Trending

Tháng 6 vừa qua, thị trường tiền điện tử chứng kiến sự biến động vô cùng lớn của giá cả của các tài sản số, Bitcoin giảm về mức thấp nhất $17,500 và nguy cơ sụp đổ của hàng loạt dự án cũng như những quỹ đầu tư lớn. 

Sự kiện stETH/ETH mất peg

Sau sự kiện sụp đổ của LUNA và đồng Stablecoin UST mất peg, hàng loạt các dự án về Stablecoin đã bị đe dọa và mất peg trong một thời gian ngắn dẫn đến sự nghi ngại của nhà đầu tư.

Tháng 6 là thời điểm kế hoạch thực hiện The Merge của mạng lưới Ethereum được triển khai, Tuy nhiên, sự kiện đã không diễn ra và tiếp tục bị trì hoãn cùng với sụt giảm giá nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến một sự kiện lớn là cuộc bán tháo stETH  được thực hiện bởi Quỹ Alameda Research và dự án Celsius.

Cuộc bán tháo được thực hiện vào ngày 10/6 khiến cho tổng thanh khoản trên Pool đã giảm 20% so với số lượng stETH được chuyển sang ETH bởi Alameda và Celsius.

Tổng số lượng stETH bị xả ra lên đến $150M của dự án Amber sau đó đã báo hiệu cho một đợt panic sell và hàng loạt sự kiện thanh lý vị thế sau đó.

Sự kiện bán tháo này đã kéo theo sự lo ngại của các nhà đầu tư và kéo theo sự giảm giá của ETH từ $2000 xuống thấp nhất tại $880 giảm 56%.

Để đọc chi tiết về sự kiện này, các bạn có thể tham khảo bài viết : Diễn biến & Nguyên nhân mất peg của stETH/ETH 

Sự kiện Celsius nguy cơ phá sản

Tại thời điểm bán tháo stETH, dự án Celsius đang có tình hình kinh doanh không tốt với tổng tài sản $3,48B nhưng có đến $1,11B là nợ phải trả.

Với nguy cơ giá ETH tiếp tục giảm và sự kiện bán tháo stETH, Celsius sẽ vô cùng nguy hiểm do dự án đã nắm giữ rất nhiều stETH với $510M ETH bị khóa cho đến khi sự kiện The Merge kết thúc và $700M stETH với khả năng thanh lý thấp.

Điều này đã tạo ra sự lo ngại của nhà đầu tư và dẫn đến sự kiện rút vốn hàng loạt. Sau đó, dự án đã thực hiện dừng rút tiền trên toàn bộ hệ thống và tạo ra làn sóng phản đối lớn trong cộng đồng.

Thời điểm viết bài, dự án Celsius vẫn chưa mở lại chức năng rút tiền cho người dùng và đưa ra những lời hứa sẽ giải quyết vấn đề sớm nhất. Chúng ta hãy cùng dõi theo sự kiện để có được những thông tin mới nhất trên thị trường.

Quỹ đầu tư 3 Arrow Capital đứng trước nguy cơ sụp đổ

Hệ lụy từ sự kiện báo tháo stETH vô cùng nghiêm trọng, trong đó Quỹ 3AC đã phải xả đến 95,000 stETH do đứng trước nguy cơ bị thanh lý.

Sự kiện diễn ra cùng với thời điểm CEO của quỹ là ông Zhu Su đã thực hiện xóa hết các hashtag bao gồm ETH, LUNA, SOL, AVAX, NEAR, MINA, NFT và DEFI khỏi Twitter cá nhân và chỉ để lại mỗi Bitcoin cùng với các thread chê bai Ethereum.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguy cơ sụp đổ của quỹ 3AC có thể kể đến như:

  • Thị trường tài chính toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình lạm phát hay các chính sách tăng lãi suất của FED và giá cả nguyên liệu tăng cao do căng thẳng chiến tranh.
  • Sự sụp đổ của LUNA và UST dẫn đến khả năng thua lỗ về tài sản và sự sụt giá hàng loạt của các loại tiền điện tử.
  • Sự kiện bán tháo stETH dẫn đến nguy cơ bị thanh lý các dạng tài sản được thế chấp của quỹ và ảnh hưởng xấu đến giá ETH.
  • Việc tối ưu lợi nhuận thông qua hình thức vay mượn đòn bẩy đã đẩy 3AC vào nguy cơ thanh lý nhiều tài sản.

Hàng loạt các dự án, nhà đầu tư hay tổ chức đã thực hiện rút vốn được quản lý bởi quỹ 3AC nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và dẫn đến việc hành động bán hàng loạt tài sản của quỹ như các mảng dự án NFT, tài sản có giá trị thất và sau đó là trốn tránh trách nhiệm, im lặng trước các cáo buộc.

Hiện tại, sự kiện vẫn chưa có kết luận và 3AC vẫn đang tìm các giải pháp để khắc phục hậu quả. Chúng ta hãy cùng theo dõi để cập nhật những tin tức mới nhất trên coinviet.net

Sự kiện Solend chiếm quyền quản lý ví của người dùng

Vào ngày 19/6, dự án Solend trên mạng lưới Solana đã thông báo trên Medium về tình trạng một ví cá voi lớn trên dự án đang có nguy cơ bị thanh lý tài sản.

Trong trường hợp giá SOL giảm về mức $22.3 thì việc thanh lý sẽ diễn ra theo từng phần với mức đầu tiên là 20% tương đương $21M được dự án thực hiện trên các sàn DEX.

Sau đó, dự án đã tìm cách liên hệ với chủ nhân của ví thông qua các mạng xã hội và cộng đồng nhưng không được. Solend sau đó đã tìm các cách giải quyết thanh khoản OTC tối ưu nhằm giảm thiểu rủi ro khi thực hiện thanh lý ví cá voi này.

Sau đó, dự án Solend đã đưa ra đề xuất đầu tiên nhằm chiếm quyền quản lý của ví cá voi này nhằm tìm cách thanh lý OTC.

Số lượng vote ủng hộ đề xuất đã được thông qua, tuy nhiên cộng đồng mạng lại phát hiện đa phần vote ủng hộ lại xuất phát từ một ví. Điều này đặt ra câu hỏi về sự phi tập trung của dự án do khả năng thao túng các quyết định dễ dàng của đội ngũ phát triển.

Điều này đã dẫn đến các luồng ý kiến trái chiều của cộng đồng, buộc Solend phải đưa ra đề xuất thứ 2 nhằm hủy bỏ đề xuất thứ nhất. Sau đó, khi giá $SOL được tăng trở lại và vị thế của ví cá voi này đã trở lại an toàn, dự án đã ra đề xuất thứ 3 nhằm bảo vệ an toàn tài sản của người dùng và đảm bảo trách nhiệm của dự án.

Trước vụ việc này, dự án Vires Finance trên nền tảng Wave đã từng chiếm quyền quản lý của người dùng với hơn $400M. Dự án Solend đã kịp thời lắng nghe người dùng và đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết ổn thỏa cho các bên, tránh tạo ra một làn sóng biến động mới trong thị trường và bảo vệ tài sản cho người dùng.

Tổng kết

Qua bài viết trên, coinviet.net đã cùng các bạn điểm lại những sự kiện nổi bật của thị trường tiền điện tử trong tháng 6 vừa qua.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích và chúc các bạn đầu tư thành công.

Mọi thắc mắc vui lòng comment dưới bài viết để coinviet.net thảo luận và hỗ trợ.

bài viết liên quan