Khi các nước trên thế giới đang nỗ lực đưa ra khung pháp lý để điều chỉnh thị trường tiền điện tử cũng như các phân khúc cụ thể của ngành, Marina Markezic, giám đốc điều hành của European Crypto Initiative, dự đoán rằng các quy tắc DeFi ở châu Âu có thể tạo ra những rào cản đáng kể đối với các dự án gốc tiền điện tử.
Marina Markezic, giám đốc điều hành của European Crypto Initiative
Chi tiết
Markezic đã đề cập báo cáo DeFi sắp tới của Ủy ban Châu Âu, dự kiến vào ngày 30 tháng 12 năm 2024, thuộc khuôn khổ Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) và sẽ kiểm tra tính khả thi của các quy định cụ thể đối với hệ sinh thái DeFi:
“Chúng tôi nghĩ rằng quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những người chơi truyền thống tham gia vào không gian tiền điện tử này. Chúng tôi biết rằng một số ngân hàng đã nghĩ đến việc phát hành stablecoin… Chắc chắn con đường cấp phép và tuân thủ của các dự án gốc sẽ trở nên khó khăn hơn.”
Báo cáo của EU nhằm mục đích kiểm tra cách thức quản lý các hệ thống phi tập trung. Đặc biệt là những hệ thống không có nhà phát hành hoặc nhà cung cấp dịch vụ rõ ràng. Chẳng hạn như các sàn giao dịch phi tập trung. Là kết quả chính của báo cáo, nó có thể cung cấp các định nghĩa ban đầu về những gì tạo nên sự phân quyền trong mắt các nhà quản lý.
“Đó không phải là kịch bản rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Đó là DeFi được trình bày dưới dạng một phổ”.
Ý nghĩa của ‘phổ DeFi’
‘Phổ DeFi’ này sẽ bao gồm nhiều trường hợp sử dụng khác nhau. Từ các hệ thống phi tập trung hoàn toàn. Nó không có sự kiểm soát hoặc sự can thiệp của con người và hoạt động độc lập, cho đến các hệ thống thể hiện nhiều mức độ kiểm soát và quản lý khác nhau.
Thay vì đặt ra những quy định nghiêm ngặt cho ngành, các chuyên gia pháp lý lại ủng hộ những tiêu chuẩn rõ ràng. Sascha Drobnjak, cựu giám đốc pháp lý và tuân thủ tại giao thức Elusiv, chia sẻ:
“Tôi nghĩ điều quan trọng đối với các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và ngành trước tiên là phải có sự thống nhất về những gì thực sự cấu thành nên DeFi”.
Drobnjak giải thích rằng việc chuyển đổi các biện pháp đề xuất thành các quy định có thể thi hành sẽ tạo thêm thách thức:
“Cơ quan quản lý có thể áp dụng các biện pháp giám sát như thế nào và với ai khi không có tác nhân hữu hình trong hệ thống? Việc trở nên hữu hình có nghĩa là gì?”
“Quy định càng dựa trên các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhất định thay vì các quy tắc cứng nhắc thì càng dễ áp dụng cho các đổi mới công nghệ trong tương lai”.
Tình hình hiện tại
DeFi mô tả các dịch vụ tài chính hoạt động trên các blockchain công khai, chủ yếu trên mạng Ethereum. Về cơ bản, nó tái tạo các dịch vụ được cấp bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính. Thế nhưng nó hoạt động mà không cần các tổ chức đó làm trung gian.
Thị trường DeFi dự kiến sẽ mở rộng ở châu Âu trong những năm tới. Statista dự đoán lĩnh vực DeFi sẽ tạo ra doanh thu khoảng 6,69 tỷ USD vào năm 2024. Nó sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 9,67% từ năm 2024 đến năm 2028. Dự kiến sẽ đạt doanh thu 9,68 tỷ USD vào năm 2028.
Theo Coinviet tổng hợp
Cùng theo dõi Coinviet.net và xem thêm những tin tức hữu ích khác tại Dexnew.io nhé!