• About
  • FAQ
Thứ Ba, Tháng Sáu 6, 2023
CoinViet
No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức coin
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức NFT
  • Kiến thức người mới
    • Sàn giao dịch
    • Thuật ngữ Crypto
  • Kiến thức chuyên sâu
    • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop
  • Home
  • Tin tức coin
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức NFT
  • Kiến thức người mới
    • Sàn giao dịch
    • Thuật ngữ Crypto
  • Kiến thức chuyên sâu
    • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop
No Result
View All Result
CoinViet
No Result
View All Result
Home Kiến thức người mới

Cách bảo mật Private Key và Seedphrase

Đối với những người chơi DeFi, Private Key và Passphrase là những thông tin cực kỳ quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của họ

Cách bảo mật Private Key và Seedphrase
202
SHARES
1.6k
VIEWS
Share on TelegramShare on TwitterShare on Facebook
  • 1 Private Key và Passphrase trong Crypto
  • 2 Passphrase là gì?
  • 3 Private Key là gì?
  • 4 Phân biệt Passphrase và Private Key
  • 5 Vậy khi nào nên dùng Passphrase, khi nào nên dùng Private Key?
  • 6 Những cách lưu trữ Passphrase/Private Key an toàn, bảo mật
    • 6.1 Backup Private Key/Passphrase là điều tiên quyết
    • 6.2 Tuyệt đối không chia sẻ Passphrase/Private Key cho bất cứ ai
    • 6.3 Sử dụng cách ghi nhớ riêng để lưu trữ Passphrase/Private
    • 6.4 Sử dụng thêm các lớp bảo mật do đơn vị phát triển ứng dụng cung cấp
  • 7 Tổng kết

Private Key và Passphrase trong Crypto

Sau khi tạo ví Crypto thành công, người dùng sẽ nhận được một địa chỉ ví, một Passphrase (Seedphrase) và một Private key hoặc chỉ có Passphrase tùy theo cơ chế của từng ví blockchain khác nhau.

Bất kỳ ai sở hữu một trong hai thông tin này đều có khả năng truy cập trực tiếp đến tài sản Crypto được lưu trữ trong ví của bạn. Private Key/Passphrase cực kỳ quan trọng, bạn tuyệt đối không được để lộ thông tin này cho bất kỳ ai.

Passphrase là gì?

Passphrase (seedphrase) là một chuỗi các ký tự thường gồm 12-24 chữ được dùng để mã hoá thông tin.

Định dạng của một Passphrase: lean estate tube ………… net trap nice decade flash army tone

Private Key là gì?

Private key là một chuỗi các ký tự để kết nối với tài khoản, khá giống với mật khẩu của tài khoản ngân hàng.

Định dạng của một Private Key: 1a2bc7e9b25bded5f513bd1dd1996d……..d2a132f567aaf130296e11b7c

Phân biệt Passphrase và Private Key

Tại sao khi tạo ví lại có đến hai mật mã cần ghi nhớ là Passphrase (Seedphrase) và Private Key? Sự khác nhau của chúng là gì? Các bạn đọc tiếp ở dưới để hiểu thêm nhé

Các bạn hãy nghĩ và tưởng tượng rằng ví của bạn là 1 ngôi nhà, Passphrase của bạn là chìa khoá để vào trong nhà, còn Private Key sẽ là chìa khoá của từng phòng trong nhà. Một Passphrase sẽ chứa một hoặc nhiều Private Key bên trong.

Dưới đây là ví dụ minh hoạ cách Metamask hoạt động dựa trên một số ý chính để bạn dễ hình dung hơn:

  • Sau khi tạo 1 ví mới hoàn toàn trên Metamask thì Account 1 đó của bạn sẽ có đầy đủ cả Passphrase và Private Key
  • Nếu bạn click vào “Create Account” thì Metamask sẽ tạo cho bạn Account 2, Account 2 sẽ có Private Key riêng ( khác với Account 1), nhưng Passphrase sẽ giống nhau. Tương tự như thế khi bạn tạo Account 3 hay Account thứ n.

