Trending

Staking là gì? Tất cả mọi thứ cần biết về Staking?

Staking là gì? Tất cả mọi thứ cần biết về Staking? Làm sao để đạt lợi nhuận cao khi tham gia Staking ?

Nếu bạn quan tâm đến thị trường Cryptocurrency thì chắc chắn bạn đã nghe đến Staking thường xuyên. Staking là một trong những hoạt động quan trọng nhất để các dự án crypto phát triển. Staking ra đời để thay đổi và giảm bớt tài nguyên chi phí cho việc đào coin.

Trong bài viết dưới đây, mình sẽ giúp các bạn hiểu được Staking là gì? Tất cả mọi thứ cần biết về Staking ?

Định nghĩa Staking

– Staking là hoạt động được thực hiện trong các mạng lưới Blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận dựa trên Proof of Stake (Pos). 

– Staking là quá trình khóa các đồng token trong ví để đảm bảo khả năng xử lý giao dịch và tạo khối, hỗ trợ phát triển khả năng bảo mật trong mạng lưới Blockchain để nhận lại phần thưởng là token của dự án.

Ví dụ: Các bạn khóa token CRV trên Curve Finance để nhận được phần thưởng token và tham gia bỏ phiếu cho các hoạt động quản trị.

Staking hoạt động như thế nào ?

– Với các dự án Cryptocurrency sử dụng cơ chế Proof-of-Stake, việc Staking giúp các giao dịch mới được thêm vào Blockchain.

– Đầu tiên, những người dùng phải tham gia cam kết một lượng coin nhất định với giao thức tiền điện tử. Từ những người tham gia, giao thức sẽ chọn các Validator để xác thực Block của giao dịch. Người tham gia càng cam kết nhiều coin thì khả năng được lựa chọn làm người xác thực giao dịch (Validator) càng cao.

– Mỗi khi một Khối (Block) mới được tạo ra, một lượng coin mới lại được tạo ra và phân phối như là phần thưởng cho những người tham gia Stacking. Hầu hết phần thưởng là coin cùng loại với lượng coin người tham gia Stake, tuy nhiên một số dự án lại sử dụng một số loại coin khác làm phần thưởng.  

Ngoài Stake theo cơ chế PoS thì các dự án hiện nay còn Staking để nhận phần thưởng mà không tham gia vào việc xác thực giao dịch.

Ví dụ: Dự án Uni swap, Pancake swap, Curve Finance, Mobius, VVS,… 

Dự án Sushi swap cho người tham gia Stake coin SUSHI với mức lãi suất 6,67%

Ưu điểm và nhược điểm của Staking

Ưu điểm:

  • Tham gia Staking không yêu cầu bất kỳ loại thiết bị nào, giúp loại bỏ các thiết bị khai thác tốn kém như GPU, ASIC,… và giúp giảm bớt tiêu hao nhiên liệu vận hành mạng lưới, thân thiện môi trường.
  • Staking góp phần tăng khả năng xử lý giao dịch, tăng tính phi tập trung giúp cho các dự án ngày càng phát triển. 
  • Cơ chế Stake giúp người tham gia có khả năng sinh lợi nhuận với đồng coin nắm giữ thay vì lưu trữ trong ví trong một thời gian dài, cách tạo nguồn thu nhập thụ động trong dài hạn.
  • Staking giúp các dự án có được sự tăng trưởng nhanh chóng và tạo sự uy tín với cộng đồng nhà đầu tư.
  • Stake dễ dàng sử dụng với những người không am hiểu công nghệ, không có nhiều thời gian tìm hiểu công nghệ.

Nhược điểm:

  • Staking yêu cầu người tham gia phải cam kết khóa coin trong một khoảng thời gian dài để đảm bảo tối đa lợi nhuận.
  • Staking có khả năng rủi ro về mặt giá cả, khi đồng coin bị giảm giá dẫn đến người tham gia Staking có thể phải chịu lỗ nặng nề.

