Trending

Crypto hay tiền ảo, tiền mã hóa, tiền điện tử đã trở thành một chủ đề cực hot trên toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ của nó (Crypto là gì?). Nhiều nhà đầu tư đã giàu lên một cách nhanh chóng nhờ vào việc đầu tư Bitcoin hay các loại tiền điện tử khác. Hầu hết các giao dịch thanh toán đều được thực hiện trên các sàn giao dịch tập trung (CEX) hoặc phi tập trung (DEX), điều này cũng đã biến một số chủ sàn trở thành các tỷ phú tiền điện tử nổi tiếng trên thế giới như CZ, SBF,.. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về sàn giao dịch crypto, và làm thế nào để chọn được sàn giao dịch phù hợp với bản thân cũng như mục đích đầu tư.

Sàn giao dịch Crypto

Sàn giao dịch Crypto là gì

Đầu tiên nói về lịch sử giao dịch của đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới Bitcoin, thì sau khi ra đời vào năm 2009 nhiều người nói rằng các giao dịch đầu tiên trên thế giới liên quan đến tiền điện tử được thực hiện bởi một lập trình viên tên Laszlo Hanyecz Hanyecz khi ông bỏ ra đến 10.000 BTC để mua 2 chiếc pizza. Hiện tại thì 2 chiếc pizza này đang có giá hơn 40 triệu đô.

Kể từ đó Bitcoin đã bắt đầu có sự thu hút đối với công chúng và dẫn đến sự ra đời của các sàn giao dịch tiền điện tử đầu tiên như Mt.Gox tại Tokyo cho phép các nhà đầu tư thực hiện đầu tư BTC vào tháng 7/2020 với giá 0,07$/1 BTC và như người ta vẫn hay nói “phần còn lại là lịch sử”.

Vậy nói một cách dễ hiểu thì sàn giao dịch Crypto là thị trường kỹ thuật số có thể giúp người dùng thực hiện các giao dịch mua bán tiền điện tử một cách dễ dàng, hoặc thậm chí có thể chuyển đổi từ các đồng crypto sang tiền mặt và ngược lại. Một số sàn giao dịch Crypto còn có thể chuyển đổi tương đương giữa các đồng coin hoặc token, ví dụ như lượng BTC trị giá 1000$ có thể đổi sang lượng ETH trị giá 1000$ chỉ với một ít chi phí giao dịch.

Trên thực tế thì hầu hết các sàn sẽ đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán trên thị trường, và tùy vào phương pháp cũng như mục đích giao dịch mà ta có thể chia các sàn giao Crypto thành 2 loại chính mà có lẽ nhiều anh em đã biết hoặc nghe qua, đó là sàn CEX và sàn DEX.

Phân loại các sàn giao dịch Crypto

Theo số liệu trên CoinGecko thì hiện nay trên thế giới đang có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sàn giao dịch Crypto lớn nhỏ khác nhau với khối lượng giao dịch trải dài từ vài trăm ngàn đô đến vài trăm triệu đô thậm chí hàng chục tỉ đô. Như vậy đủ để thấy được sự phát triển mạnh mẽ của các sàn trong khoảng thời gian vừa qua. 

Cơ bản thì các sàn giao dịch Crypto sẽ được chia thành 2 loại chính:

  • Centralized Exchange (CEX) hay còn gọi là sàn tập trung (Binance, Houbi,..)
  • Decentralized Exchange (DEX) hay còn gọi là sàn phi tập trung (Uniswap, Sushiswap,…)

Có thể nói việc lựa chọn một sàn giao dịch uy tín để tin tưởng và sử dụng là một việc hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tiền điện tử khi mà thị trường này vẫn còn là một thị trường nhạy cảm, dễ bị biến đông mạnh cũng như là miếng mồi béo bổ đối với các hacker. 

Khái niệm về DEX và CEX

CEX – Centralized Exchange

Đặc điểm

Sàn giao dịch tập trung – Centralized Exchange hay còn gọi ngắn gọn là CEX, là loại sàn giao dịch Crypto phổ biến nhất hiện nay với khối lượng giao dịch hằng ngày lên đến hàng chục tỉ đô, nó tương tự như các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống. Người mua và người bán sẽ tìm đến nhau và các CEX sẽ đóng vai trò quản lí trung gian. Lúc này sàn sẽ đứng ra làm trung gian và cầu nối để trao đổi các đồng coin hoặc token.

