Định nghĩa về Market Maker
Market Maker là gì?
Market maker là một công ty, tổ chức hoặc cá nhân vận hành các sàn giao dịch tiền điện tử… Họ có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động mua và bán các tài sản liên tục trong suốt thời gian giao dịch để bổ sung tính thanh khoản cho thị trường.
Đối với thị trường Cryptocurrency, Market Maker có thể là các sàn giao dịch như Binance, Gate.io, Coinbase, FTX…
Các nhà tạo lập thị trường chính là những cá voi thực thụ trong thị trường, họ thường sở hữu một lượng lớn các loại tài sản số như Bitcoin, Ethereum… Nhiệm vụ của họ là tạo ra một thị trường giao dịch với người mua/bán liên tục với phí giao dịch thấp.
Market Maker hoạt động như thế nào?
Market Maker sẽ thu thập sự chênh lệch giữa giá mua (Bid price) và giá bán (Ask Price). Sự chênh lệch này được gọi là “Spread”.
Market Maker sẽ kiếm lợi nhuận bằng cách kiếm chênh lệch giá mua – bán và phí giao dịch khi có khách hàng tham gia giao dịch.
Ví dụ: Market Maker sẽ thu thập giá người mua là $99 và giá bán là $101 trên sàn giao dịch, như vậy họ đã ăn chênh lệch $2 và phí giao dịch ví dụ: phí giao dịch với Binance là 0,1%, FTX từ 0,2% – 0,7%…
Vì vậy, các nhà tạo lập thị trường càng mong muốn thị trường luôn biến động và nhiều người giao dịch để có thể kiếm được nhiều lợi nhuận.
Auto Market Maker (AMM) là gì?
Hiện nay, công nghệ Blockchain ngày càng phát triển, điều đó đã tạo ra Auto Market Maker (AMM) – Nhà tạo lập thị trường tự động.
AMM là một giao thức giao dịch phi tập trung (DEX) dựa trên các thuật toán để tạo ra thị trường giao dịch tài sản số.
Các AMM cũng có cơ chế hoạt động tương tự các MM, tuy nhiên AMM sẽ sử dụng các công thức và tính thanh khoản khác nhau, ngoài ra khả năng bảo mật cho người giao dịch cao hơn do không cần xác minh nhân dạng (KYC) để tiến hành giao dịch.
Các AMM nổi bật trên thị trường Crypto hiện nay như Uniswap, Pancakeswap, Bancor, Sushiswap…
Các AMM sẽ thiết kế dựa trên các hợp đồng thông minh (Smart contract) trên các Blockchain để người dùng cung cấp tài sản của họ vào các pool thanh khoản. Sau đó, người tham gia giao dịch sẽ có thể giao dịch các tài sản đó dựa trên hợp đồng thông minh.
So sánh giữa MM và AMM
Phí giao dịch
Các MM sẽ có mức phí giao dịch thấp hơn so với các AMM. Ví dụ: phí giao dịch trên Binance là 0,1% còn trên pancakeswap là 0,3%.
Ngoài ra khi giao dịch trên AMM thì khách hàng còn phải chịu các phí nữa như phí gas trên mạng lưới blockchain, phí trượt giá trong thời điểm biến động mạnh của thị trường tùy theo token.
Bảo mật danh tính
Khi tham gia giao dịch trên các sàn MM, người dùng đều phải tiến hành xác minh danh tính (KYC) dẫn đến bị kiểm soát thông tin.
Khi tham gia giao dịch trên các AMM, người dùng sẽ được bảo mật thông tin do không cần xác minh danh tính để thực hiện giao dịch.
Đa dạng cặp giao dịch
Đối với các sàn MM, coin/token được lên sàn cần được đạt một số tiêu chí nhất định nên thường là các dự án lớn, có vốn hóa ở mức cao trở lên.
Đối với các sàn AMM, người dùng có đa dạng các token để giao dịch, cả những token dự án rất nhỏ dẫn đến việc nắm giữ token các dự án tiềm năng dễ hơn cho người dùng.
Đa dạng hình thức giao dịch
Trên các sàn MM đã có nhiều hình thức giao dịch khác nhau như Spot, Margin hay Derivative (Phái sinh).
Trên các AMM hiện nay, các hình thức giao dịch như Margin hay phái sinh vẫn còn chưa phát triển và cần thời gian hoàn thiện.
Tổng kết
Qua bài viết trên, coinviet.net đã giới thiệu với anh em về Market Maker là gì ? và phân biệt sự khác nhau giữa Market Maker và Auto Market Maker.
Chúc anh em có những lựa chọn phù hợp và mang lại lợi nhuận cao.
Mọi thắc mắc xin vui lòng comment dưới bài viết để coinviet.net hỗ trợ và thảo luận.