Trong thời điểm thị trường đang đi xuống, nên hạn chế tham gia Staking để tránh nhận rủi ro thua lỗ.

Những điều cần lưu ý khi tham gia Staking

Thời gian cam kết khóa coin: 

  • Người tham gia cần lưu ý lựa chọn thời gian khóa coin phù hợp ngay từ ban đầu để mang lại lợi nhuận tốt nhất và tránh rủi ro. 
  • Thời gian khóa coin thường là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…

Thời gian mở khóa coin:

  • Hiện nay, phần lớn các dự án có thể mở khóa trước thời gian cam kết, điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của mạng lưới.
  • Trong trường hợp lượng coin được mở khóa quá lớn, mạng lưới sẽ cần thời gian để xử lý.

Lãi suất của Staking:

  • Với những dự án top coin lớn thường lãi suất không cao nhưng an toàn và rủi ro thấp. Với những dự án nhỏ, mới thường có lãi suất cao nhằm thu hút người tham gia, cần lưu ý và tìm hiểu kỹ dự án trước khi đầu tư.

Tỷ lệ lạm phát coin:

  • Hiện nay, rất nhiều dự án hoạt động nhưng không kiểm soát được vấn đề lạm phát của Staking, dẫn đến giá đồng coin bị sụt giảm khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ.
  • Tỷ lệ lạm phát là một trong những chỉ số quan trọng nhất mà người tham gia cần lưu ý trước khi Stake.

? Để đạt được tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi tham gia Staking, các bạn cần chú ý đến tất cả các yếu tố trên để đưa ra những lựa chọn phù hợp vào từng thời điểm của thị trường.

Những dự án có lợi nhuận staking tốt nhất hiện tại

Các bạn nên lựa chọn Stake những dự án Top coin có giá trị tài sản khóa lại lớn, uy tín với cộng đồng và khả năng bảo mật cao để giảm thiểu tối đa rủi ro và tối ưu lợi nhuận.

Top 6 dự án có giá trị tài sản được khóa lại Stake cao nhất theo stakingreward.com ngày 14/03/2022.

Nhận định xu hướng Staking trong thời gian tới

Staking trên các ứng dụng bên thứ 3:

  • Hiện nay, đã có rất nhiều ứng dụng ví trung gian đã tích hợp thêm tính năng Stake giúp tăng độ an toàn và dễ dàng sử dụng như Coin98 Wallet, Crypto.com, Trust Wallet,…
  • Các sàn giao dịch như Binance, Huobi, Gate, … thường xuyên ra các chiến dịch Stake trực tiếp trên sàn. Các bạn có thể chú ý theo dõi và tham gia Stake.

Binance cho phép Stake ngay trên sàn các đồng coin: DOT, EOS, ATOM,…

Tối ưu phần thưởng cho người tham gia Staking:

  • Gần đây, các dự án đã có những thiết kế mới mang lại lợi ích lớn hơn cho người tham gia Stake như Curve Finance thưởng veCRV, mô hình ve(3,3) thưởng NFT ve coin để tạo thanh khoản thị trường thứ cấp,…

Dự án Curve Finance với cơ chế thưởng veCRV cho người tham gia Staking.

Tổng Kết

Qua bài viết trên, mình đã giới thiệu các bạn về Staking là gì và những thông tin cơ bản.

Tuy hoạt động Stake vẫn còn nhiều nhược điểm nhưng đã và đang có những thay đổi lớn để trở thành một trong những hoạt động quan trọng nhất cho thị trường Cryptocurrency. 

Hy vọng những thông tin trên mang lại kiến thức đúng đắn về Staking cho các bạn, chúc các bạn có những lựa chọn phù hợp và đạt lợi nhuận cao khi tham gia Staking.

Mọi thông tin thắc mắc, xin vui lòng comment phía dưới bài viết để cùng Coinviet.net tham gia thảo luận.

 

bài viết liên quan