Bởi vì, Passphrase là dành cho 1 tổ hợp các ví còn Private Key là chỉ cho 1 ví duy nhất, nên khi bạn cài đặt mới Metamask ở máy khác, bạn phải Import Passphrase trước để có thể vào ví, chứ không phải Private Key (Mở cửa vào nhà trước, rồi mới vào phòng).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn lấy 1 ví bất kỳ thuộc căn nhà 1 ( Tổ hợp ví 1), để nhập vào Metamask đang sử dụng của căn nhà 2 ( tổ hợp ví 2) thì bạn cần Import Private Key vào căn nhà 2 chứ không phải lấy Passphrase, đó cũng là lý do tại sao một Metamask chỉ có một Passphrase.

Như vậy, chốt lại rằng, khi bạn có Passphrase, bạn có thể vào nhiều ví phía trong, nhưng nếu muốn lấy một ví bất kỳ, chuyển sang nơi khác,thì các bạn phải lấy Private Key của ví đó.

Vậy khi nào nên dùng Passphrase, khi nào nên dùng Private Key?

Nếu như bạn tạo ví đó trên phương diện là ví chính của bạn, để lưu giữ tài sản, không tương tác nhiều với dApp thì bạn nên giữ cả Passphrase và Private Key một cách kỹ càng.

Còn nếu như bạn muốn tạo ví đó để tương tác với nhiều dApps, không lưu trữ vốn lớn và tạo nhiều Account một cách nhanh chóng để làm Airdrop và Retroactive thì bạn nên tạo một ví chính với nhiều ví con và chỉ cần giữ kỹ Passphrase của ví.

Những cách lưu trữ Passphrase/Private Key an toàn, bảo mật

Backup Private Key/Passphrase là điều tiên quyết

Ở thao tác lúc tạo ví, bạn luôn được khuyên rằng phải lưu lại từ khoá bảo mật (Passphrase) cũng như chuỗi ký tự của Private Key ở nơi an toàn và tuyệt đối không tiết lộ cho người khác.

Thông thường, các bạn sẽ luôn giữ Passphrase/Private Key bằng cách chụp lại ảnh màn hình để ghi nhớ, lưu trữ trong thư mục ảnh, gửi vào ứng dụng khác hoặc đưa vào folder bí mật có gắn pass, nhưng cách này không được khuyến khích vì một số lý do:

  • Các thông tin lưu giữ bằng ảnh hoặc gửi vào ứng dụng khác dễ bị theo dõi, đánh cắp bởi hacker, mã độc hoặc đơn giản là vô ý xóa nhầm.
  • Khó để các bạn thao tác khi cần xác nhận nhanh.

Một số cách được gợi ý lưu giữ như:

  • Ghi chép ra giấy và cất giữ vào nơi an toàn.
  • Ghi chép và lưu giữ trong các note của điện thoại ( nếu sử dụng iphone anh em có thể dùng khoá bảo mật để khoá lại để hạn chế truy cập)
  • nên sao lưu ở nhiều nơi khác nhau. Không giới hạn nơi lưu giữ private key/passphrase, các bạn có thể ghi và tạo ra nhiều bản sao cũng như lưu giữ nó nhiều chỗ để nếu làm mất thì vẫn còn cái khác để backup.

Tuyệt đối không chia sẻ Passphrase/Private Key cho bất cứ ai

Tuyệt đối không chia sẻ Passphrase/ Private key cho bất kỳ ai, kể cả ADMIN của một cộng đồng nào đó. Đó là tài sản riêng của bạn, không nhập vào bất cứ ứng dụng lạ nào. Hãy đảm bảo chắc chắn bạn đã kiểm chứng thông tin trên các kênh chính thức của dự án và DYOR (Do Your Own Research – tự nghiên cứu trong việc đầu tư). Bạn hãy có trách nhiệm với tài sản của riêng mình.

Sử dụng cách ghi nhớ riêng để lưu trữ Passphrase/Private

Cách sử dụng từ đối lập: Bạn sẽ thay đổi 1 đến 2 ký tự/từ trong Private Key/Passphrase thành ký tự/từ khác trái nghĩa hoặc bạn có thể ghi nhớ được.

