Tokenomic là gì?
Tokenomic được hiểu đơn giản là nghiên cứu, xác định và đánh giá mô hình kinh tế học của token. Mục tiêu của phân tích là hiểu rõ các ảnh hưởng đến cung và cầu của token, cuối cùng là giá của nó. Để hiểu hơn về tokenomic các bạn có thể đọc tại đây :Link
Có thể thấy tokenomic như là một điều kiện để quyết định rằng người dùng có muốn nắm giữ token của dự án không. Tuy nhiên một số mô hình lại thu hút được người dùng nắm giữ trong một thời gian đầu và ngay sau đó mô hình đó sụp đổ. Vậy những mô hình nào có thể phát triển bền vững cùng mình phân tích nhé.
Mô hình không bền vững
Burn to Mint kết hợp staking
Điển hình của mô hình burn to mint này Terra, một blockchain layer1 tăng trưởng cực kì mạnh mẽ trong năm 2021. Trong thời gian ngắn Terra đã chứng minh rằng mô hình của mình hiệu quả. Khi burn LUNA để mint ra UST sau đó sử dụng UST tham gia staking nhận lợi suất lên tới 20% tại Anchor Protocol, mô hình này chỉ thực sự cho người ta thấy rằng nó không bền vững bởi việc UST depeg. Khi đó mô hình này bộc lộ yếu điểm của nó là không thể bảo chứng 1 tài sản rủi ro bằng 1 tài sản rủi ro không bền vững khác.
(3,3) tokenomic
Lý thuyết trò chơi (3,3) của mô hình Olympus DAO đã cho ta thấy đây là một mô hình bền vững trong dài hạn. Có thể thấy Olympus DAO có sự tăng trưởng trong ngắn hạn. Mô hình này khi mới bắt đầu cho phép người mua mua giá OHM với giá rẻ hơn (Bond) tuy nhiên người mua sẽ được trả dần số lượng token mua với giá chiết khấu đó. Khi giá token tăng thì người mua có xu hướng stake OHM nhận APY cao. Tuy nhiên khi giá OHM giảm người dùng sẽ không còn thiết tha việc mua Bond OHM và mang đi stake nữa. Từ đó mô hình này sụp đổ.
Đề xuất mô hình bền vững
Mô hình tokenomic chia sẻ doanh thu
Đối với mô hình này một token được thiết kế một cách lý tưởng. Có thể cho phép người dùng nắm quyền quản trị dự án cũng như chia sẻ lại doanh thu của giao thức. Mô hình này sẽ áp dụng thêm thuế để phạt những người có ý định mở khóa token sớm hơn dự tính. Thuế thu được cũng sẽ chia lại cho những người mà tham gia staking đúng hạn, một phần thuế sẽ được đốt để giảm thiểu nguồn cung. Mô hình này sẽ giúp những người nắm giữ token trong thời gian dài có lợi nhiều hơn so với những người nắm giữ ngắn hạn.
Khi thuế thu được bị đốt cháy thì sẽ gây lên áp lực giảm phát với nguồn cung của token, điều này làm tăng giá token. Về lâu dài, việc đốt token sẽ giảm dần theo cấp số nhân. Trong ảnh bên trên minh họa cách giảm thiểu khoản lỗ của người tham gia staking nếu họ vẫn stake trong downtrend thì phía dưới cho thấy cách phần thuế bị đốt gây ra áp lực giảm phát lên token.
Biểu đồ phản ánh sự thay đổi bên trong nhu cầu token do doanh thu dự án giảm. Do đó, một bộ phận nhà đầu tư sẽ bán token của họ. Trong cơ chế này thì một phần token của họ sẽ bị đốt, cơ chế đốt làm giảm nguồn cung của token và kết quả là token sẽ giảm ít hơn.
Trong trường hợp xấu nhất của mô hình này có thể xảy ra là doanh thu giảm đáng kể và một con cá voi quyết định bán token của họ. Nếu phần lớn token được bán kể cả khi phải chịu thuế thì điều này sẽ gây áp lực giảm giá ngắn hạn rất mạnh. Điều này nhấn mạnh rằng bất kì giao thức nào nếu không có doanh thu thì token cũng sẽ không có giá trị.
Một trường hợp khác là thay vì chia sẻ thuế cho người dùng. Thì số tiền đó sẽ được dự án dùng để buyback lại số token ngoài thị trường. Điều này thực ra sẽ không gây ra ảnh hưởng quá lớn đối với giá token. Bởi vì số lượng token được buyback không nhiều. Tuy nhiên các dự án có thể burn số lượng token nhằm mục đích giảm nguồn cung của token.
Tổng kết
Khi xây dựng một tokenomic thì yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu là yếu tố bền vững. Các biện pháp khuyến khích staking luôn chú trọng yếu tố bền vững, mang lại lợi ích cho người tham gia trước và dời đi sau. Tuy nhiên thì dự án cũng cần phải phát triển để níu giữ người dùng chứ không chỉ bằng tokenomic. Để đọc thêm những bài viết hay về các dự án khác mọi người có thể tìm đọc thêm tại website CoinViet Insights.