Trending

Tổng Quan Về AI

AI là một lĩnh vực khoa học máy tính nhằm tạo ra những cỗ máy thông minh có thể thực hiện các nhiệm vụ thường đòi hỏi trí thông minh của con người chẳng hạn như: Học hỏi, giải quyết vấn đề, nhận thức, …. Ở thời điểm hiện tại, AI đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhận dạng hình ảnh, xử lí ngôn ngữ tự nhiên và Robot.

Sự quan tâm và bùng nổ của AI còn lớn hơn trong vòng 1 năm trở lại gần đây, hầu hết đều xuất phát từ nền tảng ChatGPT của OpenAI. Ước tính nó đã đạt được 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng vào tháng 01/2023, chỉ hai tháng kể từ khi ra mắt. Sau thời điểm bùng nổ của ChatGPT thì đã có vô số ứng dụng AI với nhiều trường hợp sử dụng khác nhau chẳng hạn như:

  • Chat Assistant: ChatGPT (OpenAI)
  • Music: JukeBox (OpenAI)
  • Visual: Midjourney, Dalle – E (OpenAI)

 

Tất cả ứng dụng này đều mang đến sự tiện lợi khác nhau dành cho người dùng và nó cũng đang mở ra một xu hướng mới trong việc áp dụng AI vào trong thị trường Crypto.

Các Dự Án AI Đang Len Lỏi Vào Thị Trường Crypto

Trên thị trường Crypto ở thời điểm hiện tại, dù mảng AI vẫn chưa được phổ biến đến nhiều cộng đồng người dùng và các nhà đầu tư nhưng đã có khá nhiều dự án tập trung phát triển vào mảng này. Điều này đã tạo nên một kim tự tháp AI bao gồm nhiều lớp khác nhau trong đó mỗi lớp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chung của mảng AI trên thị trường Crypto.

Kim tự tháp AI trong thị trường Crypto

Kim tự tháp AI trong thị trường Crypto

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về một số dự án đáng chú ý trong mỗi lớp của kim tự tháp này.

Hosting Layer (lớp lưu trữ) – Akash Network

Akash Network là một thị trường điện toán đám mây mã nguồn mở cho phép người dùng mua/bán tài nguyên máy tính. Những tài nguyên GPU này rất quan trọng để đào tạo các mô hình AI và ML.

Token AKT là token chính của nền tảng Akash Network, được sử dụng để cho phép người dùng mua GPU từ người khác và sử dụng để chạy các ứng dụng. Nó sử dụng hệ thống “đấu giá ngược” thường đưa ra mức giá thấp hơn tới 85% so với các hệ thống đám mây khác. Số tiền AKT hàng ngày được chi ra để thuê sức mạnh tính toán đang tăng lên nhanh chóng.

Số tiền AKT hàng ngày để thuê GPU

Số tiền AKT hàng ngày để thuê GPU

Data Layer (lớp dữ liệu) – Origin Trail

Origin Trail là một dự án được thiết kế để chia sẻ dữ liệu đáng tin cậy dưới dạng AI knowledge assets – là những thông tin/IP có thể được sử dụng để mang lại lợi ích cho các bên liên quan.

Origin Trail sử dụng sơ đồ tri thức phi tập trung (DKG) để đưa ra những thông tin có xác thực trên Internet thông qua một hệ thống node được vận hành để xác thực thông tin trước khi gửi tới người dùng.

Modal Layer (Lớp mô hình) – BitTensor

BitTensor là một Blockchain phi tập trung được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Machine Learning trong thị trường Crypto. BitTensor bao gồm nhiều subnet (SN) trong đó mỗi subnet sẽ tập trung vào một lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như SN 9 tập trung vào dự đoán trong khi SN 27 tập trung vào dịch vụ đám mây. Ngoài ra những người tham gia triển khai subnet trong hệ sinh BitTensor sẽ nhận được phần thưởng là token TAO.

Agent Layer (Lớp tác nhân) – Fetch.ai

Fetch.ai là nền tảng sử dụng AI để giúp mọi người tự động hóa công việc hàng ngày. Thông qua công nghệ của Fetch.ai, người dùng có thể tạo ra các dịch vụ mở sử dụng tự động hóa và AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chuỗi cung ứng, tài chính, du lịch và dự đoán.

Fetch.ai nhằm mục đích đổi mới cách chúng ta sống và làm việc bằng cách cho phép các tác nhân học hỏi, dự đoán và thực hiện các nhiệm vụ có ý nghĩa trong thế giới thực.

Service Layer (Lớp dịch vụ) – Autonolas

Autonolas mang lại sự phát triển trên chuỗi của AI, cho phép tạo ra các Autonomous services trong đó mỗi Autonomous services được tạo thành từ các agent, mỗi agent được điều hành bởi một separate operator. Chúng chạy liên tục, có thể lấy dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào và có thể thực hiện các quá trình xử lý phức tạp như Machine Learning. Các Autonomous services có thể được cung cấp bởi các mô hình AI ngoài chuỗi chẳng hạn như ChatGPT hoặc trên chuỗi chẳng hạn như BitTensor.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, đa phần các dự án AI trên thị trường Crypto đều có tính đầu cơ cao nhưng với những ứng dụng hứa hẹn thì AI sẽ mang đến những lợi ích to lớn trong thị trường Crypto.