Điều này đồng nghĩa với việc tiền bạn đưa lên sàn sẽ do sàn quản lí và kiểm soát. Chính việc này cũng đã dẫn đến rủi ro rằng sàn có thể bị tấn công và người dùng có thể bị thất thoát tài sản bất cứ lúc nào nhưng cũng vì các CEX đều được kiểm soát và hoạt động bởi các tập đoàn và công ty lớn nên nó cũng tạo nhiều niềm tin đối với người dùng. Thống kê cho thấy trên 90% tổng số các giao dịch tiền điện tử đều thông qua các CEX (Binance, Coinbase,….).

Bên cạnh đó thì để có thể thực hiện các giao dịch trên các CEX, người dùng sẽ phải tạo tại khoản có ID và password cũng như thực hiện KYC để xác minh danh tính kỹ càng đề phòng các trường hợp xảy ra lừa đảo.

Ưu điểm

Nhìn chung lại thì CEX có rất nhiều ưu điểm có thể kể đến như dễ sử dụng, giao diện và trải nghiệm người dùng tuyệt vời có thể giúp các nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường dễ làm quen và sử dụng. Bên cạnh đó thì các CEX còn có khối lượng giao dịch trong ngày rất cao, lên đến hàng chục tỉ đô như mình đã nói ở trên. Điều này tạo ra tính thanh khoản cao đi kèm với tốc độ xử lí giao dịch nhanh có thể tạo ra những trải nghiệm tốt đối với người dùng.

Bên cạnh đó thì việc đa dạng trong hình thức giao dịch như các lệnh limit order hay market order,.. hay đa dạng trong các hoạt động hỗ trợ cả người dùng và phía làm dự án như IEO, Staking,.. hoặc dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng là những ưu điểm rất lớn và chính bản thân mình cũng đánh giá rất cao của các CEX.

Nhược điểm

Nhược điểm đầu tiên có thể kể đến đối với các CEX đó là tính “Centralized” hay tính tập trung, điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải đặt trọn niềm tin và phụ thuộc vào bên thứ 3 là các sàn sẽ quản lí tài sản của mình. Điều này cũng dẫn đến một hệ lụy khác đó là các CEX sẽ trở thành miếng mồi béo bở đối với các hacker nên sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công khi mà sàn quản lí 100% tài sản người dùng như những vụ tấn công xảy ra với hitBTC, Coincheck,..

Bên cạnh đó thì không phải ai cũng thoải mái khi cung cấp thông tin cá nhân để thực hiện KYC, vì vậy điều này cũng có thể là cản trở đối với một số người.

Một số CEX phổ biến

Như mình đã nói ở trên thì CEX là loại sàn giao dịch Crypto phổ biến nhất hiện nay, không khó để các anh có thể kể đến vài cái tên sáng giá như Binance với vốn hóa được định giá lên đến hơn 300 tỉ đô, đồng thời cũng đã biến Changpeng Zhao (CZ) trở thành người giàu nhất lĩnh vực tiền mã hóa trong năm 2021 vừa qua. Hoặc FTX của Sam Bankman Fried,… 

DEX – Decentralized Exchange

Đặc điểm

Sàn giao dịch phi tập trung – Decentralized Exchange hay còn gọi ngắn gọn là DEX, là loại sàn giao dịch Crypto được xây dựng và hoạt động một cách phi tập trung trên các nền tảng Blockchain. Đây được xem như là sàn giao dịch nhằm mục đích duy trì triết lí thuần túy của ngành công nghiệp tiền điện tử, DEX sẽ cho phép các giao dịch mua bán được diễn ra trên mạng lưới Blockchain mà không cần thông qua bất ký một bên trung gian thứ 3 nào như CEX. 

