Thị Trường NFT Có Dấu Hiệu Khởi Sắc Trở Lại
Trong tháng vừa qua, với sự phục hồi chung của thị trường tiền điện tử thì thị trường NFT cũng đã chứng kiến lần đầu tiên trong nửa cuối năm nay trải qua 4 tuần liên tiếp tăng trưởng tích cực về khối lượng giao dịch. Lần gần nhất đạt được điều này đã xảy ra từ cuối tháng 1 cho đến giữa tháng 2 năm nay với khối lượng giao dịch gần như tăng gấp ba lần.
Chúng ta cũng thấy sự phục hồi của các NFT Blue Chip như: Bored Ape Yacht Club (BAYC) đã quay trở lại mức 30 ETH, Azuki có sự phục hồi mạnh mẽ gần x2 hay đặc biệt là hệ NFT nhà Animoca Brands như The Grapes, Mocaverse có sự tăng trưởng ấn tượng với tin đồn sẽ ra mắt token trong thời gian tới.
Trong tình hình thị trường hiện tại, nơi ETH không thể cạnh tranh với Bitcoin về mức độ tăng trưởng và những người nắm giữ ETH không sẵn lòng trao đổi lượng token mình nắm giữ để lấy BTC. Nếu không sử dụng đòn bẩy thì đầu tư vào NFT là một sự lựa chọn phù hợp, các nhà đầu tư có thể vừa có lợi nhuận từ NFT của mình tăng giá và cả lợi nhuận từ việc ETH tăng giá.
Khi nhìn lại 6 tháng trước, chúng ta chỉ thấy cuộc đua song mã của Blur và Opensea. Tuy nhiên bây giờ nhìn lại, cục diện về cơ bản không thay đổi khi Blur vẫn cho thấy sự thống trị mạnh mẽ nhưng cũng có thêm nhiều thế lực mới xuất hiện chẳng hạn như OKX NFT Marketplace và Flooring Protocol. Ngoài ra, các chiến lược giao dịch chủ đạo trên thị trường cũng trải qua nhiều thay đổi thú vị để ứng phó với những thay đổi trên thị trường.
Cục Diện NFT Marketplace Đã Thay Đổi Như Thế Nào?
Mới đầu tháng 11, OpenSea đã thông báo sa thải 50% nhân viên nhằm điều chỉnh đội ngũ và cắt giảm quản lí cấp trung, xây dựng văn hóa vận hành, sản phẩm và công nghệ từ đầu, đồng thời tạo ra OpenSea 2.0. Giám đốc điều hành OpenSea Devin Finzer cho biết OpenSea 2.0 sẽ được định hình lại từ nhiều khía cạnh về công nghệ, độ tin cậy, tốc độ, chất lượng và trải nghiệm người dùng đồng thời sẽ có một nhóm tiếp xúc trực tiếp và lấy ý kiến từ người dùng.
Việc sa thải của OpenSea về cơ bản là những điều chỉnh chiến lược cần phải được thực hiện để đối phó với tình trạng doanh nghiệp tiếp tục sụt giảm về cả thị phần và doanh thu như hiện nay và việc phá bỏ và xây dựng lại OpenSea 2.0 giống như một động thái tuyệt vọng để giành lại thị phần.
Những lời chỉ trích của OpenSea chủ yếu đến từ việc sản phẩm khó sử dụng và cập nhật chậm hay nền tảng được vận hành quá tập trung và không quan tâm đến tiếng nói của cộng đồng. OpenSea có một đội ngũ giàu kinh nghiệm khi đã xây dựng nền tảng này từ năm 2017 và OpenSea cũng trở nên vô cùng im ắng trong giai đoạn từ 2017 đến 2020 trước khi bùng nổ vào năm 2021.
Mặc dù thông tin này không thể nói lên điều gì và OpenSea đột nhiên trở nên bùng nổ trong những năm sắp tới với một sản phẩm đột phá thì sao? Nhưng ở thời điểm hiện tại, nó đang tiếp tục mất thị phần vào tay của Blur. Đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi của toàn bộ thị trường NFT trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể thấy sự phục hồi của Blur là vượt trội hơn rất nhiều so với OpenSea.
Mặc dù để đối phó với tác động của Blur thì OpenSea đã đưa ra một số cập nhật về sản phẩm của mình chẳng hạn như tung ra Offer Wall đơn giản hơn cũng như khởi chạy công cụ tổng hợp OpenSea Pro dựa trên Gem và nhắm vào mục tiêu thu hút người dùng bằng việc ra mắt NFT và tin đồn airdrop token trong thời gian tới. Nhưng khi nhìn lại, những cập nhật này mang hơi hướng thụ động và thiếu gắn kết và sau một thời gian chúng ta vẫn chưa thấy nó tác động tích cực đến OpenSea.
