Trending

“First off: we did indeed buy all the tokens” chỉ một dòng twit này của CEO Alameda Research – một trong những quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường tiền điện tử ở thời điểm hiện tại đã khiến giá của STG token – native token của nền tảng Stargate Finance – nền tảng công nghệ Cross-chain Bridge hoạt động trên LayerZero tăng liên tục x8 lần chỉ trong vòng 1 tuần và cùng với đó là lượng TVL lên đến con số hơn 3,6 tỷ USD tính tới thời điểm hiện tại. Bản thân mình cũng không thể ngờ được mức tăng trưởng lớn đến như vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn chưa đến một tuần. Nhưng cùng với đó cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hoài nghi liên quan đến độ bảo mật cũng như mức độ tin tưởng đối với loại công nghệ mới này. Vậy hôm nay mình sẽ giới thiệu cho anh em biết thêm một chút về Layer Zero là gì nhé.

LayerZero Labs là gì?

Bối cảnh ra đời

Ở thời điểm hiện tại, đối với các cross-chain bridge và việc chuyển giao tài sản giữa các blockchain khác nhau đa phần sẽ rơi vào một trong 2 loại chính. Đầu tiên là việc sử dụng một middle chain để tạo nên cơ chế đồng thuận cho việc chuyển giao tài sản giữa các blockchain khác nhau. Thứ hai là việc sử dụng light node trên các chuỗi. Mình sẽ giải thích một cách đơn giản nhất về những vấn đề còn tồn động của 2 giải pháp này.

Middle chain

Cơ chế này sử dụng các validators để thực hiện nhận và chuyển giao tài sản giữa các blockchain khác nhau, ở đây middle chain sẽ hoàn toàn có quyền cấp phép cho tất cả mọi giao dịch chuyển giao và điều này cũng đã biến nó trở thành mục tiêu bị tấn công nhiều nhất trong khoảng thời gian gần đây với những vụ đánh cắp thiệt hại lên đến hàng trăm triệu usd. Và với việc ngày nay các bridge đang có lượng TVL ngày càng lớn lên đến hàng tỉ đô thì việc miếng bánh béo bở này bị tấn công chỉ là vấn đề thời gian.

Light node

Đây được xem như là phương pháp an toàn nhất để thực hiện chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau nhưng hạn chế của nó chính là chi phí vận hành đắt đỏ, theo ước tính để một cặp giao dịch sử dụng phương pháp này trên mạng lưới Ethereum thì mỗi ngày có thể tốn đến hàng triệu usd, thậm chí lên đến chục triệu usd.

Như vậy có thể thấy cả 2 giải pháp trên đều có những hạn chế nhất định của nó, trong khi công nghệ blockchain ngày một phát triển, các hệ sinh thái ngày càng mở rộng thì việc tương tác giữa các blockchain để gia tăng trải nghiệm và tìm kiếm cơ hội đầu tư của người dùng là một trong những nhu cầu rất thiết hiện nay. Chính vì thế mà một giải pháp mới đã ra đời với mục đích mang đến sự tương tác đa chuỗi đồng thời khắc phục những vấn đề còn tồn tại, đó là LayerZero.

Layer Zero

Đầu tiên, đây là một khái niệm khái niệm khá mới, có lẽ nhiều anh em khi ở trong thị trường Crypto thì ít nhiều gì cũng đã nghe đến những thuật ngữ như lớp Layer 1, Layer 2 rồi phải không. Nói ngắn gọn thì Layer 1 là những blockchain nền tảng như Ethereum hay Bitcoin và Layer 2 là các giao thức hay giải pháp được tạo nhằm giải quyết các vấn đề mang tính mở rộng của Layer 1. Ở đây mình sẽ nói đến một thuật ngữ mới đó là Layer Zero.

Layer Zero hay Layer 0 là một khung mạng hoạt động ở lớp dưới cùng của các blockchain, được tạo thành từ các protocols, hardware, miners và hơn thế nữa Layer Zero tạo thành nền tảng của cả 1 hệ sinh thái blockchain. Một Layer Zero protocol có thể kết nối liền mạch với các protocol thuộc Layer 1 hoặc Layer 2 khác để có thể xây dựng sự tương tác đa chuỗi nhằm cải thiện một trong những trở ngại lớn nhất đối với các blockchain hiện nay đó là khả năng mở rộng.