Nói một cách khác thì DEX tạo điều kiện để người bán và người mua giao dịch trực tiếp với nhau một cách ngang hàng (P2P). Đơn giản thì DEX sẽ chỉ như là một nền tảng dịch vụ giúp kết nối giữa người mua và người bán thông qua các ví điện tử (metamask, trust wallet,…), việc cần làm chỉ là kết nối ví vào sàn và thực hiện giao dịch. Nhờ đó mà DEX đang dần được xem như một giải pháp thay thế cho CEX và nhận được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.

Ưu điểm

Như mình đã nói ở trên thì ưu điểm lớn nhất có thể nói đến của một DEX là tính phi tập trung, không phụ thuộc vào một bên trung gian thứ 3, chỉ cần liên kết ví điện tử của người dùng với sàn thì người dùng có quyền kiểm soát 100% tài sản của mình, điều này đồng nghĩa với việc nếu sàn bị tấn công thì người dùng cũng sẽ không phải chịu rủi ro về thiệt hại tài sản. Việc thực hiện các giao dịch một cách ẩn danh không cần KYC với độ bảo mật giao dịch cao cũng là một ưu điểm lớn đối với người dùng khi sử dụng DEX, khi họ chỉ biết mình đang giao dịch với một địa chỉ ví khác chứ không rõ là ai.

DEX còn được coi như là một mảnh ghép không thiếu trong một hệ sinh thái DeFi.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của các DEX hiện giờ chính là vấn đề khối lượng giao dịch nhỏ, tính thanh khoản thấp. Bởi vì DEX vẫn còn mới và đang trên con đường hoàn thiện từng ngày nên không phải lúc nào nó cũng sẽ thu hút lượng lớn người dùng để cung cấp thanh khoản giống như CEX, để sử dụng được DEX sẽ đòi hỏi người dùng phải có những kiến thức và thao tác cơ bản liên quan đến việc sử dụng các ví điện tử,…nên sẽ khá kén người dùng. Bên cạnh đó tốc độ xử lí các giao dịch đôi khi rất thấp do tình trạng nghẽn mạng lưới Blockchain xảy ra cũng tạo ra nhiều trải nghiệm không tốt khi sử dụng.

Một số DEX phổ biến

Có thể nói 2021 là một năm thực sự bùng nổ đối với DeFi, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các sàn DEX tiêu biểu có thể kể đến vài cái tên nổi bật như Uniswap, Sushiswap, Pancakeswap,… Với dự phóng về sự phát triển mạnh mẽ của DeFi nói riêng và các mạng lưới Blockchain nói chung trong tương lai, mình tin rằng dù hiện tại các DEX vẫn còn khá sơ khai và chưa thu hút được quá nhiều người dùng nhưng tương lai sẽ phát triển cực kì mạnh mẽ. 

Lựa chọn sàn giao dịch Crypto uy tín, phù hợp

Như mình đã nói ở trên thì hiện tại có đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn các sàn giao dịch Crypto khác nhau. Mỗi sàn lại có một đặc điểm cũng như luật chơi khác nhau, chính vì vậy anh em khi tham gia đầu tư Crypto cần xác định được cho mình đâu là sàn giao dịch phù hợp với bản thân và phong cách đầu tư của mình. Tyrone Ross – cố vấn tài chính kiêm giám đốc điều hành của Onramp Invest đã từng nói rằng sẽ không có một sàn giao dịch nào là tốt nhất cho mọi người dùng, hãy tìm một sàn giao dịch phù hợp với mục tiêu của bạn. 

Sau đây mình cũng xin chia sẻ những tiêu chí mà mình nghĩ là hợp lý khi lựa chọn một sàn giao dịch tiền điện tử.

Sự uy tín

Mình muốn nói đến sự uy tín mà sàn có thể có được thông qua việc giải quyết các khiếu nại, lỗi giao dịch sảy cho người dùng,.. Nếu sàn có những đánh giá không tốt về trải nghiệm khi sử dụng đến từ nhiều người dùng hoặc không bảo vệ quyền lợi người dùng thì mình nghĩ nên loại khỏi danh sách cân nhắc.

Đối với những nhà đầu tư mới hoặc thậm chí là những nhà đầu tư đã từng tham gia vào thị trường Crypto một thời gian thì mình vẫn khuyên thật lòng nên chọn các sàn lớn và có uy tín trong cộng đồng Crypto như Binance hay Uniswap,..

