Trending

Tổng quan về Orbit Chain

Orbit Chain là gì?

Orbit Chain là gì?

Orbit Chain là một trung tâm blockchain (chuỗi khối) cho đa tài sản, thông qua các giao tiếp liên chuỗi phi tập trung – IBC (Inter Blockchain Communication). Orbit Chain nắm vai trò lưu trữ, truyền, xác minh thông tin và tài sản trên các blockchain công khai khác nhau.  Trung tâm blockchain này hiện đang hỗ trợ hơn 11 mạng công cộng, gồm: Binance Smart Chain, Bitcoin, ICON, Terra, Huobi ECO Chain, Polygon, Ethereum, Ripple và Klaytn.

Đặc điểm nổi bật của Orbit Chain

Các đặc điểm nổi bật của dự án Orbit Chain

Khả năng tương thích

Các chuỗi khối thường truy cập không đầy đủ vào dữ liệu và tài sản trên các chuỗi khác. Điều đó là do các dữ liệu và tài sản trên chuỗi khối thường bị giới hạn trong chuỗi của riêng chúng. Vậy nên các vấn đề về bảo mật và xác mình thường xảy ra khi các blockchain xử lý dữ liệu và tài sản thông qua tiếp cận tập trung.

Điều đó đã được giải quyết bởi giao thức IBC phi tập trung hoạt động đầy đủ, an toàn và đáng tin cậy. Orbit Chain đã xây dựng giao thức này với tính năng quản lý trình xác thực nhờ khoanh vùng. Qua đó, các tài sản và dữ liệu của người dùng đều được xác minh và lưu trữ trên chuỗi khối. Tất cả các quy trình này đều minh bạch và được mở cho mọi người dùng.

Khả năng mở rộng

Các vấn đề về khả năng mở rộng, tốc độ, chi phí cao thường xảy ra với các blockchain PoW (Proof of Work). Những vấn đề này đã được giải quyết ở giao thức IBC. Orbit Chain đã hoạt động với sự đồng thuận BFT, thông qua việc xếp chồng các nhóm trình xác thực. Điều này đã đem đến cho IBC khả năng mở rộng cao hơn và độ tin cậy lớn hơn. Cụ thể, tất cả thông tin như: nội dung và dữ liệu từ các mạng công cộng sẽ được chuyển đến Orbit Chain một cách nhanh chóng. Đồng thời, Orbit Chain sẽ duy trì kết nối song song với Public Chain để nâng cao tốc độ giao dịch.

Dễ sử dụng

Hiện nay, các blockchain chỉ hỗ trợ một token gốc. Thêm vào đó, việc phát triển, thương mại hóa các dịch vụ Dapp trên nhiều chuỗi khối mang nhiều khó khăn và phức tạp.

Trong khi đó, chuỗi khối và tài sản của Orbit Chain lại cho phép các nhà phát triển Dapp kết nối với các mạng công cộng (Orbit SDK), tận dụng các API WebSocket hệ thống và REST sẵn có. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên và đồng thời giúp các nhà phát triển có thể tập trung vào các dịch vụ Dapp của họ. Từ đó, tạo ra các sản phẩm phần mềm, dịch vụ hiệu quả và chất lượng.

Những tính năng chính của Orbit Chain

Tính năng chính của Orbit Chain

Mạng lưới của Orbit Chain giải quyết các vấn đề mà các blockchain khác không làm được như: bất tiện, chức năng hạn chế, tiêu thụ nhiều năng lượng, cơ chế quản lý phức tạp, hệ thống phân quyền không hoàn chỉnh. Cụ thể:

  • Chuyển giao tài sản chuỗi khối an toàn, đáng tin cậy thông qua bằng chứng được ủy quyền và sự đồng thuận cổ phần.
  • Đảm bảo khả năng mở rộng giữa chuỗi khối.
  • Chuyển khoản, lưu trữ, xác minh thông tin và tài sản trên các chuỗi khối công khai thông qua giao thức IBC.
  • Cho phép các chuỗi khối bị cô lập kết nối với các chuỗi khối công khai của nhau.

Phương thức hoạt động của Orbit Chain

Phương thức hoạt động của Orbit Chain

Orbit chain triển khai cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT). Sự đồng thậu này đã cải thiện hiệu suất giao dịch, cho phép tạo khối nhanh và thông lượng giao dịch cao. Đồng thời mạng lưới cũng sử dụng giao thức cơ sở Ethereum với các Smart Contract (hợp đồng thông minh). Orbit Chain hoạt động như một chuỗi trung tâm, với vai trò thu thập thông tin, dữ liệu và tài sản đầy đủ từ các blockchain công khai khác nhau.