Nói một cách đơn giản, anh em nhìn hình trên có thể hình dung được như thế này, các Dapps sẽ như những ngôi nhà được xây dựng trên nền móng là các lớp Layer 1 như Ethereum hay Bitcoin,… và vấn đề ở đây sẽ là rất khó để đi hoặc vận chuyển đồ từ ngôi nhà này sang ngôi nhà khác cũng như việc kết nối giữa các blockchain là một vấn đề khá nhức nhối hiện nay. Và Layer Zero sẽ như một đường hầm bên dưới để kết nối tất cả lại với nhau mà không cần thông qua một bên trung gian nào. Dễ hình dung mà nhỉ.

LayerZero Labs

LayerZero Labs là một dự án nhằm xây dựng một Omnichain Interoperabiltiy Protocol – một giao thức có thể đồng thời tương tác trên nhiều blockchain khác nhau để kết nối tất cả các blockchain một cách liền mạch mà thậm chí người dùng còn không biết mình đang sử dụng nó. Nó sẽ cho phép không chỉ các đồng coin hoặc token mà cả các Dapps mở rộng ra khỏi các blockchain EVM hay Non-EVM, tạo ra các Dapps Ominichain đầu tiên trong thế giới blockchain. 

Với việc huy động thành công 135M $ ở vòng gọi vốn Series A+ của mình với sự góp mặt của nhiều ông lớn như a16z, FTX ventures, Sequoia Capital… LayerZero Labs đã nâng định giá của họ lên đến con số hơn 1 tỷ USD và ngày càng thu hút nhiều sự chú ý hơn đến từ cộng đồng. 

Layer Zero hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của Layer Zero sẽ dựa trên 2 bên để chuyển giao dữ liệu giữa 2 điểm endpoints (điểm tiếp nhận và thực hiện quy trình xác nhận thông tin) trên chuỗi: Oracle và Relayer.

Khi các ứng dụng người dùng – User Application (UA) truyền thông tin từ chain A sang chain B, lượng thông tin này được truyền tải thông qua các Communication protocol của Chain A và được định tuyến tại điểm endpoint trên chain A, sau đó endpoint này truyền thông tin qua Chain B và thông tin sẽ được xác minh thông qua Oracle và Relayer.

Cơ chế hoạt động thì có vẻ khá hợp lí khi tận dụng các cơ chế bảo mật của các Oracle để tạo thêm một lớp bảo mật thông qua hệ thống Relayer nhưng cơ chế này đã dính phải không ít chỉ trích sau khi ra mắt. Mình sẽ nói rõ hơn ở phần dưới.

Ưu điểm của Layer Zero

Chi phí tối ưu

Như mình đã nói ở trên, hiện tại giải pháp Light node mặc dù có thể tạo ra được độ an toàn khá cao nhưng cũng đồng thời cực kì đắt đỏ khi vận hành. Và với công nghệ xử lí thông tin trên chuỗi Ultra Light Node – ULN kết hợp giữa 2 đặc tính đó là độ an toàn của Light Node và chi phí vận hành thấp của Middle Chain đã mang lại hiệu quả cao về chi phí cũng như độ tin cậy.

Lending & Borrowing

Hiện tại, nếu anh em đang có tài sản ở Chain A nhưng muốn tham gia farming trên Chain B thì cần thế chấp tài sản trên Chain A, sau đó sẽ cần thực hiện các giao dịch như bridge tài sản, swap,… rồi sau đó mới có thể farming trên Chain cần thực hiện. Khá là phức tạp và tốn kém đặc biệt trên blockchain Ethereum.

Với LayerZero, anh em hoàn toàn có thể thế chấp tài sản ở Chain A sau đó vay mượn một loại tài sản ở Chain B, tham gia farming, thanh toán hay làm các tác vụ khác, bằng native token hoặc wrapped token tương ứng có thanh khoản cao nhất trên Chain B. 

Điều này có thể làm giảm tối thiểu các thao tác có thể làm mất phí gas cho anh em.

Swap

Các AMM thông thường có thể thực hiện cross-chain swap một tài sản mà không cần phải thay đổi bất cứ nhóm code nào. LayerZero cũng ứng dụng tính năng này, tuy nhiên, LayerZero sẽ là một phiên bản hoàn thiện hơn khi cho người dùng chuyển đổi trực tiếp các token từ chain này sang token của chain khác. 

Ví dụ: Người dùng có thể chuyển đổi BNB trên mạng lưới Ethereum sang ETH trên mạng lưới BSC chỉ hoàn toàn trong một giao dịch với các thao tác đơn giản như swap trên một nền tảng AMM thông thường. Mặc dù phí có thể sẽ hơi cao hơn một chút nhưng so với cách làm thông thường thì chi phí này không thấm là bao.