Tính an toàn và bảo mật

Crypto vốn không được hỗ trợ bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào và việc bạn giữ tài sàn Crypto của mình trên các CEX cũng sẽ không giống như việc bạn để tiền trong ngân hàng hay tương tự vậy. Như mình đã nói khi thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, CEX trở thành miếng mồi béo bở cho các hacker và do đó nếu một CEX không có hoặc có mà không rõ ràng về các chính sách bảo hiểm hay bảo vệ cho tài sản mà người dùng nắm giữ trên sàn khỏi các vụ tấn công hay lỗi thì mình cũng sẽ khuyến khích không ưu tiên lựa chọn. 

Cho dù bạn có kế hoạch giữ tài sản của mình trong ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn thì tính bảo mật và an toàn của sàn cũng phải được đưa lên là ưu tiên hàng đầu.

Tính thanh khoản

Không chỉ riêng Crypto mà tính thanh khoản là điều mà một nhà đầu tư phải quan tâm khi bắt đầu xuống tiền ở bất kì một thị trường tài chính nào. Tính thanh khoản (Liquidity) trong thị trường tiền điện tử và cụ thể là trên các sàn giao dịch sẽ thường được thể hiện qua khối lượng giao dịch trong ngày. Khối lượng giao dịch càng lớn đồng nghĩa với việc tính thanh khoản của một cặp coin/ token mà sàn đó cung cấp sẽ càng cao, điều này giúp nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng mà không phải chịu tác động giá quá nhiều. 

Có nhiều cách để đánh giá thanh khoản của các sàn giao dịch hiện nay, nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểm tra các chỉ số trên CoinGecko hay CoinMarketCap,….

Mục đích và trải nghiệm 

Mặc dù phổ biến rộng rãi hơn, nhưng không phải lúc nào CEX cũng có tính thanh khoản cao hơn DEX, có một vài loại tài sản Crypto sẽ có thanh khoản khá cao ở một số DEX đặc trưng. Chính vì vậy, điều mình muốn nói ở đây là anh em nên hiểu rõ mình đang muốn đầu tư vào cái gì, dự án nào, để có thể lựa chọn cho mình sàn giao dịch phù hợp nhất.

Bên cạnh đó thì trải nghiệm sử dụng, giao diện thân thiện với người mới cũng là một vũ khí quan trọng giúp các sàn giữ chân nhà đầu tư cũ và thu hút các nhà đầu tư mới. Nên mình cũng muốn khuyên anh em nên chọn những sàn cho người dùng những trải nghiệm thật sự tốt khi đầu tư.

Một số sàn giao dịch phổ biến

Có lẽ nhiều anh em ở đây cũng đã không xa lạ với một vài cái tên khá nổi bật trên thị trường hiện nay như Binance, Houbi, Coinbase, Uniswap, Sushiswap,… Đây đều là các sàn giao dịch Crypto thuộc top-tier trong thị trường, một số CEX thậm chí còn được coi là chuẩn mực cần phải hướng đến của một dự án tốt vì chỉ cần token dự án được list trên đó thì đều được đa số nhà đầu tư coi là một dự án uy tín và đáng để đầu tư như Binance, Coinbase. Chính vì vậy theo quan điểm của mình, mình vẫn đánh giá rất cao các sàn trên không chỉ bởi sự uy tín, danh tiếng mà còn là những trải nghiệm tốt mà mình đã từng sử dụng.

Tổng kết

Trên đây là một chút kiến thức và kinh nghiệm của mình muốn chia sẻ với anh em dù mới dù cũ. Theo quan điểm của mình thì việc lựa chọn sàn giao dịch nó cũng sẽ quan trọng như cách mà mình lựa chọn dự án để đầu tư vậy, bởi vì khi anh em xuống tiền đầu tư vào một thị trường còn mới, đầy hoang dã và biến động như Crypto thay vì một thị trường tài chính ổn định hơn như chứng khoán hay vàng bạc,.. sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Một lần cuối, anh em hãy tự làm những nghiên cứu dành cho bản thân khi mà anh em bắt đầu đối mặt chiến đầu với thị trường này.

bài viết liên quan