Sự xác nhận trong lý thuyết Dow.
Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu lý thuyết Dow là gì, những nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow. Nếu mọi người chưa đọc thì có thể tìm đọc bài viết đó tại đây: Link.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về sức mạnh của sự xác nhận trong lý thuyết Dow. Nó nhấn mạnh rằng: Charles Dow sẽ bỏ qua những tín hiệu xác nhận nếu chúng chỉ xuất hiện trên 1 chỉ số mà không được xác nhận bởi chỉ số còn lại. Đây được gọi là “Khái niệm Xác Nhận – Concept of Confirmation”:
- Khái niệm Xác Nhận được đề xuất như sau: Nếu kết luận xu hướng chỉ dựa trên một chỉ số, mà chưa được xác nhận bởi chỉ số còn lại, thì đó là một kết luận vội vàng và chúng ta sẽ bị đánh lừa bởi điều đó.
- Sự Xác Nhận trong lý thuyết Dow cổ điển là khi cả 2 chỉ số ngành Đường Sắt và chỉ số Công Nghiệp cùng đóng cửa và tạo đỉnh mới hoặc đáy mới. Chúng không cần thiết phải tạo đỉnh/đáy cùng một lúc, nhưng nó cần phải xuất hiện gần như đồng thời, hoặc cách một vài phiên giao dịch. Hay nói cách khác sự Xác Nhận là manh mối giúp ta biết xu hướng ngắn hạn đi về đâu.
- Do thị trường hiện tại đã thay đổi rất nhiều so với lúc mà lý thuyết Dow cổ điển xuất hiện với những ngành nghề mới như công nghệ, dịch vụ,tài chính,…. Nên để xác nhận xu hướng thị trường chúng ta cần 1 chỉ số đại diện cho thị trường chung. Ví dụ với thị trường cổ phiếu Mỹ là chỉ số S&P500, thị trường tiền điện tử là chỉ số TOTAL.
Những ví dụ về “Sự Xác Nhận”.
Ví dụ 1:
- Đồ thị phía trên là đồ thị chỉ số Vận tải, đồ thị phía bên dưới là chỉ số Công nghiệp.
- Tại vị trí số (1) chỉ số Vận Tải và chỉ số Công Nghiệp tăng lên một mức cao mới phá vỡ mức đỉnh gần nhất. Đây được gọi là “Sự Xác Nhận”, xu hướng tiếp tục được bảo toàn, các chỉ số tiếp tục tạo các mức cao hơn.
- Tại vị trí số (2) chỉ số Công Nghiệp phá vỡ trước nhưng chỉ số Vận Tải cho thấy dấu hiệu suy yếu và khi không tạo được đỉnh mới mà còn tạo ra đáy mới thấp hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng không được tiếp diễn và có thể đảo chiều. Nó được gọi là “Sự Không Xác Nhận”.
- Tại vị trí số (3) chỉ số Vận Tải đã tạo đáy mới nhưng chỉ số Công Nghiệp lại thất bại trong việc tạo ra đáy mới và lập tức đảo chiều. Đây tiếp tục là một hành động mang ý nghĩa “Không Xác Nhận” và xu hướng có khả năng sẽ đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.
- Tại vị trí số (4) chỉ số công nghiệp đã phá vỡ và tạo đỉnh trước, ngay sau đó chỉ số Vận Tải cũng đã xác nhận tín hiệu trên, xu hướng tăng được xác nhận.
Ví dụ 2:
Ở ví dụ hai chúng ta sẽ áp dụng lý thuyết Dow trong thị trường Crypto.
- Đồ thị phía trên là đồ thị của ETH/USDT và biểu đồ chỉ số TOTAL (biểu thị cho tổng quan thị trường).
- Tại vị trí số (1) chỉ số TOTAL đã tạo đỉnh mới cho thấy xu hướng có khả năng tiếp diễn. Tuy nhiên thì giá của ETH/USDT lại có dấu hiệu đảo chiều. Việc giá của ETH/USDT và chỉ số TOTAL không cùng nhau song hành thể hiện khả năng xu hướng của thị trường sẽ không được tiếp diễn và có thể sẽ đảo chiều. Đây được gọi là “Sự Không Xác Nhận”.
- Tại vị trí số (2) cả giá ETH/USDT lẫn chỉ số TOTAL đều cho dấu hiệu phá vỡ và tạo đáy mới thấp hơn. Đây chính là “Sự Xác Nhận”.
- Tại vị trí số (3) cả 2 chỉ số đều tạo đáy.Đây vẫn là một “Sự Xác Nhận”.
- Tại vị trí số (4) chỉ số TOTAL phá vỡ đỉnh gần nhất trước sau đó tín hiệu xác nhận phá vỡ của ETH/USDT cũng đến ngay sau đó. Đây là một một “Sự Xác Nhận” báo hiệu thị trường đã kết thúc xu hướng giảm và bắt đầu lại xu hướng tăng.
Tầm quan trọng của Khối lượng giao dịch(Volume):
- Mặc dù khối lượng không giúp nhà đầu tư xác nhận sự đảo chiều xu hướng nhưng nó lại là yếu tố thứ hai (sau Sự Xác Nhận), giúp chúng ta xác nhận xu hướng.
- Nếu giá tăng và khối lượng tăng, nó cho chúng ta thấy một thị trường tăng là chủ đạo và ngược lại nếu giá giảm và khối lượng tăng, nó cho thấy một thị trường giảm là chủ đạo.
- Nếu giá tăng nhưng khối lượng thấp nó cho thấy xu hướng tăng đang yếu đi và nếu giá giảm nhưng khối lượng thấp nó cho thấy xu hướng giảm đang yếu đi.
Kết luận.
- Lý thuyết Dow không được tạo nên chính thức bởi Charles Dow mà là một sự tổng hợp và kế thừa của những người kế nhiệm. Những ghi chép và suy nghĩ ban đầu của ông là tiền đề tạo nên lý thuyết Dow.
- Tuy lý thuyết Dow đã ra đời từ rất lâu nhưng cho tới hiện tại thì nó vẫn có ảnh hưởng và hiệu quả nhất định đối với thị trường.
- Dựa trên lý thuyết Dow chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc mà lý thuyết Dow đề ra để mang lại hiệu quả một cách cao nhất.
Để đọc thêm những bài viết hay về kiến thức về phân tích kỹ thuật bạn đọc có thể tìm kiếm các bài viết liên quan trên website của CoinViet Insight. Hy vọng bài viết giúp ích cho người đọc.