
  • Metadata: Đây là phần nội dung chi tiết của NFT chẳng hạn như: Tên NFT, chủ sở hữu, hình ảnh hoặc video trên NFT,… Metadata được liên kết với Token id thông qua trường thông tin onchain là tokenURI.

 

NFT Storage

Các thành phần trong một NFT

Thông thường chỉ có phần Token id được lưu trữ trên Blockchain còn Metadata được lưu trữ ngoài Blockchain để giảm thiểu chi phí lưu trữ, có thể là dịch vụ lưu trữ phi tập trung trên IPFS, Filecoin, Arweare,… hay lưu trữ trên các Server tập trung.

Vì vậy cách thức lưu trữ phần Metadata sẽ quyết định NFT Storage thuộc loại nào. Sau đây sẽ là các cách thức lưu trữ NFT ở thời điểm hiện tại, mọi người dùng tìm hiểu nhé:

Cách lưu trữ thứ nhất: Offchain Data

Đối với các thức lưu trữ này, toàn bộ phần Metadata sẽ được lưu trữ Offchain trên các Server tập trung. Điều này có thể sẽ gây nguy hiểm cho bộ sưu tập NFT vì khi Server đó bị hack hay bất cứ một nguyên nhân nào khác khiến chúng ta không thể truy cập vào Metadata thì đường dẫn đến tokenURI sẽ bị hỏng. Vì vậy mặc dù NFT vẫn tồn tại trên Blockchain nhưng chúng ta không thể truy cập vào dữ liệu trực quan của NFT như: Hình ảnh NFT, tên NFT,….

Cách lưu trữ thứ hai: Semi-onchain

Đây là cách thức lưu trữ mà toàn bộ phần Metadata sẽ được lưu trữ trên các dịch vụ lưu trữ phi tập trung như: IPFS, Filecoin, Arweare,…. Chắc chắn việc lưu trữ Metadata trên các dịch vụ lưu trữ tập trung này sẽ giúp dữ liệu trở nên an toàn hơn nhưng đổi lại thì chi phí lưu trữ sẽ đắt hơn so với lưu trữ offchain hoàn toàn.

Cách thức lưu trữ này cũng đang được rất nhiều bộ sưu tập NFT áp dụng ở thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như: Bộ sưu tập AzukiBored Ape Yacht Club (BAYC)Doodles,… lưu trữ phần Metadata bằng IPFS.

Cách lưu trữ thứ ba: Calldata Storage

Đây là cách thức lưu trữ mà toàn bộ dữ liệu trong phần Metadata sẽ được lưu trữ trong calldata của một Transactions. Đây là cách lưu trữ mang đến một khái niệm mới đối với NFT trên Ethereum mang tên Ethscriptions, được giới thiệu bởi Tom Lehman với nguồn cảm hứng từ Bitcoin Ordinals.

Việc lưu trữ này sẽ giúp dữ liệu của NFT được bảo mật hơn và lưu trữ với chi phí rẻ hơn so với các phương pháp lưu trữ truyền thống. Tuy nhiên, đổi lại thì kích thước lưu trữ tối đa chỉ đạt 96kb vì vậy dữ liệu được lưu trữ chủ yếu là hình ảnh.

Cách lưu trữ thứ tư: Hashed onchain

Đây là giải pháp lưu trữ được sử dụng bởi bộ sưu tập NFT CryptoPunks. Bằng cách mã hóa dữ liệu hình ảnh và thuộc tính của CryptoPunks thành một chuỗi băm Hash, sau đó lưu trữ toàn bộ chúng trên Blockchain. Việc lưu trữ theo cách này sẽ tiếp tục củng cố sự tồn tại lâu dài của các hình ảnh và thuộc tính của Cryptopunks, đồng thời đảm bảo rằng bất kỳ ai đều có thể truy cập và tìm thấy chúng trên Blockchain.

Cách lưu trữ thứ năm: Fully onchain

Đây là cách thức lưu trữ tốt nhất dành cho NFT ở thời điểm hiện tại trong đó toàn bộ dữ liệu trong Metadata sẽ được lưu trữ hoàn toàn trên Blockchain. Điều này giúp NFT được kế thừa hoàn toàn những điểm nổi bật trên mạng lưới mà nó lưu trữ bao gồm:

  • Lưu trữ phi tập trung
  • Tính bảo mật từ mạng lưới
  • Tính minh bạch

 

Phương pháp lưu trữ này được tìm thấy và biết đến rộng rãi trên Bitcoin với Bitcoin Ordinals. Ngoài ra, các NFT trên blockchain khác cũng hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp lưu trữ này nhưng sẽ có một nhược điểm và rào cản lớn là chi phí lưu trữ trên Blockchain quá cao và về lâu dài việc lưu trữ như thế này sẽ khiến mạng lưới bị trì trệ, gây ảnh hưởng đến hiệu năng của Blockchain đó.

Tổng kết

Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại đa phần các NFT được lưu trữ bằng cách sử dụng các dịch vụ lưu trữ phi tập trung như IPFS, Filecoin, Arweare,… theo mình thấy là khá hợp lí. Tuy nhiên, nếu một bộ sưu tập NFT được lưu trữ trực tiếp trên Blockchain thì sẽ mang lại giá trị riêng nhưng có một rào cản lớn là phí lưu trữ vì vậy không phải dự án nào cũng có thể tiếp cận được. Trên đây là toàn bộ thông tin mà mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã hiểu các cách lưu trữ khác nhau của NFT Storage.

bài viết liên quan