Sự Giao Thoa Giữa AI và NFT

Sau khi chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về các ứng dụng của AI trong thị trường Crypto vậy thì việc áp dụng AI trong thị trường NFT sẽ như thế nào? Trong phần này chúng ta hãy cùng xem xét các cơ hội mà công nghệ AI có thể mang lại cho thị trường NFT.

Các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra dưới dạng NFT

Các thuật toán AI có thể được đào tạo để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số độc đáo có thể đúc dưới dạng NFT và bán cho các nhà sưu tập. Chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của generative art NFT nhưng các tác phẩm generative art NFT sử dụng công nghệ AI để tạo ra vẫn chưa được phổ biến và ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên ít không đồng nghĩa là không có, ở thời điểm hiện tại trên thị trường đã xuất hiện một số tác phẩm generative art NFT nổi bật, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Đầu tiên là Life in West America – một bộ sưu tập được quảng cáo rầm rộ bởi Brain Drop – một nền tảng cho phép tạo các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra. Dự án này bao gồm 500 NFT do Roope Rainisto tạo ra và được ra mắt vào ngày 08/02/2023 với giá mint 0,1 ETH (tương đương 160 USD vào thời điểm đó).
Bộ sưu tập NFT Life In West America

Bộ sưu tập NFT Life In West America

Hiện tại giá sàn của bộ sưu tập đạt 5.6 ETH và đã từng thiết lập ở mức cao nhất lên tới hơn 12 ETH (nhân 120 lần so với mức giá mint NFT ban đầu).

Ngoài ra còn một số bộ sưu tập khác của Pindar Van Armen cũng nổi lên như một sự đột phá trong cuộc cách mạng generative Art NFT. Van Armen sử dụng AI để vẽ các mảnh trước khi ghép chúng thành một bức tranh hoàn chỉnh và chuyển hóa thành NFT.

NFT Music do AI tạo ra

AI ở thời điểm điểm hiện tại có thể làm được rất nhiều thứ ngoài việc tạo ra những bức ảnh nghệ thuật độc đáo thì chúng còn có thể được đào tạo để tạo ra các bản nhạc thú vị và sau đó người sáng tạo có thể mã hóa dưới dạng NFT.

Chẳng hạn như Jukebox của OpenAI cho phép người dùng tạo các bản nhạc bằng AI. Sau đó, các đoạn âm thanh có thể được sử dụng và cắt thành NFT tương tự như những gì Dreamloops đã có vào năm 2021. Dreamloop NFT là một bộ sưu tập NFT dựa trên nghệ thuật pixel với nhạc cổ điển có thể phát được lưu trên mỗi NFT.

AI có thể được ứng dụng vào các NFT Marketplace

Thuật toán AI có thể được sử dụng để phân tích nhu cầu của người mua và từ đó các nền tảng NFT Marketplace có thể giới thiệu các bộ sưu tập NFT phù hợp cho người mua. Ngoài ra, AI có thể được sử dụng để định giá NFT dựa trên xu hướng thị trường và dữ liệu lịch sử.

Các công cụ phân tích và giao dịch NFT đã phát triển nhanh chóng kể từ thời kỳ bùng nổ NFT năm 2021. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu AI được ứng dụng để tối ưu hóa cho việc định giá, xu hướng thị trường và một vài thông số khác của bộ sưu tập NFT.

Ngoài ra, một ứng dụng khác của AI trong giao dịch NFT là sử dụng Machine Learning để phân tích tập dữ liệu lớn về khối lượng giao dịch, giá sàn trong quá khứ nhằm xác định mô hình và dự đoán xu hướng của thị trường trong tương lai.

Ứng dụng NFT và AI vào các trò chơi gamefi

AI và NFT có thể được sử dụng cùng nhau để tạo ra các loại trải nghiệm tương tác phong phú trong các trò chơi gamefi. Chẳng hạn như trợ lí ảo được hỗ trợ bởi AI có thể được lập trình dưới dạng NFT để tương tác với người chơi trong thế giới ảo, tạo ra trải nghiệm thú vị cho từng cá nhân trong Metaverse đó.

Ngoài ra, NFT còn được sử dụng để đại diện cho các tài sản kĩ thuật số do AI kiểm soát. Điều này có thể mang đến sự biến tấu và bất ngờ cho người chơi trong trò chơi.

Dự Đoán Xu Hướng Tương Lai

Chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của AI với cái tên nổi bật là ChatGPT. Ba tháng để đạt được 100 triệu người dùng là tốc độ nhanh nhất đối với bất kì công nghệ nào trong lịch sử. Sự bùng nổ của AI ở thời điểm hiện tại đã tạo tiền đề trong việc áp dụng chúng vào các lĩnh vực khác và NFT là một ví dụ điển hình.

Với sự xuất hiện gần đây của AI dành cho hình ảnh từ Dall-E 2 hoặc Midjourney. Chúng ta đang thấy nhiều hơn các phiên bản NFT với các hình ảnh được vẽ bằng AI, điều này có thể tạo ra xu hướng mới và trở thành trào lưu trên thị trường NFT như những gì trend avatar động vật xuất hiện vào năm 2021. Những người đi tiên phong trong phong trào này có thể giữ được giá trị tuy nhiên những dự án fomo theo sẽ phải chịu kết cục bộ sưu tập chết dần theo thời gian.

Tổng kết

AI và NFT mang đến sự kết hợp vô cùng đặc biệt và mang đến nhiều tiện ích theo các cách khác nhau. Trên đây là tất cả thông tin mà mình muốn giới thiệu trong bài viết này, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.

bài viết liên quan