Proof of Concept (PoC) là gì?
Proof of Concept (PoC) hay có thể gọi là bằng chứng về khái niệm. PoC đề cập đến việc triển khai thử nghiệm một ý tưởng, để có thể chứng minh tính khả thi của ý tưởng đó trong thực tế. Hiểu theo cách khác, PoC là một hình thức tiến hành thử nghiệm một phương pháp hoặc một ý tưởng nào đó để chứng minh tính khả thi của nó. Trong đời sống thực tế, PoC thường được dùng để chứng minh các lý thuyết hoặc giả thuyết, xem nó có tính thực tiễn với đời sống xung quanh hoặc tác động tới con người hay không.
Lịch sử ra đời của Proof of Concept
Cụm từ Proof of Concept hay PoC ra đời khá sớm trước đây, nó được đề cập chính thức trong từ điển Oxford English tháng 1/1967 bởi Los Angeles Times. Nhưng một trong những cách sử dụng ban đầu của PoC được đề xuất trong bài báo của Bruce Carsten trên tạp chí “Conversion and Intelligent Motion”.
Ban đầu, PoC là thuật ngữ thường được sử dụng trong giới khoa học kỹ thuật để chứng minh và thử nghiệm các giả thuyết, xem xét tính khả thi của các ý tưởng đó trong việc phát triển các phần cứng & phần mềm.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại thì nó không còn bó hẹp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nữa mà mở rộng và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như làm phim, kỹ sư, bảo mật, kinh doanh,…
Lợi ích của Proof of Concept (PoC) mang lại
Việc ứng dụng Proof of Concept vào thực tế mang lại những lợi ích đáng kể cho các bên tổ chức liên quan:
Lợi ích đầu tiên là tiết kiệm thời gian và tránh mất quá nhiều công sức, tiền bạc vào những ý tưởng không khả thi. Từ đó, chúng ta có thể tập trung nguồn lực (nhân lực, tiền bạc, thời gian,..) vào các ý tưởng khả thi và tăng khả năng thành công khi triển khai trong thực tế.
Ngoài ra, việc triển khai PoC sẽ giúp bạn có căn cứ và cơ sở để có thể tranh luận với nhà đầu tư hay các bên liên quan về ý tưởng hay giả thuyết của mình, đây sẽ là điều giúp ích đáng để cho bạn tranh luận và biện chứng về tính khả thi của ý tưởng.
Ứng dụng của Proof of Concept (PoC) trong Blockchain
Tổng quan, Proof of Concept trong blockchain là một quá trình xác định xem một ý tưởng dự án Blockchain có thể khả thi trong tình huống thực tế hay không.
Hãy lấy một ví dụ giản như sau:
Bạn và nhóm của mình có ý tưởng về việc xây dựng một sàn giao dịch trên các Public Blockchain, cho phép bất kỳ ai có kết nối Internet cũng có thể giao dịch. Với ý tưởng này, đầu tiên bạn sẽ cần quan tâm và lựa chọn một số thứ:
- Vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm là Blockchain nào sẽ hỗ trợ việc này. Có khá nhiều blockchain trên thị trường nhưng chỉ một số trong đó mới hỗ trợ smart contract.
- Tiếp theo là ngôn ngữ lập trình hỗ trợ, đa phần các nền smart contract platform sẽ có các ngôn ngữ lập trình riêng, liệu ngôn ngữ mà platform đó hỗ trợ có phải là ngôn ngữ mà bạn hay nhóm của bạn thành thạo?
- Tiếp theo, liệu platform mà bạn chọn có tool hỗ trợ có việc xây dựng ứng dụng như yêu cầu của bạn hay bạn phải xây dựng từ con số 0. Việc xây dựng từ số không sẽ tốn rất nhiều tài nguyên (công sức, thời gian và tiền bạn).
Chi tiết hơn, cứ cho là bạn đã giải quyết những vấn đề cơ bản được đề ở trên, sẽ còn có các vấn đề liên quan chuyên sâu hơn đến việc xây dựng một sàn giao dịch:
- Bạn và nhóm của bạn sẽ chọn kiến trúc cho sàn giao dịch như thế nào. Nó là một sàn Orderbook, AMM, hay loại kiến trúc nào khác?
- Tokenomics của dự án sẽ được thiết kế như thế nào?
- Làm sao để dự án của bạn thể thu hút được thanh khoản và người dùng từ các sàn giao dịch khác trên thị trường?
Từ kiến thực, kinh nghiệm và lợi thế riêng của bạn hoặc nhóm của bạn, bạn sẽ chọn ra một hay một vài lựa chọn phù hợp. Sau đó, sẽ bắt đầu lựa chọn, tìm hiểu và xây dựng.
Sự thành công của DeFi (Decentralized Finance) là một trong những ví dụ điển hình về việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào Finance, nhưng để có được thành công như hiện nay, các nhà phát triển đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm và tìm kiếm ra các mô hình có thể thành công trong thực tế, đây có thể xem là ứng dụng của PoC trong thực tế.
Trong thực tế, có rất nhiều mảng ứng dụng tiềm năng trong thực tế mà chúng ta có thể khai thác nhờ vào công nghệ blockchain như hình bên dưới:
Với sự phát triển và đổi mới trong không gian blockchain, sẽ có rất nhiều ngành công nghiệp truyền thống sẽ bị ảnh hưởng. Cá nhân mình tin rằng sẽ có nhiều người hiểu tầm quan trọng của việc này. Nhưng vấn đề là đa phần họ không thực sự biết cách bắt đầu với blockchain từ đâu. Hơn nữa, họ có thể không có ngân sách không giới hạn cho những thử nghiệm kéo dài không thành công, vì vậy tiếp cận vấn đề với PoC là một cách khôn ngoan trước khi bước vào quá trình thử nghiệm trong thực tế.
Tổng kết
Mình hy vọng các nội dung này sẽ giúp các bạn có thể nắm bắt được những thông tin tổng quan về Proof of Concept (PoC), cũng như các ứng dụng của PoC trong Blockchain.