Ví dụ: Passphrase gốc có dạng “ love this guide pear sad primary glory weasel sausage aisle pipe do” thì bạn có thể chuyển thành “ love that guide pear happy primary glory weasel sausage aisle pipe do” để ghi nhớ. Ở đây đã đổi từ “this” thành “that’ và “sad” thành “happy”. Bạn chỉ cần tìm đến vị trí 2 từ này, đổi ngược lại và tiến hành Import đúng địa chỉ ví của mình.

Ngoài ra, khi bạn lưu trữ trên các app note điện thoại, bạn cũng có thể sử dụng cách này để tăng tính bảo mật cho Passphrase/Private Key.

Sử dụng thêm các lớp bảo mật do đơn vị phát triển ứng dụng cung cấp

Thông thường, các nhà phát triển ứng dụng sẽ hỗ trợ thêm cho bạn một số lớp bảo mật như mật khẩu bảo vệ tài sản của người dùng, tuỳ vào ứng dụng ví mà các lớp bảo mật đa dạng và khác nhau

Ví dụ như với Coin98 Wallet, họ không chỉ hỗ trợ nhiều tùy chọn cài đặt bảo mật như Face ID, Finger Print, Pin Code,.. mà còn có thêm dạng mật khẩu Matrix password, với độ bảo mật cực cao, khả năng chống nhìn trộm và quay trộm màn hình khi bạn thao tác.

Tổng kết

Passphrase và Private Key là thông tin vô cùng quan trọng của mỗi người tham gia vào DeFi. Việc để lộ Passphrase và Private Key sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của bạn. Nếu làm mất thông tin này, đồng nghĩa với việc bạn không thể kết nối được với ví của mình, không có quyền khôi phục ngoại trừ chính bạn.

Tags: bảo mậtcryptoseedphrase và private key
ShareTweet51Share81
Previous Post

Intel ra mắt chip Bonanza Mine thế hệ thứ 2 để khai thác Bitcoin hiệu quả

Next Post

Crypto là gì? Phân biết Crypto với các loại tiền khác

DxPhong

DxPhong

Related Posts

Danksharding là gì? Một thiết kế sharding thực hiện khái niệm phí thị trường hợp nhất

Danksharding là gì? Một thiết kế sharding thực hiện khái niệm phí thị trường hợp nhất

by NoS
16 Tháng Một, 2023
0

Tổng quan về DankSharding DankSharding là gì Trước khi tìm hiểu thêm về Danksharding, hãy nhắc bạn về Sharding. Sharding...

Mempool là gì? Dấu hiệu nhận biết khả năng hoạt động của mạng lưới Blockchain

Mempool là gì? Dấu hiệu nhận biết khả năng hoạt động của mạng lưới Blockchain

by NoS
11 Tháng Một, 2023
0

Tổng quan về Mempool Mempool là gì Trong một giao dịch trên mạng lưới Blockchain, Mempool hoặc Memory là một...

Chicken Bonds là gì? Mô hình triển khai incentive mới liệu có hiệu quả

Chicken Bonds là gì? Mô hình triển khai incentive mới liệu có hiệu quả

by NoS
6 Tháng Một, 2023
0

Tổng quan về Chicken Bonds Nhiều giao thức gặp khó khăn trong việc khởi động tính thanh khoản ở một...

Revoke là gì? Hướng dẫn người mới sử dụng công cụ Revoke

Revoke là gì? Hướng dẫn người mới sử dụng công cụ Revoke

by NoS
26 Tháng Mười Hai, 2022
0

Tổng quan  Revoke là gì Revoke là công cụ xác minh mã thông báo được sử dụng để theo dõi...

Sandwich Attack là gì? Tấn công chủ yếu nhắm vào các dịch vụ và giao thức Defi

Sandwich Attack là gì? Tấn công chủ yếu nhắm vào các dịch vụ và giao thức Defi

by NoS
23 Tháng Mười Hai, 2022
0

Tổng quan về thị trường Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, thị trường tiền điện tử đã thiệt...

