Trending

Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì?

Delegated Proof of Stake (DPoS) là một thuật toán đồng thuận được sử dụng trong nhiều blockchain hiện nay. Trong đó, Người nắm giữ token chọn một số node chuyên nghiệp để đại diện họ vận hành mạng, bù lại, token holders sẽ được chia sẻ một phần phần thưởng cho công việc duy trì an ninh cho mạng.

Đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) do nhà đồng sáng lập của EOS là Daniel Larimer đề xuất. DPoS là sự kết hợp giữa PoSPoA và hệ thống bỏ phiếu dựa trên số lượng token nắm giữ (vốn chủ sở hữu), nó đề cao giá trị danh tính và token của những người tham gia.

Tương tự như Proof of Authority (PoA), Delegated Proof of Stake (DPoS) có số lượng validator có giới hạn, thường giao động từ 10 – 100, điều này khiến các blockchain sử dụng đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) có khả năng mở rộng dễ dàng.

Delegated Proof of Stake (DPoS) giải quyết vấn đề gì?

Blockchain trilemma đề cập tới ba khía cạnh nan giải mà các blockchain phải giải quyết. Thông thường, các blockchain chỉ có thể chọn hai trong ba khía cạnh. Đó là:

  • Scalability: Blockchain có thể xử lý nhiều giao dịch hơn so với một node có cấu hình phổ thông (ví dụ: một máy tính xách tay có thể tham gia quá trình xác minh giao dịch).
  • Decentralization: Blockchain có thể hoạt động mà không có bất kỳ sự phụ thuộc tin cậy nào vào một nhóm nhỏ các node hoặc các tác nhân tập trung khác.
  • Security: Blockchain có thể chống lại một tỷ lệ phần trăm lớn các node tham gia cố gắng tấn công nó (lý tưởng là 50%; bất kỳ điều gì trên 25% đều ổn).

Các blockchain đời đầu như như bao gồm Bitcoin, Litecoin, PoS Blockchain, và các blockchain tương tự khác. Chúng hoạt động dựa vào việc mọi người tham gia chạy một full node để xác minh mọi giao dịch trong mạng. Do đó, chúng có khả năng phân quyền và bảo mật, nhưng không có khả năng mở rộng.

Ngược lại, khía cạnh bảo mật và khả năng mở rộng là 2/3 thuộc tính mà các blockchain sử dụng đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) lựa chọn. Những blockchain này dựa vào một số lượng nhỏ các node (thường là 10 – 100) duy trì sự đồng thuận của mạng lưới, giả định bảo mật là người dùng phải tin tưởng phần lớn các node trong mạng lưới hoạt động trung thực. Điều này có thể mở rộng và an toàn nhưng nó không được phân cấp.

Ưu điểm và hạn chế của DPoS

Ưu điểm

Cơ chế đồng thuận DPoS làm giảm đáng kể số lượng các node tham gia xác minh tính hợp lệ của giao dịch. Điều này giúp mạng có thể đạt được đồng thuận trong vài giây, cải thiện đáng kể hiệu quả xử lý của hệ thống, giải quyết được bài toán về khả năng mở rộng của các blockchain, làm cho nó phù hợp để hoạt động trong thế giới thực.

Về khả năng quản trị, mô hình đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) có cơ cấu quản trị rõ ràng khi quyền voting chỉ hạn chế ở các validator nodes. Mô hình cho phép mạng lưới đưa ra các quyết định nhanh chóng hơn các blockchain chạy đồng thuận PoW và POS.

Ngoài ra, các blockchain chạy đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) thường có số lượng validator node hạn chế và cũng không yêu cầu cấu hình máy tính quá mạnh mẽ, bên cạnh đó, các delegators cũng không cần bật máy tính 100%, chỉ nhứng validators mới cần làm thế nên mức tiêu thụ năng lượng của toàn bộ mạng được giảm rất nhiều. So với các mạng lưới PoW & PoW các blockchain DPoS có chi phí hoạt động thấp nhất.

Hạn chế của đồng thuận DPoS

Delegated Proof of Stake (DPoS) có cách họt động tương tự như hệ thống hội đồng quản trị của công ty, cho phép những người nắm giữ phần lớn quyền lực giao phó công việc  xác minh giao dịch cho các “chuyên gia” có năng lực hơn, đồng thời, họ cũng có thể chia sẽ phần thưởng khi tham gia sản xuất các block giao dịch mới.

Thiết kế này có hạn chế là chúng tập trung hóa quyền lực quá mức vào số lượng nhỏ các validator nodes. Nếu các node này thông đồng với nhau họ có thể chi phối cả mạng. Ngoài ra, DPoS cũng khiến các node giảm sự nhiệt tình tham gia vào các quyết định quản trị của mạng.

bài viết liên quan