Trending

NFT Marketplace là gì?

NFT Marketplace (Sàn giao dịch NFT) là một nền tảng mà cho phép người dùng mint, mua, bán và lưu trữ NFT. Bạn có thể tìm kiếm các bộ sưu tập của những nhà sáng tạo bạn ưu thích trên này. 

NFT Marketplace hoạt động như thế nào?

Hầu hết các sàn giao dịch đều có cấu trúc hoạt động chung như sau:

  • Tạo tài khoản: Người mua và người bán đăng ký tài khoản để sử dụng nền tảng
  • Thiết lập ví: Người dùng liên kết ví với tài khoản.Chủ yếu sẽ là ví nóng và một số ví lạnh được hỗ trợ.
  • Niêm yết NFT: Người bán, nhà sáng tạo có thể niêm yết các NFT của mình trên sàn đi kèm với các thông tin để miêu tả về bộ sưu tập của mình muốn bán.
  • Công cụ lọc: Các sàn giao dịch đều cho người dùng các tùy chọn tìm kiếm và lọc nâng cao các bộ sưu tập NFT để dễ dàng tìm ra NFT mà người dùng muốn.
  • Mua và Bid: Người mua có 2 mức giá để chọn một là mua ngay giá sàn hoặc là đặt một mức giá Bid mà họ nghĩ người bán chấp thuận mức giá đó.

3 phân khúc thị trường NFT

Thị trường chung

Các sàn giao dịch trong nhóm thị trường chung là nơi thích hợp để hầu hết những người sưu tập và sáng tạo, cho phép mọi người liệu kê tất cả các loại tài sản kỹ thuật số với nhiều mức giá và tính năng khác nhau. 

Một số sàn giao dịch trong phân khúc này có thể kể tên như: OpenSea, X2Y2, Magic Eden, LooksRare. Dưới đây là khối lượng giao dịch trong 30 ngày.

Phân khúc độc quyền

Các sàn giao dịch NFT độc quyền tập trung vào các sản phẩm nghệ thuật cao cấp thường được phát hành số lượng nhỏ và được sự chấp thuận của nền tảng. Sự chọn chọn này sẽ giúp các bộ sưu tập NFT này có giá bán cao hơn so giá trung bình ở thị trường chung. 

Một số sàn giao dịch thuộc phân khúc độc quyền là:

Các nền tảng này chủ yếu liệt kê các tác phẩm nghệ thuật hơn là các NFT Gaming.

Các sàn giao dịch trong lĩnh vực này cũng có một số nhược điểm

  • Ít sự lựa chọn
  • Giá bán cao
  • Thanh khoản thấp

Phân khúc thị trường riêng

Phân khúc thị thị trường này bao gồm những sàn giao dịch phục vụ một bộ sưu tập cụ thể hoặc một nền tảng phù hợp. Ví dụ nền tảng giao dịch để mua NFT trong một trò chơi (The Sandbox) hoặc một nền tảng giao dịch dành riêng cho NFT thẻ một bộ môn thể thao (NBA Top Shot). Đối với những nhà sưu tập theo dõi các bộ sưu tập cụ thể với mục đích đánh giá hoặc đầu tư, các sàn giao dịch ở phân khúc này sẽ phản ánh nhanh hơn so với thị trường chung.

Ví dụ về các sàn giao dịch trong phân khúc này:

Tuy nhiên các sàn giao dịch này lại có thanh khoản không lớn và sẽ rất phụ thuộc vào bộ sưu tập hoặc nền tảng đang phát triển. Ví dụ như Decentraland hiện tại chỉ còn có 3 người dùng hàng ngày và không hề có khối lượng giao dịch trong 30 ngày.

Tổng kết

Mỗi một phân khúc thị trường đều hướng tới một đối tượng người dùng nhất định tuy nhiên nó vẫn gặp phải vài vấn đề vì số lượng người dùng tại mỗi phân khúc là khác nhau. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới các dự án muốn phát triển trên đó. Trên đây là tổng quan về các phân khúc thị trường NFT. Để đọc thêm những bài viết hay về các dự án khác mọi người có thể tìm đọc thêm tại website CoinViet Insights

bài viết liên quan