Trending

Tổng quan về Bitcoin SV

Bitcoin SV là gì?

Vào ngày 15/11/2018, đồng tiền mã hóa Bitcoin SV với tên đầy đủ là Bitcoin Satoshi Vision đã được ra đời (token BSV). Cha đẻ của đồng tiền mã hóa này là Craig Wright, người đã tự nhận mình chính là Satoshi Nakamoto – một nhân vật vô cùng bí ẩn, được biết đến là cha đẻ của Bitcoin.

Bitcoin SV là đồng tiền mã hóa ngang hàng (peer-to-peer), nó cho phép người gửi chuyển trực tiếp cho người nhận mà không phải thông qua bất cứ một tổ chức tài chính trung gian nào. Mục tiêu chính khi tạo ra Bitcoin SV là mang những tính năng ban đầu của công nghệ Bitcoin – sử dụng đồng tiền mã hóa như một công cụ để giao dịch và thanh toán, thay thế cho tiền giấy hiện nay.

Sau khi đọc định nghĩa ở trên, chắc hẳn bạn cũng thấy được sự tương đồng giữa Bitcoin SV (BSV) và Bitcoin (BTC). Theo những thông tin được đề cập ở trang chủ của Bitcoin SV thì đồng tiền mã hóa Bitcoin SV chứ không phải là Bitcoin Cash (BCH) hay Bitcoin (BTC) mới chính là cái tên tiềm năng giữ nguyên giá trị gốc của Bitcoin.

Nguyên nhân ra đời của Bitcoin SV

Nguồn gốc sự xuất hiện của Bitcoin SV là gì? Để giải đáp được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian đến thời điểm tháng 8 năm 2018. Vào lúc đó, Bitcoin Cash (BCH) đã đưa ra đề xuất nâng cấp giao thức trên chuỗi khối của họ như sau:

Công nghệ Canonical Transaction Ordering (CTOR)

Thay vì việc sử dụng Topological Transaction Ordering (TTOR), trong phiên bản cải tiến này, Bitcoin Cash áp dụng công nghệ Canonical Transaction Ordering (CTOR) với mong muốn tăng sự hiệu quả, chính xác trong việc sắp xếp thứ tự giao dịch trong một khối, qua đó cải thiện sự hài lòng của người sử dụng.

Trong khoảng thời gian trước đó, công nghệ TTOR đã được áp dụng, tuy nhiên đã gây ra những lỗi hệ thống thông thường, ảnh hưởng không hề ít tới các giao dịch. Nguyên nhân gây ra vấn đề này chính là việc sắp xếp thứ tự giao dịch của công nghệ TTOR, đầu ra của giao dịch thứ nhất (Tx1) lại là đầu vào của giao dịch thứ hai (Tx2).

Bởi lý do đó, công nghệ CTOR ra đời giúp khắc phục những nhược điểm của công nghệ TTOR trước đó. Lệnh thực hiện giao dịch trong mạng lưới Bitcoin Cash với cơ chế mới của TTOR sẽ được xử lý theo số thứ tự ID của các giao dịch. Điều này Bitcoin Cash đã cải thiện tốc độ giao dịch lên đáng kể.

Mã hoạt động OP_CHECKDATASIG

Bitcoin Cash đề xuất một loại mã hoạt động với khả năng có thể giao tiếp với thông tin bên ngoài blockchain mang tên OP_CHECKDATASIG. Như vậy, nhờ vào việc kích hoạt mã opcode mới này việc Bitcoin Cash mở rộng khả năng Oracle trên mạng lưới hoàn toàn thuận lợi và dễ dàng.

Thế nhưng, mọi việc không hề êm đẹp như vậy, với sự dẫn đầu là hai cái tên Craig Wright và Calvin Ayre, một nhóm những “thợ mỏ” trong cộng đồng Bitcoin Cash đã kịch liệt phản đối bản cập nhật này.

Và rồi chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến, khi mà không thể tìm ra được tiếng nói chung giữa đôi bên hardfork là một kết quả tất yếu sẽ xảy ra. Vào ngày 18/11/2018 sau khi hardfork thành công đã đánh dấu sự ra đời của đồng tiền mã hóa Bitcoin SV.

Tính năng của Bitcoin SV

  Nhân rộng: Với kích thước khối ấn tượng của mình là 128MB, Bitcoin SV cho phép người dùng thực hiện giao dịch với số lượng lớn hơn, đặc biệt là trong khi kích thước của Bitcoin Cash ban đầu chỉ vỏn vẹn 32MB. Đây là một điểm nổi trội hơn đáng kể của Bitcoin SV so với Bitcoin Cash

–   Phí giao dịch rẻ: Đích đến mà các nhà phát triển Bitcoin SV nhắm tới chính là sự trải nghiệm của người dùng. Vì vậy họ đã mang đến một nền tảng giao dịch với mức phí phải chăng đi kèm với tốc độ giao dịch nhanh chóng, tiện lợi.