Ngược lại, mặc dù nhóm đã giữ im lặng trong một thời gian dài trên mạng xã hội để tập trung phát triển sản phẩm nhưng Blur vẫn hoạt động rất tốt. Chúng ta cũng phải nói về tệp khách hàng mà Blur nhắm tới và mang lại thành công cho nền tảng tính đến thời điểm hiện tại, đó là những Trader, các nhà tạo lập thị trường NFT và cả những Farmer BlurPoints.
Tệp khách hàng trên Blur chủ yếu là những người chơi NFT OG, những người nắm giữ các Blue Chip NFT và cả những KOL NFT hàng đầu. Họ không chỉ có nguồn lực mạnh mẽ về tài chính mà còn là tiếng nói lớn trong cộng đồng. Hành vi trên Blockchain và các phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng lớn đến những người chơi NFT chẳng hạn như Machi Big Brother, hanwe.eth và cả cựu cá voi BAYC Franklin. Họ tham gia vào Blur, mang đến lượng thanh khoản dồi dào cho Blur và ngược lại những con cá voi này nhận lại được BlurPoint. Chiến lược 2win này đã tỏ ra vô cùng hiệu quả và giúp Blur luôn giữ vị trí dẫn đầu về khối lượng giao dịch trong suốt năm 2023 vừa rồi.
Chính nội tại tốt và sự tồn tại của các nhà tạo lập thị trường riêng lẻ mà Blur tỏ ra rất bình tĩnh khi đối mặt với những thách thức từ sự vươn lên của một số nền tảng mới chằng hạn như Flooring Protocol – một nền tảng phân chia NFT thành các ERC-20 μToken. Flooring Protocol được phát hành bởi FreeLunchCapital – người chơi NFT OG trong thị trường. Với nguồn Incentive của token FLC, khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của Flooring đạt khoảng 4M USD đến 6M USD và có thời điểm khối lượng giao dịch 24 giờ đã vượt qua cả Blur.
Khi so sánh khối lượng giao dịch của BAYC NFT trên Blur và Flooring Protocol thì chúng ta đang thấy sự đe dọa lớn mà Flooring Protocol dành cho Blur khi khối lượng giao dịch trên hàng ngày trên Flooring Protocol tỏ ra không hề lép vế khi so sánh với Blur. Ngoài ra, mô hình Safebox do Flooring Protocol giới thiệu cũng cải thiện đáng kể khả năng khám phá giá của các tài sản NFT hiếm mà Blur chưa thể triển khai một cách hiệu quả.
Hoạt Động Khai Thác Từ LooksRare và X2Y2 Đang Dần Kết Thúc
Vào cuối tháng 9 năm nay, LooksRare đã điều chỉnh mô hình kinh tế token theo đó từ ngày 01/10/2023, 50% phí giao dịch sẽ được chuyển vào trò chơi của LooksRare bao gồm YOLO và Raffles cũng như các trò chơi sắp ra mắt khác, 10% sẽ chuyển cho các LOOKS holder và 40% còn lại sẽ được chuyển vào Treasure.
Điều này có nghĩa là người dùng Trading trên LooksRare sẽ không nhận được bất kì phần thưởng nào từ token LOOKS nữa. Quyết định này cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến nền tảng khi khối lượng giao dịch Wash Trading giảm mạnh xuống mức gần như bằng 0 trong khi tác động đến khối lượng giao dịch thực là tương đối hạn chế.
Mặt khác khi đánh giá từ những thay đổi về số lượng người dùng giao dịch trên LooksRare thì chúng ta chứng kiến sự sụt giảm mạnh vào đầu tháng 8 và sau đó vẫn dao động trong một phạm vi nhất định. Những thay đổi về cả số lượng người dùng và khối lượng giao dịch phản ánh số lượng người dùng trung thành trên LooksRare là rất ít và họ chỉ đến nền tảng để kiếm lợi nhuận.
Mặc dù không thể phủ nhận rằng nhưng sản phẩm mới như LooksRare Game đã tạo nên sức hút và là tiền đề để giữ chân người dùng chẳng hạn như Yolo kết hợp các yếu tố cờ bạc và Raffles với cơ chế xổ số với phần thưởng là NFT. LooksRare sẽ cung cấp các nhiệm vụ khác nhau để người dùng tham tham gia vào các trò chơi nhỏ này và đủ điều kiện để nhận được đá quý có thể đổi lấy token Looks. Trong quá trình này, cũng có một số nhiệm vụ liên quan đến giao dịch NFT nhằm kích thích khối lượng giao dịch trên nền tảng. Khối lượng giao dịch NFT càng lớn hoặc số tiền tham gia càng lớn thì người dùng càng nhận được nhiều đá quý. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, có lẽ người dùng vẫn chưa sẵn sàng bỏ tiền cho hoạt động này.