Unified Liquidity Bridge

Các Bridges hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt trong cuộc chiến thu hút Liquidity Providers (LPs) và với việc có thể tạo ra một thanh khoản thống nhất trên tất cả các blockchain mà nó có mặt, nó sẽ như một cánh cổng thần kì đi khắp nơi. Điều này có nghĩa là khi anh em chuyển tài sản từ Chain A sang Chain B, anh em sẽ được đảm bảo tài sản đó trên Chain B và LPs sẽ có quyền nhận được reward từ tất cả các giao dịch đến Chain B bất kể blockchain gốc là gì.

Stargate Finance – Sứ mệnh của Layer Zero

LayerZero Labs gần đây đã tung ra sản phẩm đầu tiên của họ – Stargate Finance, một chiếc cầu nối multi-chain được xây dựng trên Layer Zero và nhanh chóng thu hút được sự chú ý lớn từ phía cộng đồng Crypto sau khi Sam Trabucco – CEO Alameda Research tuyên bố rằng quỹ này đã mua hết 25M Token STG – native token của Stargate Finance và sẽ không bán nó trong vòng 3 năm. Chỉ trong một thời gian ngắn,  đã có thời điểm nền tảng Stargate Finance đã thu hút một lượng TVL lên đến con số hơn 4 tỷ USD và vẫn tăng lên theo từng ngày.

Có thể nói Stargate Finance đang mang trong mình sứ mệnh cao cả khi là Dapp đầu tiên được xây dựng trên Layer Zero và liệu tương lai của công nghệ mới mẻ này có thể làm thay đổi cuộc chơi trong DeFi hay không sẽ dựa một phần rất lớn vào sự phát triển của Stargate Finance.

Hiện tại thì Stargate Finance đã hoạt động trên tổng cộng 7 blockchain là: Ethereum, Avalanche, Polygon, BNB Chain, Fantom, Arbitrum và Optimism. Trong tương lai gần có thể dự án sẽ tích hợp trên Solana, Terra để thu hút lượng lớn người dùng.

Những lo ngại xoay quanh Layer Zero

Mặc dù đã tạo ra một cơn sốt sau khi Sam Trabucco – CEO Alameda Research tuyên bố đã mua hết 25M STG token trị giá 1M USD ở vòng Auction 1, nhưng chỉ vài ngày sau đó dự án Stargate Finance đã liên tục gặp những chỉ trích liên quan đến vấn đề bảo mật cũng như độ an toàn công nghệ của cả dự án.

Cụ thể, một số user trên twitter cho rằng các giao dịch hợp lệ trên Layer Zero sẽ được thực hiện khi cả Oracle và Relayer đồng ý về tính hợp lệ của giao dịch, điều này có nghĩa là nếu một bên thực hiện giao dịch có ý đồ xấu việc xác thực sẽ thất bại. Cơ bản mà nói nó sẽ giống như cơ chế Multi-signature với Oracle và Relayer sẽ là signers. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây sẽ là tại sao lại cần thêm lớp Relayer nếu như Oracle đã đủ tốt? Và với việc lớp Relayer và Validation đều do 1 bên triển khai và hoàn toàn không được xác nhận. Nếu như vậy thì mục đích duy nhất mà Oracle được sử dụng là để kiểm tra xem liệu có bất kì chuỗi khối nào được thực hiện hay không, còn nội dung thực hiện không quan trọng.

Nghe thì hơi lùng bùng lỗ tai một xíu nhưng đại khái là fud về việc dự án hoàn toàn có thể thực hiện rug pull bất cứ lúc nào hoặc họ có thể đã làm rồi.

Mặc dù cả CEO của Stargate Finance và cả LayerZero Labs đều đã lên tiếng đính chính và giải thích nhưng đây cũng là một thứ cần phải cẩn trọng trong tương lai về những dự án được xây dựng trên Layer Zero như vậy.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin mình nắm được về Layer Zero mà mình muốn chia sẻ với anh em, dĩ nhiên đây là một công nghệ còn khá non trẻ và cho dù tiềm năng ở hiện tại hay trong tương lai của nó là không thể chối cãi sự đầu tư đến từ nhiêu quỹ lớn có tiếng tăm như Binance Lab hay Alameda Research nhưng không thể không để ý đến những chỉ trích và nghi ngờ gần đây liên quan đến công nghệ này. 

Mình hi vọng qua bài viết này sẽ giúp anh em có thêm được những kiến thức cần thiết để tự nghiên cứu và đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình nhé.

Chúc anh em thành công.

 

 

 

bài viết liên quan