Lộ trình phát triển của Orbit Chain

Lộ trình phát triển của Orbit Chain

Lộ trình phát triển mà dự án Orbit Chain đã làm được là:

  • Quý 2 năm 2019: Giới thiệu chuỗi quỹ đạo, công nghệ và cấu trúc của chuỗi quỹ đạo, các đối tác trình xác thực chính và bắt đầu đặt cược. Đồng thời kết nối chính thức Mannet XRP.
  • Quý 3 năm 2019: Phát hành Lightpaper, ra mắt công cụ quản trị phi tập trung và Testnet thân thiện với nhà phát triển “Avocado”, kết nối Terra & Klaytn Mainnet
  • Quý 4 năm 2019: Phát hành báo cáo chính thức, ra mắt dịch vụ hoán đổi token phi tập trung sử dụng IBC.
  • Quý 1 năm 2020: Mainnet của Orbit Chain được ra mắt. Chính thức khởi chạy giao thức DEX với công nghệ hoán đổi tức thì. Kết nối thêm một Mainnet khác.
  • Quý 2 năm 2020: Phát triển và cài đặt giao thức bổ sung cho DeFi. Thêm vào đó, một số dự án phát phát triển Dapp được đảm bảo.

Coinviet sẽ tiếp tục bổ sung thêm những lộ trình phát triển của dự án Orbit Chain khi có thông tin mới nhất từ nhà phát triển của dự án.

Đội ngũ phát triển của Orbit Chain

Nhóm phát triển của dự án Orbit Chain là một công ty dẫn đầu sự phát triển chuỗi khối tại Hàn Quốc. Họ là những người làm việc không ngừng nghỉ để tạo nên sự thống nhất trong thế giới chuỗi khối phân mảnh và không kết nối. Đội ngũ này hoạt động với khẩu hiệu “Connecting the Unconnected”.

Nhà đầu tư và đối tác của Orbit Chain

Dự án Orbit Chain nhận được sự đầu tư của rất nhiều quỹ, công ty, tổ chức như: GroundX, Icon, GBV, DSRV…

Ngoài ra, dự án còn hợp tác với một số công ty như: Celo, Terra, Marker, Stacks…

Một số đối tác và nhà đầu tư của dự án Orbit Chain

Tổng quan về token ORC

ORC là gì?

ORC là token gốc của dự án Orbit Chain, thuộc hệ sinh thái ETH. Token này được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20. Token ORC được dùng làm chi phí cho việc sử dụng tài nguyên, phí chuyển tiền, phương pháp đặt cọc (tham gia vào quá trình sản xuất và xác nhận khối), thực hiện quyền biểu quyết trong Ban quản trị.

Thông tin cơ bản của token ORC

  • Mã: ORC.​
  • Blockchain: Ethereum.​
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20.​
  • Tổng nguồn cung: 982.474.647 ORC.​
  • Tổng lượng lưu hành: 572.402.164 ORC.​

Phân bổ token ORC

Hiện chưa có thông tin về lượng phân bổ đến từng đơn vị của token ORC. Thông tin này sẽ được Coinviet bổ sung khi có thông báo mới nhất đến từ nhà phát hành.

Mua token ORC ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể mua token ORC thông qua 5 sàn giao dịch sau: Gate.io, Bithumb, Coinone, Kucoin, Indodax.

Ví lưu trữ token ORC

Vì token ORC được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC20 nên bạn hoàn toàn có thể lưu trữ chúng trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn như: Mycrypto, Myetherwallet, MetaMask, Trezor, Ledger Nano S, Trust Wallet, Atomic Wallet, ImToken…

Có nên đầu tư vào token ORC không?

Giá trị của một token phụ thuộc rất lớn vào dự án mà nó làm token gốc. Vậy nên để quyết định có nên đầu tư vào token ORC hay không thì chúng ta cần hiểu rõ về dự án Orbit Chain. Có thể thấy, với những đặc điểm nổi bật như trên thì dự án này có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, bất kì một dự án tiền mã hóa nào cũng có những tỷ lệ rủi ro nhất định. Thế nên, các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng về dự án, cũng như nghiên cứu chu trình giá và diễn biến thị trường trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ một loại token nào.

Tổng kết

Vậy là bài viết đã giải đáp câu hỏi “Orbit Chain là gì?” cho các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về dự án. Đồng thời bài viết cũng đã cung cấp các thông tin cần biết về dự án này như: đặc điểm nổi bật, tính năng chính, lộ trình phát triển, token ORC, phân bổ token, mua token ORC ở đâu… Mong rằng bài viết đã giúp ích phần nào đó cho bạn trên con đường tìm được dự án như ý để đầu tư. Chúc bạn thành công với dự án đã chọn của mình.

bài viết liên quan