Trending

Tổng quan về chỉ số Fear & Greed

Chỉ số Fear & Greed là gì

Fear & Greed Index (Chỉ số sợ hãi và tham lam) là chỉ số dữ liệu rất phổ biến trong thị trường hiện nay, chỉ số này được sử dụng ở các thị trường tài chính như Chứng khoán, Cryptocurrency…

Chỉ số Fear & Greed nằm trong vùng từ 0 đến 100, được đưa ra dựa trên các cơ sở dữ liệu sau:

  • Bitcoin Dominance (Chỉ số thống trị của Bitcoin)
  • Google Trend – dữ liệu trên Google
  • Biến động thị trường
  • Khối lượng giao dịch toàn thị trường
  • Thông tin trên các mạng xã hội – Social Media

Chỉ số Fear & Greed càng nhỏ thì đại diện cho nhà đầu tư càng sợ hãi và tạo ra áp lực bán càng mạnh.

Chỉ số Fear & Greed càng lớn thì đại diện cho nhà đầu tư đang tham lam và tạo ra lực mua vô cùng lớn.

Tác động của chỉ số Fear & Greed

Chỉ số Tham lam & sợ hãi gần như luôn phản ánh đúng của các biến động thị trường, vào thời điểm tháng 5/2021, giá BTC sụt giảm kéo theo sự giảm giá của cả thị trường, các nhà đầu tư sợ hãi và tạo ra lực bán mạnh. Chị số Fear & Greed đã phản ánh đúng khi chỉ số này chỉ ở mức 10 – 20 đại diện cho vô cùng sợ hãi.

Thông qua chỉ số Fear & Greed, các nhà đầu tư có thể nhận biết được thị trường đang trong giai đoạn nào? Tâm lý chung của thị trường để đưa ra những nhận định chính xác và lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp.

Thành phần chính của chỉ số Fear & Greed

Chỉ số Fear & Greed sẽ được cập nhật mới vào 7 giờ sáng hàng ngày (Theo giờ Việt Nam).

Chỉ số này được chia làm 4 phần với các màu khác nhau để thể hiện tâm lý nhà đầu tư:

  • Từ 0 – 24: Vô cùng sợ hãi (màu cam)
  • Từ 25 – 49: Sợ hãi (màu vàng)
  • Từ 50 – 74: Tham lam (Màu xanh nhạt)
  • Từ 75 – 100: Vô cùng tham lam (Màu xanh lá cây)

Các thông số chính đánh giá chỉ số Fear & Greed

Tỷ lệ thống trị Bitcoin (Bitcoin Dominance) – 10%

  • Chỉ số Bitcoin Dominance chỉ sự thống trị về vốn hóa của Bitcoin so với tổng vốn hóa cả thị trường Cryptocurrency.
  • Chỉ số này tăng thể hiện dòng tiền đang đổ vào Bitcoin và ngược lại, khi chỉ số này giảm dòng tiền có thể nằm ở Altcoin hoặc Stable coin.

Google Trend (dữ liệu cung cấp bởi Google) – 20%

  • Google Trend cung cấp dữ liệu về số lượng lượt tìm kiếm liên quan đến Bitcoin và các dữ liệu khác.
  • Khi thị trường hưng phấn với dòng tiền lớn đổ vào thì số lượng tìm kiếm thông tin liên quan về Bitcoin và Crypto cũng tăng lên.

Khối lượng giao dịch (Volume) – 25%

  • Chỉ số dựa trên khối lượng giao dịch trong 24h trước đó.
  • Khi khối lượng giao dịch mua/bán tăng cao thì thị trường xảy ra biến động lớn có thể là trạng thái tham lam tột độ – lực mua lớn hoặc sợ hãi tột độ – lực bán lớn.

Biến động thị trường – 25%

  • Chỉ số dựa trên các dữ liệu về biến động thị trường như giá Bitcoin và so sánh với các mức giá trong quá khứ như 30 ngày, 90 ngày…
  • Khi chỉ số biến động giá thay đổi mạnh chứng tỏ sắp có đợt biến động lớn ảnh hưởng đến thị trường.

Thông tin trên các mạng xã hội – 15%

  • Chỉ số phản ánh sự tương tác liên quan đến thị trường qua các ứng dụng mạng xã hội như twitter, reddit…
  • Khi thị trường hưng phấn thì các chủ đề, topic cũng được bàn tán nhiều trên các mạng xã hội – điều này sẽ tạo ra sự tham lam tột độ và ngược lại.

Có nên sử dụng chỉ số Fear & Greed 

Chỉ số Fear & Greed thường phản ảnh quá khứ của thị trường, ảnh hưởng rất nhiều tâm lý nhà đầu tư, vì vậy không nên chỉ dựa vào chỉ số này mà đưa ra các quyết định đầu tư.

Anh em nên tham khảo thêm các thông tin như dữ liệu on-chain, off-chain hay tìm hiểu về dự án với whitepaper, tokenomic…

Kiểm soát được tâm lý trong quá trình đầu tư không hề dễ dàng, chính vì thế anh em nên chỉ tham khảo chỉ số Fear & Greed như 1 trong các yếu tố đánh giá quá trình đầu tư của anh em.

Kết luận

Qua bài viết trên, coinviet.net đã giới thiệu các bạn về Chỉ số Fear & Greed là gì? Và ý nghĩa của chỉ số này.

Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn và mang lại lợi nhuận cao trong đầu tư.

Mọi thông tin thắc mắc xin comment dưới bài viết để được coinviet.net hỗ trợ và thảo luận.

bài viết liên quan