Trending

Tổng quan về thị trường

(Bài viết dựa trên báo cáo được cung cấp bởi Messari.)

Các dự án NFT không được xây dựng trên mạng lưới Ethereum đã tăng lên đáng kể trong Quý 2: Tổng số tiền gọi vốn cho các dự án NFT không thuộc hệ sinh thái Ethereum đã vượt qua các dự án NFT trong hệ sinh thái Ethereum trong quý 2 năm 2022 với hơn 1,8 tỷ USD.

Các dự án Game NFT tiếp tục phát triển và bùng nổ với việc số vốn gọi thành công của các dự án tăng gấp 4 lần so với nửa đầu năm 2021.

Thị trường DeFi đã kết thúc H1 với một việc huy động được $624 triệu trong tháng 6, nhiều hơn hai lần so với bất kỳ tháng nào trong sáu tháng qua.

Sự tham gia của DAO tiếp tục tập trung ở các vòng giai đoạn đầu: Trong số tất cả các vòng tài trợ bao gồm sự tham gia của DAO, 71% là ở giai đoạn hạt giống.

CeFi vẫn là vua gọi vốn: Thống trị với $10,3 tỷ đô la trong sáu tháng đầu năm, với gần một nửa số vòng tài trợ tổng cộng hơn $10 triệu.

Nửa đầu năm 2022, tổng cộng đã có $30,3 tỷ USD gọi vốn thành công với hơn 1199 vòng gọi vốn đến từ nhiều dự án khác nhau như DeFi, NFTs, Web3…

Thị trường sụt giảm giá coin/token dẫn đến số vốn gọi được trong thời gian gần đâu sụt giảm. Tuy nhiên, tổng số vốn gọi được trong H1 2022 vẫn cao hơn 30% so với H2 2021.

  • 1,199 thương vụ gọi vốn được công bố.
  • $30.3 tỷ USD tổng giá trị các khoản đầu tư.
  • Các hệ sinh thái đã thực hiện cắt giảm việc triển khai các quỹ khuyến khích nhằm thúc đẩy các dự án xây dựng trên mạng lưới.
  • Mảng gọi vốn kém hấp dẫn nhất là DeFi, đây từng là hạng mục thu hút nhất năm 2021.
  • Các dự án về GameFi, NFT & Metaverse đã nhận được rất nhiều khoản đầu tư ở giai đoạn đầu xây dựng.

Dự án mảng DeFi

Trong nửa đầu năm 2022, đã có 195 khoản đầu tư vào DeFi hoặc liên quan đến danh mục DeFi, với tổng giá trị 1.8 tỷ USD. Quý 2 năm 2022, số lượng dự án gọi vốn ít hơn nhưng số tiền gọi vốn lại cao gấp đôi so với Quý 1.

Số dự án gọi vốn thành công trên $10M chiếm 18% và $5-10M chiếm 21%. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của các dự án mảng DeFi vẫn còn sau thời gian bùng nổ và hướng đến DeFi 2.0. Các dự án mới ra mắt đều đã nâng cấp và cải thiện các vấn đề mà DeFi 1.0 gặp phải cũng như tối ưu lợi nhuận giúp người dùng.

Hầu hết các giao dịch là giao dịch nhỏ, vì chỉ có 4 giao dịch trị giá hơn 100 triệu đô la (Lithosphere Network, Unizen, Capricorn và Rain) và 46/229 giao dịch trị giá hơn 10 triệu đô la. So với H2 2021, dòng tiền vào danh mục đầu tư này yếu hơn nhiều. 

Trong khi số lượng vòng DeFi trong nửa đầu năm 2022 giảm nhẹ so với cùng kỳ, giá trị của mỗi vòng tăng  đáng kể. Tuy nhiên, vào tháng 5 và tháng 6, có những khoản đầu tư lớn làm tăng giá của tháng đó, điều này sẽ giải thích cho xu hướng tăng giá.

Dự án mảng NFTs

Trong nửa đầu năm 2022, đã có 362 khoản đầu tư vào các dự án NFTs hoặc liên quan đến danh mục NFT như GameFi, Metaverse… với tổng giá trị 6.7 tỷ USD. Quý 2 năm 2022, số lượng dự án gọi vốn đạt $4 tỷ USD gần gấp đôi so với Quý 1 cùng năm.

So với các danh mục khác, đây là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư và Quỹ đầu tư, tổ chức hơn lĩnh vực DeFi, nhưng vẫn kém hơn lĩnh vực cơ sở hạ tầng / blockchain.

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, chỉ nhận được sự quan tâm của cộng đồng nhà đầu tư nhờ thành công mà Axie Infinity mang lại. Bởi vậy, mặc dù số lượng lớn nhưng chỉ có một số dự án lớn trong lĩnh vực này như:

  • 8 thương vụ thành công như OpenSea, Sky Marvis, Epic Games, Immutable, Punk Comics, Rario, và Pixel Vault.
  • 22% thương vụ thành công huy động được hơn 10 triệu đô la. 
  • 307 thương vụ trong tổng số 362 thương vụ gọi thành công tại vòng Early Stage. 
  • 45 thương vụ gọi vốn thành công tại vòng Series A

Số lượng thương vụ mỗi tháng trong danh mục này dao động nhẹ trong nửa đầu năm 2022. Tháng 4 là tháng có nhiều thương vụ thành công nhất và giá trị các cuộc gọi vốn cao nhất. 

Tuy nhiên, chỉ riêng thương vụ của Epic Games đã chiếm tới 2 tỷ USD tổng giá trị, đây là nguyên nhân cho sự gia tăng đột biến trong tháng đó.

Dự án mảng CeFi

Trong nửa đầu năm 2022, mảng CeFi đã chứng kiến 222 thương vụ gọi vốn thành công với tổng giá trị lên đến $10,2 tỷ USD trong đó có 1 khoản đầu tư với giá trị trên 1 tỷ USD và 25 thương vụ trên $100 triệu USD.

Các quỹ lớn nhất lần lượt là: 

  • Citadel Securities với 1,15 tỷ đô la. 
  • Robinhood với 600 triệu đô la. 
  • Fireblock với 550 triệu đô la. 
  • Circle với 400 triệu đô la. 
  • FTX và FTX US với 800 triệu đô la.  

 Tất cả các thương vụ thành công này đều ở vòng Series A trở lên hoặc sau quá trình IPO.

Số lượng và giá trị của mỗi vòng gọi vốn trong danh mục CeFi đều phức tạp hơn so với các mảng khác. 

Mặc dù số lượng các vòng gọi vốn đã tăng nhưng giá trị vốn gọi được trong 5 tháng qua đã thấp hơn nhiều so với vòng trước đó.

Kết luận

Qua bài viết trên, coinviet đã đưa ra tình trạng gọi vốn cả các dự án thuộc các mảng DeFi, CeFi và NFTs. 

Chúng ta có thể thấy, mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi tình hình xấu của thị trường nhưng dòng tiền đầu tư vẫn tiếp tục chảy vào các dự án thực sự chất lượng. Chúng ta cần tiếp tục theo dõi và lựa chọn những dự án chất lượng để đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận tốt.

Mọi thắc mắc vui lòng comment dưới bài viết để coinviet.net hỗ trợ và thảo luận.

bài viết liên quan