Ngôn ngữ Cadence là gì? Ngôn ngữ lập trình của Blockchain Flow dễ dàng sử dụng

Ngôn ngữ Cadence là gì? Ngôn ngữ lập trình của Blockchain Flow dễ dàng sử dụng

by NoS
23 Tháng Mười Hai, 2022
0

Tổng quan về thị trường Ngôn ngữ Cadence là gì Sau khi đạt được thành công lớn với CryptoKitties trên...

Hiệu ứng Bullwhip là gì? Ảnh hưởng của nó với nền kinh tế Thế Giới

Hiệu ứng Bullwhip là gì? Ảnh hưởng của nó với nền kinh tế Thế Giới

by NoS
22 Tháng Mười Hai, 2022
0

Tổng quan về Bullwhip Suy thoái kinh tế hay lạm phát hay bất ổn về mọi mặt  đã và đang...

Tổng quan về Binance MVB VI – cơ hội tìm kiếm dự án tiềm năng

Tổng quan về Binance MVB VI – cơ hội tìm kiếm dự án tiềm năng

by NoS
22 Tháng Mười Hai, 2022
0

Tổng quan về sự kiện Most Valuable Builder hay MVB là một cuộc thi lớn được tổ chức với quy...

Các công cụ phân tích On-chain hữu ích mà có thể bạn chưa biết

Các công cụ phân tích On-chain hữu ích mà có thể bạn chưa biết

by Bánh Mỳ Không
20 Tháng Mười Hai, 2022
0

The Block The Block cung cấp những chỉ số hữu ích như khối lượng giao dịch on-chin, địa chỉ ví...

8 yếu tố giúp thị trường tiền điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023

8 yếu tố giúp thị trường tiền điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023

by Bánh Mỳ Không
20 Tháng Mười Hai, 2022
0

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận tiền điện tử Trong những chu kỳ trước chúng ta không ít lần nghe thấy...

Load More
Please login to join discussion

Bài viết mới

  • Founder 3AC, Zhu và Davies, huy động 25 triệu đô la để xây dựng sàn giao dịch tiền điện tử mới GTX
  • Decentralized Social là gì? Blockchain Layer 1 tập trung vào hệ sinh thái mạng xã hội
  • Danksharding là gì? Một thiết kế sharding thực hiện khái niệm phí thị trường hợp nhất
  • Phân tích Polygon (matic): Đừng ngủ quên trong lĩnh vực gameFi
  • Ethereum đạt mức cao nhất trong mười tuần và quay lại mức giảm phát

CoinViet Insights - Cập nhật tin tức thị trường Crypto 247, kiến thức crypto tổng quan, bài viết chuyên sâu.

Categories

  • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop
  • Kiến thức chuyên sâu
  • Kiến thức người mới
  • Quỹ đầu tư
  • Sàn giao dịch
  • Thuật ngữ Crypto
  • Tin tức Altcoin
  • Tin tức Bitcoin
  • Tin tức coin
  • Tin tức Defi
  • Tin tức Ethereum
  • Tin tức NFT

Tags

Altcoin Binance Bitcoin blockchain BTC CBDC Celsius coin Coinbase crypto Crypto Analytics Cryptocurrency Defi DEX Elon Musk ETH Ethereum Exchange FTX Fund Raising Hack Layer 2 Lending Luna Meta Metaverse Mining NFT NFT Marketplace OpenSea Polygon Regulation Sam Bankman-Fried SEC solana Stablecoin Terra The Merge tiền điện tử Token Twitter USDC USDT UST Web3

Newsletter

© 2022 CoinViet - Mind Ventures.  Contact: business@mindventures.vc

No Result
View All Result
  • Home
  • Tin tức coin
    • Tin tức Bitcoin
    • Tin tức Ethereum
    • Tin tức NFT
  • Kiến thức người mới
    • Sàn giao dịch
    • Thuật ngữ Crypto
  • Kiến thức chuyên sâu
    • Coin & Token
  • Kiếm tiền Airdrop

© 2022 CoinViet.