Đội ngũ phát triển của Bitcoin SV

Chỉ vừa mới trình làng một khoảng thời gian không lâu, nhưng đội ngũ phát triển Bitcoin SV cũng đã để lại ấn tượng với những cái tên như:

–   Craig Wright là người thuyền trưởng của dự án BSV, là một trong số những gương mặt đầu tiên sử dụng Bitcoin trên thế giới. Ông từng bị những nhân vật có tiếng trong giới thợ mỏ kỹ thuật số chỉ trích khi tự xưng mình là Satoshi Nakamoto

–   Nchain là nhóm phát triển của dự án, đứng đầu là Daniel Connolly người đã có 20 năm kinh nghiệm tại vị trí IT cấp cao, và cũng đã góp sức trong việc phát triển cho Bitcoin và dự án Electron Cash

–   Steve Shadder giữ vị trí Giám đốc kỹ thuật, ông cũng từng tham gia phát triển Bitcoin từ năm 2011

–   Ngoài ra còn có rất nhiều những cái tên đình đám khác như Coingeek, …

Thông tin về token BSV

Token BSV là gì?

  Mã token: BSV

–   Chuỗi khối: Bitcoin Satoshi Vison

–   Loại token: Coin, Mineable

–   Cơ chế đồng thuận: Proof of Work (PoW)

–   Thuật toán: SHA-256

–   Thời gian tạo khối: 10 phút

–   Thời gian giao dịch: 225 TPS

–   Phần thưởng khối: 12.5 BSV/block

  Tổng cung: 21.000.000 BSV

–   Nguồn cung lưu hành:18.116.002 BSV

Một số chức năng của token BSV trong mạng lưới và hệ sinh thái Bitcoin SV:

–   Mức phí: BSV được dùng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới Bitcoin SV, vào thời điểm hiện tại rơi vào khoảng 0,0007 USD.

–   Phần thưởng: BSV được dùng để làm phần thưởng khối cho các thợ mỏ khi khai thác được một block mới trong mạng lưới Bitcoin SV. Phần thưởng khối này ở mức 12.5 BSV/block ở thời điểm ban đầu và đã giảm xuống một nửa vào năm 2020 sau khi Bitcoin SV tiến hành Halving.

–   Thanh toán: BSV được sử dụng như tiền tệ thông thường tại các cửa hàng, siêu thị, đối tác chấp nhận việc dùng BSV như một phương tiện giao dịch, thanh toán.

Lưu trữ Bitcoin SV ở đâu?

Với những thợ mỏ trong thị trường tiền mã hóa, thì đây chắc chắn là câu hỏi luôn được quan tâm trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn. Vì việc Bitcoin SV mới được phát triển trong một khoảng thời gian ngắn cho nên đồng tiền mã hóa BSV vẫn chưa có được một ví lưu trí chính thức. Tuy nhiên nếu như bạn muốn tham gia vào khai thác BSV thì vẫn còn những loại ví khác để phục vụ cho bạn việc lưu trữ, điển hình là: Coinomi, Exodus, Edge, Centbee, Bitpie…

Ngoài ra, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể lưu trữ đồng tiền mã hóa BSV này trực tiếp tại các sàn giao dịch có uy tín hiện nay sẽ được đề cập ở mục dưới đây.

Những sàn giao dịch BSV token

Hiện tại BSV đang được hỗ trợ giao dịch mua bán trên hơn 60 sàn giao dịch với quy mô khác nhau. Một số sàn giao dịch BSV có thể kể đến HutBTC, OKEx, Huobi…

Có nên đầu tư vào BSV không?

Khi đã đọc đến đây, mình tin là các bạn đã hiểu được những thông tin quan trọng nhất của đồng tiền mã hóa Bitcoin SV này rồi. Vậy câu hỏi được đặt ra là Liệu có nên đầu tư vào BSV? Theo quan điểm của mình thì điều này sẽ tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người, để có được quyết định đầu tư chính xác nhất bạn nên tham khảo, nghiên cứu, thẩm định dự án một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể đạt được những kết quả theo như mong đợi.

Tổng kết

Với những thông tin nêu trên, BSV hoàn toàn có thể trở thành một đồng tiền mã hóa đầy triển vọng, tuy nhiên với việc Bitcoin SV tự nhận mình là một blockchain của Bitcoin, thêm vào đó Craig Wright tuyên bố mình chính là Satoshi Nakamoto thì danh tiếng của Bitcoin SV đang bị ảnh hưởng nặng nề trong cộng đồng thị trường tiền mã hóa. Hãy cùng đón chờ những thay đổi của đồng tiền này trong tương lai.

bài viết liên quan