Trending

Với sự bùng nổ hoạt động và những thành tựu đạt được gần đây, restaking đã nổi lên như một lĩnh vực lớn thứ hai trong DeFi trên Ethereum.

Một báo cáo của Coinbase Research nhân mạnh giao thức restaking của EigenLayer là một phần quan trọng tạo nên pháo đài cho các dịch vụ và phần mềm trung gian mới trên mạng Ethereum, có khả năng mang lại phần thưởng ETH đáng kể cho trình xác thực trong tương lai.

Giao thức restaking của EigenLayer

Cơ chế đồng thuận PoS của Ethereum là quỹ bảo mật kinh tế lớn nhất trong không gian tiền điện tử, với khối lượng gần 112 tỷ USD. Trong khi những trình xác thực bảo mật mạng thông thường sẽ kiếm được phần thưởng cơ bản từ các ETH bị khóa, thì việc ra mắt các token staking thanh khoản (LST) đã mở đường cho những người tham gia tương tác với DeFi bằng cách giao dịch hoặc tận dụng tài sản đã stake của họ.

Giao thức restaking của EigenLayer, được ra mắt trên mainnet Ethereum vào tháng 6 năm 2023, đã nhanh chóng phát triển để trở thành giao thức DeFi lớn thứ hai của hệ sinh thái tính theo tổng giá trị bị khóa (TVL), hiện ở mức 12,5 tỷ USD.

Nguồn: DefilLama

Giao thức này cho phép trình xác thực kiếm thêm phần thưởng bằng cách bảo mật AVS (Actively Validated Services) – khái niệm chung cho bất kỳ dịch vụ nào dựa trên mô hình yêu cầu xác thực để hoạt động – thông qua restake ETH đã stake, nhận về một khoản thu nhập mới dưới dạng “security-as-a-service”.

Khi EigenLayer chuẩn bị ra mắt AVS đầu tiên – EigenDA vào đầu quý 2 năm 2024, cộng đồng Ethereum dự đoán những lợi ích tiềm năng của nó đối với mạng. Vai trò của EigenDA như một layer khả dụng dữ liệu có thể tác động đến các giao dịch Layer 2 (L2), cung cấp giải pháp mô-đun để làm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.

Các giải pháp Layer 2 chính hiện chi khoảng 10 ETH hàng ngày cho các giao dịch blob. Nếu EigenDA có mức sử dụng tương tự, phần thưởng restaking hàng năm dự kiến ​​khoảng 3.500 ETH sẽ tương đương khoảng 0,1% thu nhập bổ sung.

Rủi ro và sự phức tạp

Mặc dù việc ra mắt AVS có thể củng cố hệ sinh thái của Ethereum nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức. Mỗi AVS đặt ra các điều kiện claim và slashing (cắt giảm) riêng, dẫn đến xung đột tiềm ẩn nếu có nhiều AVS tham gia. Mô hình “pooled security – bảo mật gộp” của EigenLayer còn làm tình hình phức tạp hơn khi cho phép AVS tùy chỉnh bảo mật bằng “attributable security” (tạm dịch: bảo mật có thể phân bổ), tạo ra một bối cảnh kỹ thuật rắc rối cho các nhà vận hành.

Việc ra mắt token restaking thanh khoản (LRT) sẽ loại bỏ phần lớn sự phức tạp mà hodler token phải đối mặt, có khả năng dẫn đến rủi ro tiềm ẩn. Các nhà cung cấp LRT có thể ưu tiên tối đa hóa lợi nhuận để giành thị phần, có khả năng làm tăng mức độ rủi ro. LRT cũng có thể tạo ra áp lực bán giảm đối với phần thưởng non-ETH AVS nếu thanh toán bằng ETH, hạn chế tích lũy giá trị cho quá trình restaking.

LRT cũng tiềm ẩn rủi ro về việc định giá, với khả năng gây ra sai lệch so với giá trị cơ bản của chúng trong thời gian mọi người ồ ạt rút các khoản restaking của mình. Việc đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp của LRT là điều vô cùng quan trọng vì những thay đổi trong danh mục đầu tư nắm giữ hoặc thu nhập AVS có thể ảnh hưởng đến hồ sơ rủi ro của chúng. Trong trường hợp tệ nhất, lỗi trong cơ chế restaking có thể đe dọa giao thức đồng thuận của Ethereum.

Xem thêm các thông tin hữu ích tại đây.

bài viết liên quan