Một nền tảng khác là X2Y2 mặc dù vẫn duy trì hoạt động khai thác token X2Y2 trên nền tảng của mình nhưng đã thông báo vào ngày đầu tiên của tháng 11 rằng họ sẽ cắt giảm 50% lượng phát thải token hàng ngày bắt đầu từ ngày 07/11/2023. Không biết điều này có ảnh hưởng nặng nề với X2Y2 như những gì đã xảy ra với LooksRare không tuy nhiên có vẻ X2Y2 đang muốn tạo ra một bộ sản phẩm toàn diện thay vì chỉ tập trung vào Incentive và không tạo thêm giá trị gì cho nền tảng.
Đối với LooksRare, họ tập trung mở rộng các chức năng riêng phục vụ cho quá trình trading NFT. Còn đối với X2Y2 thì đang đi theo con đường mở rộng và xây dựng một hệ sinh thái đầy đủ dành cho NFT. Chúng ta đã thấy X2Y2Fi dành cho NFT Lending và giờ đây họ đang định hướng nền tảng của mình theo hướng Cross-chain Aggregator, trước mắt sẽ đánh chiếm thị phần trên Base. Dựa trên một hệ sinh thái NFT rộng lớn hơn và quá trình Unlock token X2Y2 sắp đạt 100% vào ngày 03/04/2023 (nghĩa là hoạt động khai thác cũng sẽ kết thúc từ đây) thì chắc chắn dự án phải có nhiều điều chỉnh trong nền kinh tế Token X2Y2 của mình trong thời gian tới.
Sự Trỗi Dậy Của Các NFT Marketplace Mới
Tránh tình trạng cạnh tranh trực tiếp trên Ethereum từ hai ông lớn OpenSea và Blur thì hầu hết các NFT Marketplace ở thời điểm hiện tại đều triển khai theo hình thức Multichain hoặc Aggregator để có được sự phát triển ổn định theo thời gian. Dẫn đầu trong số đó phải kể đến OKX NFT Marketplace. Ngoài ra, trong danh sách này chúng ta không thể không kể đến Magic Eden hay các NFT Marketplace nhỏ hơn như Element hay Zonic cũng có lưu lượng truy cập tốt trên nền tảng của mình.
Về OKX NFT Marketplace, chúng ta đã thấy sự bùng nổ về khối lượng giao dịch trong nửa cuối năm nay. Hiện tại, OKX NFT Marketplace đang hỗ trợ 17 chain khác nhau và tổng hợp tính thanh khoản từ 6 thị trường lớn. Khối lượng giao dịch tổng hợp hàng ngày hiện tại của sàn giao dịch này là khoảng từ 7M USD đến 15M USD và từng có thời điểm khối lượng giao dịch trên OKX NFT Marketplace vượt qua cả Blur. Điều này hứa hẹn mở ra tương lai rộng lớn dành cho OKX NFT Marketplace trong việc đánh chiếm thị phần trading NFT.
Magic Eden – một NFT Marketplace đã thành danh trên Solana cũng đang nỗ lực mở rộng thị phần của mình bằng con đường phát triển Multichain. Điều này đã tạo nên ít nhiều thành công cho Magic Eden đặc biệt là trên Polygon hay trên Bitcoin.
Xét về những hoạt động gần đây thì vào cuối tháng 06/2023, nó đã hợp tác với Helio để tạo ra một nền tảng multi-chain NFT pre-sale. Vào tháng 08/2023, Magic Eden ra mắt quỹ sáng tạo trị giá 1M USD trên Polygon, vào tháng 09/2023 ra mắt cNFT trên Solana và thông báo mới nhất vào tháng 11/2023, họ đang kết hợp với Yuga Labs để triển khai một NFT Marketplace trên Ethereum có ràng buộc về tiền bản quyền để bảo vệ cho người sáng tạo.
Về cơ bản, mỗi tháng Magic Eden đều đưa ra những cập nhật quan trọng để củng cố vị thế của mình trên các chuỗi. Tuy nhiên, nếu bây giờ nhìn lại thì thông báo tạm dừng giao dịch Bitcoin NFT của Magic Eden vào tháng 10/2023 dường như lại không phải lựa chọn sáng suốt, thị phần của nó trong Ordinals đã giảm mạnh từ hơn 50% xuống chỉ còn 5% và bị thay thế bởi OKX NFT Marketplace.
Element – một NFT Marketplace tương tự như Zonic, cho phép người dùng giao dịch NFT chỉ bằng một cú nhấn chuột và phục vụ trên các nền tảng Layer 2 mới nổi như zkSync Era, Base, Linea và Scroll. Tuy nhiên, hiện tại lượng người dùng giao dịch NFT trên các các Layer 2 này vẫn tương đối hạn chế và đa số hoạt người dùng ở thời điểm hiện tại đều liên quan đến tiềm năng nhận airdrop trong tương lai.
Tổng kết
Nhìn chung mặc dù có sự vươn lên của một số nền tảng mới nổi như Flooring Protocol hay OKX NFT Marketplace nhưng Blur vẫn giữ được vị trí dẫn đầu của mình. Trong đó, OpenSea đang gặp phải tình trạng đáng lo ngại và có một câu hỏi đặt ra rằng: Thời kì hoàng kim của OpenSea liệu đã kết thúc?